UBND TỈNH QUẢNG TRỊ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT Năm học: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 06/03/2013 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4,0 điểm) 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau đây: a) NaI + H2SO4 đặc, nóng b) NaBr + H2SO4 đặc, nóng c) KNO3 + S + C d) FeSO4 + H2SO4 + HNO2 e) KMnO4 + H2SO4 + HNO2 f) NaNO2 + H2SO4 loãng 2. Trộn 100ml dung dịch HCl aM với 150ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch D. Dung dịch D hòa tan được tối đa 0,05 mol Al. Tính a. 3. Cho hỗn hợp gồm Al và FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư, thu được một chất khí màu nâu (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và NaOH (dư), phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion rút gọn. 4. Hòa tan hỗn hợp bột gồm m gam Cu và 4,64 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị m. Câu 2. (4,0 điểm) 1. Cho lần lượt các dung dịch sau: Na2CO3, FeCl3, KI, Al2(SO4)3, AgNO3 lần lượt tác dụng với các chất: NH3, Na2S, FeCl2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion rút gọn. 2. Cho 2,2 gam hỗn hợp A gồm 2 muối NaX, NaY (X và Y là 2 halogen ở hai chu kì liên tiếp, ZX< ZY) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 4,749 gam kết tủa. Tính % theo khối lượng NaX trong hỗn hợp. 3. Cho biết giá trị năng lượng ion hoá thứ nhất I1 (kj/mol) của các nguyên tố thuộc chu kì 2 như sau: Chu kỳ 2 Li Be B C N O F Ne I1 (kj/mol) 520 899 801 1086 1402 1314 1681 2081 Nhận xét sự biến thiên năng lượng ion hoá thứ nhất của các nguyên tố trên. Giải thích? 4. Hòa tan một hỗn hợp gồm 0,01 mol Fe và 0,02 mol Fe2O3 trong dung dịch có chứa 0,14 mol HCl thu được dung dịch B. Cho B tác dụng vừa đủ với dung dịch KMnO4 0,2M đã được axit hóa bằng dung dịch H2SO4 loãng dư. Viết phương trình phản ứng dạng ion và tính thể tích dung dịch KMnO4 0,2M đã dùng. Câu 3. (2,0 điểm) 1. Hòa tan hoàn toàn 2,36 gam hỗn hợp M gồm 2 kim loại X và Y trong dung dịch chứa đồng thời hai axit HNO3 và H2SO4 đậm đặc, đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Z chỉ gồm T và NO2, dung dịch G có chứa ion X2+, Y+. Biết tỉ khối của Z so với metan là 3,15625. a) Tính khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn cẩn thận dung dịch G (Giả thiết không xảy ra quá trình nhiệt phân các muối trong dung dịch G). b) Xác định khoảng giá trị thay đổi của khối lượng muối khan khi thay đổi tỉ lệ khí T và NO2. 2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Zn, FeCO3, Ag bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp A gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí, tỉ khối của A so với hiđro bằng 19,2 và dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi, phản ứng hoàn toàn, thu được 2,82 gam chất rắn. Biết rằng mỗi chất trong hỗn hợp chỉ khử HNO3 tạo thành một sản phẩm khử và trong hỗn hợp số mol Zn bằng số mol FeCO3. Xác định sản phẩm khử đã cho và tính số mol mỗi chất trong m gam hỗn hợp ban đầu. Câu 4. (3,0 điểm) 1. Hãy cho biết ứng với công thức phân tử CnH2nO2 sẽ có những loại đồng phân nào? Lấy C3H6O2 để viết các loại đồng phân đó. 2. Một hỗn hợp lỏng gồm 4 chất: C6H5OH, C6H6, C6H5NH2, C2H5OH. Nêu phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 3. Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau: Câu 5. (4,0 điểm) 1. Chất A có công thức phân tử C11H20O4. A tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối của axit hữu cơ B mạch hở, không nhánh và hai ancol là etanol và propan-2-ol. a) Viết công thức cấu tạo của A, B và gọi tên chúng. b) Cho B tác dụng với chất C để tạo thành tơ nilon-6,6. Viết phương trình phản ứng xảy ra. c) Hãy giải thích tại sao tơ nilon-6,6 và tơ enang dễ bị axit và kiềm phân hủy. 2. Khi oxi hóa etylen glicol bằng dung dịch HNO3 thu được sản phẩm gồm 5 chất hữu cơ. Viết công thức cấu tạo 5 chất trên, sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi và giải thích ngắn gọn vì sao có sự sắp xếp đó. 3. Có 4 dung dịch: C6H5ONa, (NH4)2CO3, BaCl2, Na2SO4 và 3 chất lỏng: C2H5OH, C6H6, C6H5NH2. Hãy nhận biết các chất trên chỉ bằng 1 thuốc thử và viết các phương trình phản ứng xảy ra. 4. Hiđrocacbon A có: 150 đvC < MA < 170 đvC. Đốt cháy hoàn toàn a gam A thu được a gam H2O. Cho A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được chất hữu cơ B. A tác dụng với H2O, xúc tác HgSO4, đun nóng thu được chất C. Đun nóng C với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 sinh ra chất D có công thức cấu tạo: Lý luận xác định công thức cấu tạo của A, B, C (Không cần viết các phương trình phản ứng). Câu 6. (3,0 điểm) Este A tạo bởi 2 axit cacboxylic X, Y đều mạch hở, không phân nhánh và ancol Z. Xà phòng hóa hoàn toàn a gam A bằng 190 ml dung dịch NaOH xM, để trung hòa NaOH dư sau phản ứng cần dùng 80ml dung dịch HCl 0,25M, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được b gam hỗn hợp muối khan M, nung M trong NaOH khan dư, có xúc tác CaO, thu được chất rắn R và hỗn hợp khí K gồm 2 hiđrocacbon có tỉ khối so với O2 là 0,625. Dẫn khí K lội qua dung dịch nước brom dư thấy có 5,376 lít một chất khí thoát ra. Cho toàn bộ lượng chất rắn R thu được ở trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, có 8,064 lít khí CO2 thoát ra. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. 1. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z, A. Biết rằng để đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam ancol Z cần dùng 2,352 lít O2 (đktc), sau phản ứng khí CO2 và hơi nước tạo thành có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11:6. 2. Tính giá trị a, b và x. Cho: H=1, C=12, N=14, O=16, F=19, Na=23, Mg=24, Al=27, S=32, Cl=35,5; Fe=56; Cu=64, Zn=65, Br=80, Ag=108, I=127. -----------------------Hết----------------------- Thí sinh không được sử dụng bảng HTTH các nguyên tố hóa học và tính tan.
Tài liệu đính kèm: