Đề kiểm tra học kì I năm 2014 – 2015 môn: Vật lí 11 thời gian: 45 phút

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I năm 2014 – 2015 môn: Vật lí 11 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I năm 2014 – 2015 môn: Vật lí 11 thời gian: 45 phút
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS – THPT MỸ VIỆT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÍ 11	THỜI GIAN: 45 PHÚT
──────────────────────
GIÁO KHOA (4đ)
Câu 1: (1đ) Khái niệm điện trường, tính chất cơ bản của điện trường.
Câu 2: (1đ) Bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
Câu 3: (1đ) Định nghĩa cường độ dòng điện.
Câu 4: (1đ) Đặc điểm công của lực điện.
BÀI TẬP (6đ)
Bài 1: (2đ) Điện tích Q1 = 12.10-8 C đặt tại A và Q2 = 16.10-8 đặt tại B trong không khí với AB = 6cm. Xác định cường độ điện trường tại C có AC = 10cm và BC = 16cm.
B
Đ1
Đ2
A
R
Bài 2: (2đ) Hai đèn Đ1(120V-60W) và Đ2(120V-45W) và một biến trở được mắc như hình vẽ. Cho UAB = 240V. Tìm giá trị của biến trở để cả 2 đèn đều sáng bình thường.
A
R2
C
R1
ε2
ε1
A
B
Bài 3: (2đ) Mạch điện gồm ε1 = 40V và ε2 = 8V; R1 = 5Ω, R2 = 10Ω và r1 = r2 = 0,5Ω. Ampe kế lí tưởng (RA = 0). 
Tìm số chỉ ampe kế (1đ)
Tìm UCA , UAB (1đ)
TRƯỜNG THCS – THPT MỸ VIỆT
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: VẬT LÍ 11 THỜI GIAN: 45 PHÚT
GIÁO KHOA
Câu 1: Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích (0,5đ)
Tính chất cơ bản là tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó (0,5đ)
Câu 2: Dòng điện trong chất điện phân là dòng ion dương (0,25đ) và ion âm (0,25đ) chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau (0,5đ)
Câu 3: Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số (0,25đ)của điện lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t (0,25đ) và khoảng thời gian đó (0,25đ)
	I=∆q∆t	(0,25đ)
Câu 4: Công của lực điện không phụ thuộc hình dạng đường đi (0,5đ) mà chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường (0,5đ)
BÀI TẬP
+
+
A
B
C
E2
E1
Q1
Q2
Bài 1:
	(0,25đ)
E1 do Q1 gây ra tại C, E1 AC
	 E1=k.Q1AC2 (0,25đ)= 9.109.12.10-80,12=108000 (V/m) (0,25đ)
E2 do Q2 gây ra tại C, E2 BC
E2=k.Q2BC2 (0,25đ)= 9.109.16.10-80,162=56250 (V/m) (0,25đ)
Áp dụng nguyên lí chồng chất điện trường
EC = E1 + E2 do E1 E2 (0,25đ)
 => EC = E1 + E2 = 108000 + 56250 = 164250 (V/m) (0,25đ)
Vậy EC có gốc tại C, cùng chiều với vectơ BA và có độ lớn 164250 V/m (0,25đ)
Bài 2: Do hai đèn sáng bình thường, ta có: (0,25đ)
Iđ1=I1đm=Pđ1Uđ1=60120=0,5 A (0,25đ)
Iđ2=I2đm=Pđ2Uđ2=45120=0,375 A (0,25đ)
IR = Iđ1 + Iđ2 = 0,5 + 0,375 = 0,875 A (0,25đ)
Do đèn sáng bình thường nên Uđ1 = U1đm = 120V (0,25đ)
UR = UAB – Uđ1 = 240 – 120 = 120V (0,25đ)
I=URIR=1200,875=137,14 Ω (0,5đ)
Bài 3: 
RN = R1 + R2 = 5 + 10 = 15Ω (0,25đ)
Do ε1 > ε2 nên ε1 là nguồn điện, ε2 là máy thu điện (0,25đ)
Áp dụng định luật Ôm cho mạch kín ta có:
IA=ε1-ε2RN+r1+r2=40-815+0,5+0,5=2A (0,5đ)
Số chỉ ampe kế là 2A.
UCA = -UAC = - (ε1 – r1.I) = - (40 – 0,5.2) = -39 V (0,5đ)
Áp dụng định luật Ôm cho các loại đoạn mạch
I=UAB-ε2R1+r2↔2=UAB-85+0,5→UAB=19V (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐv KTra HKI L■ 11.docx