Kỳ thi: HKI – năm học 2014-2015 Môn thi: HÓA 10CB- ĐỀ CHÍNH THỨC 0001: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên: A. electron, proton và nơtron B. electron và nơtron C. proton và nơtron D. electron và proton 0002: Cho biết cấu hình electron của X và Y lần lượt là : X : 1s22s22p63s23p3 và Y : 1s22s22p63s23p64s1 Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. X và Y đều là các kim loại. B. X và Y đều là các phi kim. C. X và Y đều là các khí hiếm. D. X là một phi kim còn Y là một kim loại. 0003: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây ? A. Số nơtron. B. Số electron hoá trị. C. Số proton D. Số lớp electron. 0004: Một nguyên tử X có tổng số e ở các phân lớp p là 11. X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây ? A. nguyên tố s. B. nguyên tố p. C. nguyên tố D. D. nguyên tố f. 0005: Theo nghiên cứu ngày nay, sự chuyển động của electron trong nguyên tử có tính chất : A. theo những quỹ đạo tròn. B. theo những quỹ đạo hình bầu dục. C. không theo quỹ đạo xác định. D. theo những quỹ đạo xác định nhưng quỹ đạo có hình dạng bất kì. 0006: Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Số khối của nguyên tử là : A. 40 B. 27 C. 26 D. 14 0007: Cấu hình electron của ion Fe3+ (Z = 26) là : A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d3. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2. C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d9 4s2. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5. 0008: Một nguyên tử có kí hiệu : . Nguyên tử trên có số hiệu nguyên tử là A. 18 B. 17 C. 18+ D. 17+ 0009: Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron và proton là 22. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố M là A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s23p1 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p3 0010: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác nhau tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ? A. 6 B. 9 C. 12 D. 10 0011: Ngtố X có 2 đồng vị , tỉ lệ số nguyên tử của đồng vị 1, đồng vị 2 là 31 : 19. Đồng vị 1 có 51p, 70n và đồng vị thứ 2 hơn đồng vị 1 là 2 nơtron. Tìm nguyên tử khối trung bình của X ? A. 121 B. 121,7 C. 121,76 D. 122 0012: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên kết hoá học là : A. Tính kim loại. B. Tính phi kim. C. Điện tích hạt nhân. D. Độ âm điện. 0013: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn, không thể suy ra được : A. tính kim loại, tính phi kim. B. công thức oxit cao nhất, hợp chất với hiđro. C. bán kính nguyên tử, độ âm điện. D. tính axit, bazơ của các hiđroxit tương ứng của chúng. 0014: Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi: A. tăng lần lượt từ 1 đến 4. B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1. C. tăng lần lượt từ 1 đến 7. D. giảm lần lượt từ 7 đến 1. 0015: Trong cùng một phân nhóm chính của bảng hệ thống tuần hoàn, khi đi từ trên xuống dưới thì: A. Bán kính nguyên tử tăng dần B. Tính kim loại giảm dần C. số electron lớp ngoài cùng tăng. D. Độ âm điện tăng dần 0016: Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của A. số nơtron trong hạt nhân. B. số proton trong hạt nhân. C. số electron ở lớp ngoài cùng. D. số khối của hạt nhân 0017: Hai nguyên tố A và B cùng một nhóm, thuộc hai chu kì nhỏ liên tiếp nhau (ZA < ZB). Vậy ZB – ZA bằng : A. 1 B. 2 C. 8 D. 18 0018: Tính chất nguyên tử của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn không biến đổi tuần hoàn là : A. Bán kính nguyên tử, độ âm điện. B. Số khối C. Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. D. Tính axit, tính bazơ của hiđroxit của các nguyên tố 0019: Nguyên tố X có Z = 15, hợp chất của nó với hiđro có công thức hoá học dạng : A. HX B. H2X C. XH3 D. XH4 0020: Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ tăng dần : A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Si(OH)4. B. Si(OH)4, Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2. C. Mg(OH)2, NaOH, Si(OH)4, Al(OH)3. D. Si(OH)4, Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. 0021: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d9. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc A. chu kì 4, nhóm IIB. B. chu kì 4, nhóm IB. C. chu kì 3, nhóm VB. D. chu kì 3, nhóm VIIIB. 0022: nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB. Cấu hình electron nguyên tử của X là: A. B. C. D. 0023: Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nó với hiđro có thành phần khối lượng là : 82,35% R và 17,65% H. Nguyên tố R là : A. P B. N C. S D. Cl. 0024: Hòa tan hoàn toàn 28,4 g hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch X. Số gam muối có trong dung dịch X là : A. 1,73 gam B. 3,17 gam C. 31,7 gam D. 7,31 gam 0025: X, Y thuộc cùng một phân nhóm chính và ở 2 chu kỳ kế tiếp nhau. Tổng số số hiệu nguyên tử của X, Y là 32. Hãy cho biết X, Y thuộc nhóm nào ? A. nhóm IA B. nhóm IIA C. nhóm IIIA D. nhóm IVA 0026: Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là : A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị. C. liên kết kim loại. D. liên kết hiđro. 0027: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là : A. 0, +2, +6, +4. B. 0, -2, +6, -4. C. 0, –2, –6, +4. D. 0, –2, +6, +4. 0028: Cho biết độ âm điện của F (3,98), O (3,44), Cl (3,16), N (3,04) . Hợp chất nào sau đây có độ phân cực mạnh nhất: A. ClF B. NCl3 C. NO D. OF2 0029: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ? A. H2S, Na2O. B. CH4, CO2. C. CaO, NaCl. D. SO2, KCl. 0030: Dãy chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là: A. H2, Cl2, N2 B. H2, HCl, Cl2 C. HCl, NH3, H2O D. Cl2, N2, NH3
Tài liệu đính kèm: