Kỳ thi olimpic Hùng Vương năm 2012 môn thi: Vật lý - Lớp 11 thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề

pdf 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1255Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi olimpic Hùng Vương năm 2012 môn thi: Vật lý - Lớp 11 thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi olimpic Hùng Vương năm 2012 môn thi: Vật lý - Lớp 11 thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề
 1
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG 
LẦN THỨ VIII - CAO BẰNG 
KỲ THI OLIMPIC HÙNG VƯƠNG NĂM 2012 
MÔN THI: VẬT LÝ - LỚP 11 
Thời gian: 150' không kể thời gian giao đề 
 (Đề thi gồm 05 câu in trong 02 trang) 
Câu 1 (4 điểm) 
 Một xe trượt có khối lượng m = 100kg và có chiều dài L = 1m đang trượt 
trên một mặt hoàn toàn nhẵn với vận tốc vo = 20 m/s thì bất ngờ đến một chặng 
đường nhám có hệ số ma sát bằng μ = 0,1. Mô tả chuyển động của xe trượt và tìm 
thời gian xe trượt thêm trước khi dừng hẳn biết rằng lúc xe dừng lại thì nó còn nằm 
lại một phần chiều dài trên đoạn đường trơn ban đầu. 
Câu 2 (4 điểm) 
 Cho mạch điện như (hình 1): Trong đó 
E1 = 4V, E2 = 1V, R1 = 10Ω , R2 = 20Ω , 
R3 = 30Ω . Điện trở trong của các nguồn 
không đáng kể. Hãy tính điện lượng 
QΔ chuyển qua điện trở R4 khi mở khoá K 
nếu C = 1 Fμ . 
(Hình 1) 
Câu 3 (4 điểm) 
Hai thấu kính hội tụ L1 và L2 đặt đồng trục cách nhau một đoạn O1O2 = 
44cm. Vật sáng AB đặt trước thấu kính L1 (phía không 
có L2) ta được ảnh thật A’B’ nằm sau L2 lớn gấp 5 lần 
vật và AA’ = 184cm (hình vẽ 2). Đặt thêm thấu kính 
L3 đồng trục với hai thấu kính trên: 
- Nếu đặt L3 xen giữa L1 và L2 và O2O3 = 24 cm 
thì ảnh A’B’ không đổi. 
- Nếu đặt L3 sau L2 và O2O3 = 28 cm thì ảnh 
cuối cùng qua hệ có vị trí trùng AB và cao bằng ảnh 
trước. 
Tính tiêu cự f1, f2, f3 của các thấu kính L1, L2, L3. 
Câu 4 (4 điểm) 
 Trong hình vẽ ( hình 3) mn và xy là hai 
bản kim loại đặt vuông góc với mặt phẳng hình 
vẽ và song song với nhau, chiều dài các bản rất 
lớn. Trong khoảng giữa hai bản có từ trường đều 
B = 0,8T vuông góc với mặt phẳng hình vẽ và (Hình 3) 
hướng vào trong. Thanh kim loại nhẹ ab có 
R1 
R2 
C 
 a 
b 
m n 
x y 
v 
 B
 B 
(Hình 2) 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 2
chiều dài L = 0,2m, điện trở R0 = 0,1Ω luôn luôn tiếp xúc với hai bản kim loại và 
có thể chuyển động không ma sát trong mặt phẳng hình vẽ. R1 và R2 là hai điện trở 
có giá trị R1 = R2 = 3,9 Ω. 
 a) Khi ab chuyển động sang bên phải với vận tốc đều v = 2m/s thì ngoại lực 
tác dụng lên nó có chiều nào, độ lớn bao nhiêu? 
 b) Nếu trong lúc chuyển động thanh ab đột nhiên dừng lại thì ngay lúc đó 
lực từ tác dụng vào ab có chiều nào, độ lớn bao nhiêu? 
Câu 5 (4 điểm) 
 a. Một vật có khối lượng m, đặt trên 
thước, ở cách đầu phải của thước một đoạn bằng 
x. Thước nằm cân bằng khi điểm tựa O cách đầu 
phải một đoạn bằng y (hình 4). Sự phụ thuộc của 
y vào x khi vật m đặt ở các vị trí khác nhau được 
thể hiện trong bảng sau: 
x(mm) 15 30 50 70 90 105 
y(mm) 90 97 106 115 124 131 
 Dựa vào bảng số liệu trên để xác định chiều dài của thước. Cho khối lượng 
của thước là M và M > m. 
 b. Cho một cuộn dây đồng có đường kính khoảng từ 0,1mm đến 0,2mm; một 
cái thước thẳng bằng gỗ, tiết diện đều, có độ chia nhỏ nhất là 1mm; một vôn kế có 
điện trở rất lớn, một ampe kế có điện trở rất nhỏ, một biến trở; nguồn điện và dây 
nối. Hãy nêu một phương án làm thí nghiệm để có thể xác định điện trở suất của 
đồng. 
..........................HẾT......................... 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì. 
Họ và tên thí sinh....................................................Số báo danh................................ 
Δ x 
y 
O 
(Hình 4) 
m

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe Vat li 11.pdf