Kỳ thi chọn hsg lớp 11 THPT năm học 2013 - 2014 đề thi môn: Ngữ Văn - Đề 3

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4187Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn hsg lớp 11 THPT năm học 2013 - 2014 đề thi môn: Ngữ Văn - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn hsg lớp 11 THPT năm học 2013 - 2014 đề thi môn: Ngữ Văn - Đề 3
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————————
ĐỀ ĐỀ XUẤT
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013 -2014
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh phúc
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1 (3 điểm): 
 Trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về câu chuyện ngụ ngôn sau đây: 
CHIM CHÀNG LÀNG
 Chàng Làng vẫn thường hãnh diện và kiêu ngạo về tiếng hót của mình hơn hẳn đồng loại. Nó có thể hót tiếng của nhiều loài chim. 
 Một hôm, nhân có mặt đông đủ bạn bè họ nhà chim, chú đậu tót lên cành cây cao rồi ưỡn ngực, vươn cổ cất tiếng hót. Chú hót say sưa, khi thì giống giọng của sáo đen, khi là giọng của chích chòe, hoạ mi...Ai cũng khen chú bắt chước giống và tài tình quá. Cuối buổi biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: Bây giờ anh hãy hót tiếng của riêng anh cho bọn em nghe nào! Chàng Làng đứng mãi mà không hót được giọng của riêng mình, Chàng Làng xấu hổ cất cánh bay thẳng. Bởi vì từ xưa đến nay, Chàng Làng chỉ quen nhại theo giọng hót của các loài chim khác chứ đâu chịu luyện một giọng hót riêng cho chính mình.
Câu 2 (7 điểm):
 Trong bài viết Đặc sắc của văn học cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều, GS Đặng Thai Mai cho rằng: 
 Truyện Kiều cũng như tất cả các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường như không hề biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa. Truyện Kiều có cả một vận mệnh vẻ vang. 
Qua kiến thức về Nguyễn Du và Truyện Kiều đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 10, hãy nêu nhận xét của anh chị về ý kiến trên.
..Hết.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên thí sinh.. SBD 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN
Dành cho học sinh trường THPT Chuyên Vĩnh phúc
———————————
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
	- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
	- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm
Câu
Ý
 Nội dung	
Điểm
1
Trình bày suy nghĩ về câu chuyện Chim Chàng Làng
3,0
1
Nhận thức về câu chuyện(0,5 điểm)	
- Câu chuyện kể về loài chim Chàng Làng( còn có tên khác là chim Bách Thanh), loài chim này có khả năng tuyệt vời là bắt chước giọng của những loài chim khác.
- Bản thân chú chim này rất tự hào về khả năng của mình và khi có mặt đông đủ bạn bè, họ hàng nhà chim chú lại trình diễn năng khiếu ấy cho mọi người thưởng thức.
- Tuy nhiên khi được đề nghị hót bằng giọng của mình thì chú xấu hổ bay đi mất vì xưa nay chú chỉ bắt chước, nhại theo chứ đâu có luyện cho mình một giọng hót riêng. 
=> Câu chuyện phê phán thói bắt chước, nhại lại mà không chịu suy nghĩ, không chịu sáng tạo để làm nên phong cách riêng ở một số người. 
0,5
2
Suy nghĩ của bản thân từ câu chuyện (2,0 điểm)
- Bắt chước là một thói quen được hình thành từ thuở ấu thơ, nó giúp con người học hỏi được mọi thứ từ thế giới xung quanh để thích nghi với cuộc sống.
- Bắt chước là giai đoạn đầu tiên của tư duy mà bất cứ ai cũng phải trải qua bởi khó có thể phát minh, sáng tạo ra cái mới nếu không dựa vào những ý tưởng cũ. Bắt chước trong một hoàn cảnh nào đó cũng được coi là tài năng nếu sự bắt trước y như thật.
- Tuy nhiên cuộc sống không ngừng đòi hỏi sự sáng tạo. Thành công của ngày hôm nay không thể giống với ngày hôm qua, ngày mai không thể giống ngày hôm nay vì thế con người không thể rập khuân, bắt chước những cái đã có.
- Câu chuyện đã phản ánh một thực trạng trong xã hội: nói theo, viết theo, nghĩ theo, hành động theonhất là đối với học sinh hiện nay. Việc bắt chước một cách máy móc đã làm các em mất đi phong cách riêng của mình, thui chột khả năng sáng tạo, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển trong tương lai. 
0,5
0,5
0,25
0,75
3
Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Trong cuộc sống không tự biến mình thành những con chim Chàng Làng.
- Không ngừng học hỏi, không ngừng tư duy, sáng tạo để khẳng định mình và đi tới thành công. 
0,25
0.25
2
Nhận xét về ý kiến của GS Đặng Thai Mai: Truyện Kiều cũng như tất cả các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường như không hề biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa. Truyện Kiều có cả một vận mệnh vẻ vang. 
7,0
1
Giới thiệu vấn đề (0,5 điểm)
- Truyện Kiều - Nguyễn Du là kết tinh của tài năng văn học bậc thầy, là tác phẩm xuất sắc của văn học dân tộc. 
- Đánh giá về Truyện Kiều, GS Đặng Thai Mai cho rằng: Truyện Kiều cũng như tất cả các áng văn tuyệt tác trong văn học thế giới dường như không hề biết già, mà lại còn có vẻ càng ngày càng trẻ nữa. Truyện Kiều có cả một vận mệnh vẻ vang. 
0,25
0,25
2
Giải thích ý kiến(1,0 điểm)
- Áng văn tuyệt tác : Những tác phẩm văn chương hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể đòi hỏi gì hơn, không thể có cái hơn. Già: Ở vào giai đoạn suy yếu. Không biết già: Trẻ mãi, giữ mãi vẻ thanh xuân và sức sống. Vận mệnh: Số mệnh, sự tồn tại. Vẻ vang: Vinh dự lớn và niềm tự hào chính đáng.
- Bằng lối so sánh, ví von GS Đặng Thai Mai đã thể hiện tiếng nói ngợi ca, tôn vinh giá trị giá trị của Truyện Kiều. Theo GS Truyện Kiều là một áng văn chương hay, đẹp đến hoàn mĩ. Dù tuổi đời cao nhưng không suy yếu mà giữ mãi vẻ đẹp thanh xuân và sức sống. Nó có một số mệnh vinh dự, tự hào. 
0,5
0,5
3
Nhận xét về ý kiến (5,0 điểm)
a
Truyện Kiều là một áng văn hay, đẹp đến hoàn mĩ.(3,5 điểm)
- Về nội dung: Nguyễn Du đã biến một truyện tình khổ thành khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên những điều trông thấy trong giai đoạn lịch sử cuối Lê đầu Nguyễn, là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
- Về nghệ thuật: Truyện Kiều là kết tinh truyền thống văn học dân tộc, là đỉnh cao chói lọi của thể loại truyện thơ Nôm. Truyện Kiều có sự tài tình trong sử dụng thể thơ lục bát và ngôn ngữ dân tộc, xây dựng nhân vật sống động, có tính điển hình cao. Miêu tả tâm lí tinh tế, nghệ thuật tự sự cuốn hút, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sâu xa.
2,0
1,5
b
Truyện Kiều giữ mãi vẻ đẹp thanh xuân và sức sống, là niềm vinh dự, tự hào của dân tộc Việt Nam( 1,5 điểm)
- Thời gian không bào mòn, không làm suy yếu đi giá trị Truyện Kiều, trái lại cũng giống như những áng văn tuyệt tác trên thế giới, cùng với thời gian, Truyện Kiều ngày càng được yêu mến, tôn vinh. Người ta lẩy Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, người ta bình Kiều trên các diễn đàn văn học. Truyện Kiều trở thành tác phẩm không thể thiếu trong các cấp học của nhà trường phổ thông.
- Với Truyện Kiều Nguyễn Du được tôn vinh là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều có sức lan tỏa rộng, trở thành một hiện tượng trong đời sống văn học nước ta và trở thành di sản văn hóa của nhân loại. 
1,0
0,5
4
Đánh giá(0,5 điểm)
- Ý kiến của GS Đặng Thai Mai cô đọng, súc tích, đúc kết sự hiểu biết, sự tôn vinh, ngợi ca, trân trọng đối với một áng văn chương tuyệt mĩ.
- Ý kiến có tác dụng định hướng, giúp người đọc lĩnh hội sâu sắc giá trị nội dung, nghệ thuật Truyện Kiều, hiểu vị trí Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc cũng như thế giới.
0,25
0,25
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào sự vận dụng đáp án một cách khoa học và linh hoạt của người chấm.
------------------------Hết----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docLUYEN_DOI_TUYEN.doc