Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 - bài thi: Khoa học xã hội; môn: Địa Lí

pdf 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 - bài thi: Khoa học xã hội; môn: Địa Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 - bài thi: Khoa học xã hội; môn: Địa Lí
 1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ĐỀ MINH HỌA 
(Đề thi có 05 trang) 
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề 
Câu 1. Nước Việt Nam nằm ở 
A. bán đảo Trung Ấn, khu vực cận nhiệt đới. 
B. rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. 
C. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. 
D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới. 
Câu 2. Lãnh thổ Việt Nam là khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm 
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời. 
B. vùng đất, vùng biển, vùng núi. 
C. vùng đất, hải đảo, thềm lục địa. 
D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời. 
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây chứng tỏ Việt Nam là đất nước nhiều đồi núi? 
A. Cấu trúc địa hình khá đa dạng. 
B. Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. 
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. 
D. Địa hình núi cao chiếm 1% diện tích lãnh thổ. 
Câu 4. Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta là 
A. trình độ đô thị hoá thấp. 
B. tỉ lệ dân thành thị giảm. 
C. phân bố đô thị đều giữa các vùng. 
D. quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh. 
Câu 5. Vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta là 
A. Đồng bằng sông Hồng. 
B. Bắc Trung Bộ. 
C. Đồng bằng sông Cửu Long. 
D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
Câu 6. Vùng nào sau đây có nghề nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh nhất ở nước ta? 
A. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. 
C. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. 
D. Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. 
Câu 7. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? 
A. Năng lượng. 
C. Dệt - may. 
B. Chế biến lương thực, thực phẩm. 
D. Luyện kim. 
Câu 8. Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là 
A. chè. B. hồ tiêu. C. cà phê. D. cao su. 
Câu 9. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? 
A. Đất phù sa ngọt. 
C. Đất mặn. 
B. Đất phèn. 
D. Đất xám. 
Câu 10. Điều kiện nào sau đây của vùng biển nước ta thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển? 
A. Nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông. 
B. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt. 
C. Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có. 
D. Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp. 
 2 
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết trong số 7 tỉnh biên giới trên đất liền 
giáp với Trung Quốc, không có tỉnh nào sau đây? 
A. Lạng Sơn. B. Tuyên Quang. C. Cao Bằng. D. Hà Giang. 
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt 
ở nước ta? 
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. 
C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. 
B. Hà Nội, Cần Thơ. 
D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. 
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào dưới đây 
không thuộc Bắc Trung Bộ? 
A. Vũng Áng. B. Nghi Sơn. C. Hòn La. D. Chu Lai. 
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng của Trung du 
và miền núi Bắc Bộ là 
A. Hạ Long, Thái Nguyên. 
B. Hạ Long, Điện Biên Phủ. 
C. Hạ Long, Lạng Sơn. 
D. Thái Nguyên, Việt Trì. 
Câu 15. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc, nên 
A. khí hậu có bốn mùa rõ rệt. 
B. có nền nhiệt độ cao. 
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 
D. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá. 
Câu 16. Lãnh hải là 
A. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. 
B. vùng biển rộng 200 hải lí. 
C. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế. 
D. vùng có độ sâu khoảng 200m. 
Câu 17. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng 
A. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực công nghiệp - xây dựng. 
B. giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. 
C. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực ngoài Nhà nước. 
D. tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 
Câu 18. Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là 
A. địa hình đa dạng. 
B. đất feralit. 
C. khí hậu nhiệt đới ẩm. 
D. nguồn nước phong phú. 
Câu 19. Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu do 
A. mở rộng diện tích canh tác. 
B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh. 
C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ. 
D. đẩy mạnh thâm canh. 
Câu 20. Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về 
A. nhiệt điện, điện gió. 
B. thuỷ điện, điện gió. 
C. nhiệt điện, thuỷ điện. 
D. thuỷ điện, điện nguyên tử. 
Câu 21. Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là 
 A. lao động. B. thuỷ lợi. C. giống cây trồng. D. bảo vệ rừng. 
 3 
Câu 22. Vùng kinh tế trọng điểm không phải là vùng 
A. bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố. 
B. hội tụ đầy đủ các thế mạnh. 
C. có tỉ trọng lớn trong GDP cả nước. 
D. cố định về ranh giới theo thời gian. 
Câu 23. Cho bảng số liệu: 
DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 
 (Đơn vị: Nghìn người) 
Năm 2000 2005 2009 2014 
Tổng số 77 631 82 392 86 025 90 729 
Thành thị 18 725 22 332 25 585 30 035 
Nông thôn 58 906 60 060 60 440 60 694 
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) 
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? 
A. Dân thành thị tăng ít hơn dân nông thôn. 
B. Dân thành thị và dân nông thôn đều tăng. 
C. Dân thành thị tăng nhanh hơn dân nông thôn. 
D. Dân thành thị ít hơn dân nông thôn. 
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây 
có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng? 
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ. 
B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà. 
 C. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu. 
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ. 
Câu 25. Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng 
của khối khí 
A. cận chí tuyến bán cầu Bắc. 
B. Bắc Ấn Độ Dương. 
C. cận chí tuyến bán cầu Nam. 
D. lạnh phương Bắc. 
Câu 26. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là 
A. đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. 
B. có địa hình cao nhất nước ta. 
C. có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc - đông nam. 
D. gồm các dãy núi liền kề với các cao nguyên. 
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động của nước ta? 
A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. 
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. 
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. 
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo. 
Câu 28. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là 
A. công nghiệp chế biến chưa phát triển. B. giống cây trồng còn hạn chế. 
C. thị trường có nhiều biến động. D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất. 
Câu 29. Chăn nuôi gia cầm ở nước ta tăng mạnh, chủ yếu là do 
A. cơ sở thức ăn được đảm bảo. 
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 
C. nhiều giống cho năng suất cao. 
D. nguồn lao động dồi dào. 
 4 
Câu 30. Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành 
A. có thế mạnh lâu dài. 
B. đem lại hiệu quả kinh tế cao. 
C. tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác. 
D. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. 
Câu 31. Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do 
A. trồng lúa nước cần nhiều lao động. 
B. vùng mới được khai thác gần đây. 
C. có nhiều trung tâm công nghiệp. 
D. có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú. 
Câu 32. Đất ở các đồng bằng Bắc Trung Bộ thuận lợi cho phát triển 
A. cây lúa nước. B. cây công nghiệp lâu năm. 
C. cây công nghiệp hàng năm. D. các loại cây rau đậu. 
Câu 33. Hoạt động khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do 
A. biển có nhiều bãi tôm, bãi cá. B. hệ thống sông ngòi dày đặc. 
C. ít thiên tai xảy ra. D. lao động có trình độ cao. 
Câu 34. Cho biểu đồ: 
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? 
A. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. 
B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. 
C. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. 
D. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. 
Câu 35. Cho biểu đồ: 
 5 
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu 
hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014? 
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm. 
B. Tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác luôn nhỏ nhất. 
C. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng. 
D. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản luôn lớn nhất. 
Câu 36. Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM 
Vùng 
Diện tích (nghìn ha) Sản lượng lúa (nghìn tấn) 
2005 2014 2005 2014 
Đồng bằng sông Hồng 1 186,1 1 122,7 6 398,4 7 175,2 
Đồng bằng sông Cửu Long 3 826,3 4 249,5 19 298,5 25 475,0 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) 
Theo bảng trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả 
năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2005 và năm 2014? 
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng. 
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. 
C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng. 
D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng. 
Câu 37. Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển chủ yếu dựa vào 
A. vị trí nằm gần các trung tâm công nghiệp. 
C. mạng lưới giao thông thuận lợi. 
B. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. 
D. cơ sở vật chất - kĩ thuật được nâng cấp. 
Câu 38. Thế mạnh đặc biệt trong việc phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ở 
Trung du và miền núi Bắc Bộ là do 
A. đất feralit trên đá phiến, đá vôi chiếm diện tích lớn. 
B. nguồn nước tưới đảm bảo quanh năm. 
C. có nhiều giống cây trồng cận nhiệt và ôn đới. 
D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. 
Câu 39. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở Đồng bằng sông Hồng? 
A. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn. 
B. Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. 
C. Do nhu cầu của công nghiệp chế biến lương thực. 
D. Để có đủ thức ăn cho chăn nuôi lợn và gia cầm. 
Câu 40. Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY 
(Đơn vị: nghìn ha) 
Năm 2005 2014 
Tổng số 13 287,0 14 809,4 
Cây lương thực 8 383,4 8 996,2 
Cây công nghiệp 2 495,1 2 843,5 
Cây khác 2 408,5 2 969,7 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016) 
Để thể hiện quy mô diện tích các loại cây trồng và cơ cấu của nó qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ 
nào sau đây thích hợp nhất? 
A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ đường. 
--------------HẾT------------- 
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 
2009 đến năm 2016. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf7_De MH_Dia_K17.pdf