Kỳ thi học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn thi: Sinh học 12 - Mã đề 191

doc 12 trang Người đăng tranhong Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn thi: Sinh học 12 - Mã đề 191", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn thi: Sinh học 12 - Mã đề 191
TRƯỜNG THPT DƯƠNG HÁO HỌC
	ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 7 trang)
 KỲ THI HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2015-2016
Môn thi: Sinh 12
 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
 Mã đề thi 191
I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
	-Nắm vững các kiến thức về quá trình nhân đôi AND, phiên mã, dịch mã, điều hòa hoạt động gen.
	- Nắm được các dạng đột biến.
	- Nhận biết được các quy luật di truyền.
	- So sánh được thường biến với đột biến
	-- Nêu được định nghĩa quần thể (quần thể di truyền) và tần số tương đối của các alen, các kiểu gen.
- Phát biểu được nội dung ; nêu được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec.
- Xác định được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền.
- Hiểu được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
- Tính tần số a len, thành phần kiểu gen của quần thể qua n thế hệ ngẫu phối và tự phối.
-Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các bước trong các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống.
-Nêu được khái niệm ưu thế lai
- Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của chúng. 
- Nêu được khái niệm, nguyên tắc và những ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật
- Các bước cơ bản trong kỉ thuật chuyển gen.
- Nêu được khái niệm về di truyền y học, di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen. 
-Nêu được nhiệm vụ của di truyền học tư vấn, mục đích và biện pháp của liệu pháp gen.
-Nêu được một số tật và bệnh di truyền ở người.
-Nêu được một số tật và bệnh di truyền ở người.
- Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh : cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá
- Lấy được ví dụ về cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá.
 - Phân tích được quan niệm của ĐacUyn 
 - Biến dị và di truyền, mối quan hệ của chúng với chọn lọc.
 - Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
 - Sự hình thành loài mới và nguồn gốc các loài.
 - Nêu được những cơ sở cho sự ra đời của thuyết tiến hóa hiện đại.
 - Phân biệt được tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
 - Giải thích được vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở
 - Nêu được vai trò của đột biến trong tiến hóa nhỏ
 - Giải thích được đột biến tuy thường có hại nhưng vẫn là nguyên liệu tiến hóa, trong đó đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu
 - Nêu được nội dung của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa hiện đại
- Giải thích được chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính của quá trình tiến hóa
- Nêu được tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đối với vốn gen của quần thể
- Nêu được khái niệm loài. Trình bày được các đặc điểm của các tiêu chuẩn để phân biệt các loài thân thuộc
- Phân biệt được vai trò của điều kiện địa lí và CLTN trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí thông qua một số ví dụ cụ thể
- Nêu được đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái và cho ví dụ minh họa
- Trình bày được cơ chế hình thành loài nhanh như đa bội thể cùng nguồn, đa bội khác nguồn, cấu trúc lại bộ NST
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài mới và vai trò của các nhân tố tiến hóa đối với quá trình này
 2.Kĩ năng:
	-Rèn luyện kĩ năng: phân tích, so sánh, giải thích, vận dụng và tính toán.
 3.Thái độ và hành vi: -Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề-Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong kiểm tra.
CHỦ ĐỀ
BIẾT
HIỂU
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
1.Cơ chế di truyền và biến dị
- Nêu khái niệm gen. 
- Khái niệm mã di truyền và đặc điểm của mã di truyền. 
-Nêu được các bước chính của sao chép ADN, phiên mã, dịch mã.
- Nêu được quá trình điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ.
-Trình bày được cấu trúc NST.
- Nêu được khái niệm đột biến gen( đb điểm), đột biến NST; kể tên các dạng đột biến gen, đột biến cấu trúc, số lượng NST. Nguyên nhận của đột biến.
- Nêu được khái niệm, hậu quả và ý nghĩa của mỗi dạng đột biến cấu trúc NST, số lượng NST.
- Hiểu được nguyên tắt bổ sung. 
-Hiểu được cơ chế sao chép AND, phiên mã, dịch mã.
Phân biệt gen ở sinh vật nhân sơ, sinh vật nhân thực 
- vai trò từng vùng của gen cấu trúc.
- Giải thích vì sao mã di truyền là mã bộ ba.
- Vị trí nhân đôi ADN trong chu kì tế bào.
- Hiểu được ADN nhân đôi theo các nguyên tắc :bổ sung, bán bảo toàn và khuôn mẫu.
Cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ (theo mô hình Mônô và Jacôp).
- Giải thích cơ chế đột biến gen ( cơ chế chung),đột biến cấu trúc NST, đột biến lệch bội, đa bội.
-Tính, chiều dài, tổng số nu của ADN. Tỉ lệ % từng loại nucleotit trong ADN 
- Tính được số ADN tạo ra sau k lần nhân đôi.
- Xác định dạng đột biến gen thông qua so sánh chiều dài, số nu số liên kết Hidro của gen bình thường và gen đột biến.
-Liên hệ môi trường
Tính số liên kết hydro, liên kết phospho đieste, số Nu môi trường cung cấp, số axitamin môi trường cung cấp khi tự sao, phiên mã, dịch mã nhiều lần
Số câu 15
Số điểm:3
Tỉ lệ % :30
Số câu: 4
Số điểm:0,8
Tỉ lệ % :8
Số câu: 6
Số điểm:1,2
Tỉ lệ % :12
Số câu 2
Số điểm:0,4
Tỉ lệ % :4
Số câu: 3
Số điểm:0,6
Tỉ lệ % :6
2.Tính quy luật của hiện tượng di truyền.
- Nêu được nội dung quy luật phân li 
-Trình bày được ví dụ tìm hiểu các quy luật di truyền theo SGK.
- Nêu được đặc điểm cơ bản của di truyền liên gen, hoán vị gen và di truyền ngoài NST.
- Nêu được ý nghĩa của qui luật liên kết gen hoàn toàn, liên kết gen không hoàn toàn. Di truyền liên kết với giới tính.
- Hiểu được cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền.Men đen.
- Cho ví dụ về tính trạng do nhiều gen chi phối và hiện tượng một gen chi phối nhiều tính trạng.
Xác định được tỉ lệ các loại giao tử, số tổ hợp, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong qui luật quy luật di truyền
.- Tính tần số hoán vị gen
- Qua kết quả TN xác định kiểu gen bố mẹ 
- Dựa trên tỉ lệ kiểu gen và kiều hình của kết quả phép lai xác định quy luậtt di truyền
Số câu 12
Số điểm:2,4
Tỉ lệ % :24
 Số câu: 3
Số điểm:0,6
Tỉ lệ % :6
Số câu: 3
Số điểm:0,6
Tỉ lệ % :6
Số câu: 3
Số điểm:0,6
Tỉ lệ % :6
Số câu: 3
Số điểm:0,6
Tỉ lệ % :6
3. Di truyền học quần thể
- Nêu được định nghĩa quần thể (quần thể di truyền) và tần số tương đối của các alen, các kiểu gen.
- Phát biểu được nội dung ; nêu được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec. 
- Xác định được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền.
- Hiểu được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.
Tính tần số a len, thành phần kiểu gen của quần thể qua n thế hệ ngẫu phối và tự phối.
Số câu 5
Số điểm:1
Tỉ lệ % :10
Số câu: 1
Số điểm:0,2
Tỉ lệ % :2
Số câu: 1
Số điểm:0,2
Tỉ lệ % :2
Số câu: 3
Số điểm:0,6
Tỉ lệ % :6
4. Ứng dụng Di truyền học
- Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các bước trong các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống.
-Nêu được khái niệm ưu thế lai
- Có khái niệm sơ lược về công nghệ tế bào ở thực vật và động vật cùng với các kết quả của chúng. 
- Nêu được khái niệm, nguyên tắc và những ứng dụng của kĩ thuật di truyền trong chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật
-Các bước cơ bản trong kỉ thuật chuyển gen.
- Hiểu được cơ sở di truyền của ưu thế lai
Số câu 8
Số điểm:1,6
Tỉ lệ % :16
Số câu: 7
Số điểm:1,4
Tỉ lệ % :14
Số câu: 1
Số điểm:0,2
Tỉ lệ % :2
5. Di truyền học người
- Nêu được khái niệm về di truyền y học, di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen. 
-Nêu được nhiệm vụ của di truyền học tư vấn, mục đích và biện pháp của liệu pháp gen.
-Nêu được một số tật và bệnh di truyền ở người.
Xác định đặc điểm di truyền, tính xác suất sinh con mắc bệnh.
Số câu 5
Số điểm:1
Tỉ lệ % :10
Số câu: 2
Số điểm:0,4
Tỉ lệ % :4
Số câu: 2
Số điểm:0,4
Tỉ lệ % :4
Số câu: 1
Số điểm:0,2
Tỉ lệ % :2
6. Bằng chứng tiến hoá
- Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh 
- Nêu được những cơ sở cho sự ra đời của thuyết tiến hóa hiện đại.
- Phân biệt được tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
- Nêu được đặc điểm của sự hình thành loài bằng con đường sinh thái và cho ví dụ minh họa
- Trình bày được cơ chế hình thành loài nhanh như đa bội thể cùng nguồn, đa bội khác nguồn, cấu trúc lại bộ NST
- Lấy được ví dụ về cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hoá.
- Phân tích được quan niệm của ĐacUyn 
- Giải thích được vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở
- Phân biệt được vai trò của điều kiện địa lí và CLTN trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí thông qua một số ví dụ cụ thể
Số câu 5
Số điểm:1
Tỉ lệ % :10
Số câu: 2
Số điểm:0,4
Tỉ lệ % :4
Số câu: 3
Số điểm:0,6
Tỉ lệ % :6
Tổng số câu : 50
Tổng số điểm:10 
Tỉ lệ % :100
Số câu: 20
Số điểm:4
Tỉ lệ % :40
Số câu: 15
Số điểm:3
Tỉ lệ % :30
Số câu: 8
Số điểm:1,6
Tỉ lệ % :16
Số câu: 7
Số điểm:1,4
Tỉ lệ % :14
TRƯỜNG THPT DƯƠNG HÁO HỌC
	ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 7 trang)
 KỲ THI HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2015-2016
Môn thi: Sinh 12
 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 191
HÃY CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT
Câu 1: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng? 
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực. 
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit. 
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. 
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN. 
	A. (2), (3). 	B. (1), (4). 	C. (2), (4). 	D. (1), (3). 
Câu 2: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdHh × AaBbDdHh sẽ cho kiểu hình mang 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỉ lệ 
A. 27/256. 	B. 27/64. 	C. 81/256. 	D. 3/64. 
Câu 3: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, những phát biểu nào sau đây sai? 
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn. 
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã. 
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để tổng hợp mạch mới theo 
chiều 3’ → 5’. 
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu. 
	A. (2), (4). 	B. (2), (3). 	C. (1), (3). 	D. (1), (4). 
Câu 4: Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào mà sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%?
	A. XaXa x XaY	B. XAXA x XaY	C. XAXa x XAY	D. XAXa x XaY
Câu 5: Một gen ở sinh vật nhân thực dài 408 nm và gồm 3200 liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số nuclêôtit loại timin (T) và guanin (G) của gen sau đột biến là: 
A. T = 801; G = 399. 	B. T = 799; G = 401. C. T = 399; G = 801. D. T = 401; G = 799. 
Câu 6. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Các thông tin nói về vai trò của đột biến gen là:
A. (1) và (4)	B. (1) và (3)	C. (2) và (5)	D. (3) và (4)
Câu 7: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác
Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Đáp án đúng là	
	 A. (1), (3)	 B. (1), (4)	 C. (2), (4)	D. (2), (3). 
Câu 8: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám
Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường đất
	A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 9: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
	A. 33:11:1:1	B. 35:35:1:1	C. 105:35:9:1	D. 105:35:3:1
Câu 10: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F3 là:
A. 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp	B. 3 cây thân cao: 5 cây thân thấp
C. 5 cây thân cao: 3 cây thân thấp	D. 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp
Câu 11: Xét QT tự thụ phấn có thành phân KG ở thế hệ P là: 
 0,3 BB + 0,3 Bb + 0,4 bb = 1.Các cá thể bb không có khả năng sinh sản, thì thành phân KG F1 như thế nào? 
A.0,25AA + 0,15Aa + 0,60aa = 1 B.0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1
C.0,625AA + 0,25Aa + 0,125 aa = 1 D.0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
Câu 12: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến
I
II
III
IV
V
VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng
48
84
72
36
60
108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
	A. II, VI	B. I, II, III, V	C. I, III	D. I, III, IV, V
Câu 13 Những codon không mã hóa axit amin là:
A. AUU, AUX, AUA. 	 B. UUA, UGG, UGU. 	C. AUG, UGG, UAU. 	D. UAA, UAG, UGA. 
Câu 14: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li đọc lập quy định; khi kiểu gen có cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là
AaBB x Aabb.	B. Aabb x aaBb.	C. AABb x aaBb.	D. AaBb x aabb.
Câu 15: Ở một loài sinh vật, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là A và a. Một quần thể của loài này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen đồng hợp trội bằng hai lần tần số kiểu gen dị hợp. Theo lí thuyết, tần số alen A và a của quần thể này lần lượt là
A. 0,2 và 0,8.	B. 0,8 và 0,2.	C. 0,67 và 0,33.	D. 0,33 và 0,67.
Câu 16: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là:
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN. 
C. nối các đoạn Okazaki với nhau.
D. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
Câu 17. Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội, bởi vì nó có khả năng
kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường có kích thước lớn.
tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật.
tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân ly.
Câu 18. Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng 
A. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. 	B. mất một cặp nuclêôtit. 
C. thêm một cặp nuclêôtit. 	D. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Câu 19: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 3 alen trội của một cặp vợ chồng đề có kiểu gen AaBbDd là:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu20.Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 14. Số loại nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể một kép là
7.	B. 21.	C. 14.	D. 42.
Câu 21: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb ´ AaBb	(3) AAbb ´ AaBB	(5) aaBb ´ AaBB
(2) aaBB ´ AaBb	(4) AAbb ´ AABb	(6) Aabb ´ AABb
Đáp án đúng là:
A. (3), (4), (6).	B. (1), (2), (4).	C. (1), (2), (3), (5).	D. (2), (4), (5), (6).
Câu 22: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
	A. A + G = 20%; T + X = 80%	B. A + G = 80%; T + X = 20% 
	C. A + G = 25%; T + X = 75%	D. A + G = 75%; T + X = 25%
Câu 23.Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây có kiểu gen Aaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là 
A. 35đỏ: 1 vàng.	B. 33đỏ: 3 vàng.	C. 27đỏ: 9 vàng.	D. 11đỏ: 1 vàng.
Câu 24: Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là
	A. sợi ADN.	B. sợi cơ bản.	C. sợi nhiễm sắc. D. cấu trúc siêu xoắn.
Câu 25.Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến, người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ABCDEDEFGH. Dạng đột biến đó là
	A. lặp đoạn.	B. đảo đoạn.	C. chuyển đoạn tương hỗ.	D. chuyển đoạn không hỗ.
Câu 26 Ở một loài động vật, gen B quy định lông xám, alen b quy định lông đen, gen A át chế gen B và b, alen a không át chế, các gen phân li độc lập. Lai phân tích cơ thể dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 
A. 3 lông trắng : 1 lông đen 	B. 2 lông đen : 1 lông trắng : 1 lông xám 
C. 2 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông xám 	D. 2 lông xám : 1 lông trắng : 1 lông đen
Câu 27. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P: AB/ab XDXd   x AB/ab XDY thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 52,5%. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 tỉ lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 1,25%                      B. 3,75%                   C. 2,5%                           D. 7,5%,
Câu 28. Cho những cây cà chua F1 cùng kiểu gen tự thụ phấn, kiểu hình của những cây đó là cây cao, quả màu đỏ. F2 thu được 30.000 cây, trong đó 48 cây thân thấp, quả màu vàng, những cây còn lại thuộc 3 kiểu hình khác nhau.Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và mọi diễn biến NST trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và sinh hạt phấn đều giống nhau. Kiểu gen của cây F1 và tần số hoán vị gen là
A. Ab / aB và 20%. 	B. Ab / aB và 8%. . 	C. AB/ ab và 8%. 	D. Ab / aB và 20%.
Câu 29. Hai trẻ đồng sinh cùng trứng là 2 trẻ được sinh ra do
A. một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử.
B. một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử, khi nguyên phân đã tách thành 2 tế bào mỗi tế bào phát triển thành một cơ thể.
C. hai trứng thụ tinh với hai tinh trùng tạo thành một hợp tử.
D. hai trứng thụ tinh với hai tinh trùng cùng 1 lúc tạo thành hai hợp tử.
Câu 30: Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đú

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_mon_sinh_12.doc