Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 THPT năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học thời gian làm bài: 180 phút

docx 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 THPT năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học thời gian làm bài: 180 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 THPT năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học thời gian làm bài: 180 phút
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HÀ TĨNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Hóa Học
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)
Câu 1:
Dung dịch chất A
Hợp chất B
Nước đá
Bông tẩm chất C
a. Em hãy trình bày cách tráng một lớp bạc mỏng lên mặt trong một ống nghiệm. Nêu rõ hóa chất cần dùng và viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Cho biết bộ dụng cụ hình vẽ bên được sử dụng để điều chế chất nào trong số các chất: HNO3, N2O, N2? Hãy cho biết các hợp chất A, B tương ứng? Viết phương trình hóa học xảy ra trong quá trình điều chế nêu vai trò của chất C?
Câu 2:
a. So sánh lực bazơ của các chất có vòng benzen sau: m–CH3C6H4NH2, p–CH3C6H4NH2, 
o–CH3C6H4NH2, p–O2NC6H4NH2, p–ClC6H4NH2. Giải thích?
b. So sánh lực axit của các chất sau:
(CH3)3CCOOH, CH3CH=CHCH2COOH, CH3CH2CH=CHCOOH, (CH3)2CHCOOH, CH2=CHCH2CH2COOH. Giải thích?
Câu 3:
Hỗn hợp A gồm một peptit X và một peptit Y (mỗi chất được cấu tạo từ một loại aminoaxit, tổng số nhóm –CO-NH- trong hai loại phân tử là 5) với tỉ lệ số mol nX:nY=2:1. Khi thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A thu được 5,625 gam glyxin và 10,86 gam tyrosin. Tính giá trị m.
Câu 4:
Hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon mạch hở, có tỉ khối hơi so với H2 là 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 4,24 gam X, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Khi cho 2,12 gam hơi X vào bình kín dung tích 500 ml (có xúc tác Ni với thể tích không đáng kể) áp suất bình là p, ở 00C. Cho khí H2 vào bình, áp suất bình là 2p, ở 00C. Nung nóng bình, áp suất giảm dần đến giá trị thấp nhất là p1, ở 00C. Lúc này trong bình chỉ chứa 2 khí không làm mất màu dung dịch nước brom. Biết rằng trong X, hidrocacbon có phân tử khối nhỏ nhất chiếm 20% thể tích của hỗn hợp.
a. Xác định công thức phân tử và thành phần % thể tích các chất trong X.
b. Tính giá trị của p, p1.
Câu 5:
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức vad hơi Z gồm các ancol. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí. Tính m.
Câu 6:
Hợp chất A có công thức phân tử C7H6O2, tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH tạo thành muối B (công thức C7H5O2Na). B tác dụng với nước brom tạo ra hợp chất D, trong phân tử D chứa 64%Br về khối lượng. Khử 6,1 gam hợp chất A bằng hidro (xác tác Pt) ở 200C thu được 5,4 gam hợp chất thơm G.
a. Tính hiệu suất của phản ứng tạo ra G.
b. Xác định công thức cấu tạo của các hợp chất A, B, D, G.
Câu 7:
Cho m gam hỗn hợp gồm hai kim loại Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 4:5 vào dung dịch HNO3 20%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A và có 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 thoát ra. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn từ từ Y qua dung dịch NaOH dư thì có 4,48 lít hỗn hợp khí Z thoát ra. Tỉ khối hơi của Z so với H2 là 20. Mặt khác, cho dung dịch KOH vào dung dịch A thì lượng kết tủa thu được lớn nhất là (m+39,1) gam. Biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và lượng HNO3 ban đầu dùng dư 20% so với lượng cần thiết. Tính nồng độ % của muối Al(NO3)3 trong dung dịch A.
Câu 8:
Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng 200 ml dung dịch chứa H2SO4 0,5M và HNO3 2,5M thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa.
- Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
Câu 9: 
Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al tác dụng với 60ml dung dịch NaOH 2M, thu được 2,688 lít khí H2. Sau khi kết thúc phản ứng, thêm tiếp 740ml dung dịch HCl 1M vào hỗn hợp rồi đun nóng, thu được hỗn hợp khí B và còn một phần chất rắn chưa tan C. Sục khí B vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì xuất hiện 10 gam kết tủa. Cho chất rắn C tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được dung dịch D và 1,12 lít khí duy nhất. Cho D tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính khối lượng các chất trong A và tính m. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Câu 10:
Hoà tan hoàn toàn 0,812 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe2O3 và 35% tạp chất trơ trong dung dịch H2SO4 (dư), thu được dung dịch X. Sục khí SO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 22,21 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Mặt khác, hoà tan hết 1,218 gam mẫu quặng trên trong dung dịch H2SO4 (dư) rồi thêm dung dịch KMnO4 0,1M vào dung dịch thu được cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì hết 15,26 ml dung dịch KMnO4 0,10M.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích SO2 (đktc) đã dùng và thành phần phần trăm theo khối lượng của FeO,Fe2O3 có trong mẫu quặng.
----------------- HẾT ---------------
- Học sinh không được sử dụng tài liệu (trừ bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học).
- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.
- Họ và tên thí sinh: Số báo danh

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_HSG_Hoa_hoc_12_tinh_Ha_Tinh_20152016.docx