PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THĂNG BÌNH NĂM HỌC 2006 - 2007 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 120 phút Câu 1: (3 điểm) Cho sơ đồ biến hóa: A + X, t0 A + Y, t0 Fe +B D +E C A + Z, t0 Biết rằng A + HCl D + C + H2O. Tìm các chất ứng với các chữ cái A, B, C, D và viết các phươgn trình phản ứng . Câu 2: (3 điểm) Có một hỗn hợp gồm 3 kim loại ở dạng bột: Fe, Cu, Al , bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp. Câu 3: (3 điểm) a). Trong một nhà máy người ta điều chế hydro bằng phản ứng của nhôm vụn với dung dịch NaOH dư. Tính lượng nhôm cần dùng khi điều chế được 1m3 khí hydro ở Đktc. Giả định rằng khối lượng nhôm có trong lớp bảo vệ nhôm oxit là không đáng kể. b). Có thể điều chế bao nhiêu kg nhôm từ 1 tấn quặng nhôm oxit chứa 95% nhôm oxit, biết hiệu suất phản ứng là 98%. Câu 4: (3 điểm) A là một oxit kim loại chứa 70% kim loại. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 24,5% (D=1,2 g/l) để hòa tan vừa đủ 8 gam oxit A. Câu 5: (4 điểm) Có 1 hỗn hợp gồm 75% Fe2O3 và 25% CuO. Người ta dùng hydro dư để khử 16 gam hỗn hợp đó. a). Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng. b). Tính số mol hydro tham gia phản ứng. Câu 6: (4 điểm) Hòa tan 1,42 gam hỗn hợp Mg, Al, Cu bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A, vvà khí B+ chất D . Cho A tác dụng với NaOH dư và lọc kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến lượng không đổi thu được 0,4 gam chất rắn E. Đốt nóng chất rắn D trong không khí đến lượng không đổi thu được 0,8 gam chất rắn F. Tính lượng mỗi kim loại trong hôn hợp. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THĂNG BÌNH NĂM HỌC 2007 - 2008 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút Bài 1: 1/ Chọn các chất A, B, D, M thích hợp và viết các phương trình phản ứng của sơ đồ biến hóa sau: A + M B + M CuSO4 CuCl2 Cu(NO3)2 A B D D + M 2/ Cho phản ứng: nMgO + mP2O5 X Biết rằng trong X, Mg chiếm 21,6% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của X? Biết công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân từ Bài 2: Một nguyên tố A có tổng số hạt trong nguyên tử bằng 40, tổng số hạt mang điện tích nhiều hơn hạt không mang điện bằng 12. a/ Xác định vị trí của A trong bảng hệ thonngs tuần hoàn, tên nguyên tố? b/ Viết phương trình hóa học điều chế A từ oxit của nó? c/ Cho một dây làm bằng nguyên tố A váo dung dịch CuSO4. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra? Bài 3: 1/ Chỉ được dùng thêm một thuốc thử. Hãy nhận biết các hóa chất sau, đựng riêng biệt trong các lojmmaats nhãn: MgCl2, KBr, NaI, AgNO3, NH4HCO3. 2/ Một hỗn hợp M chứa các chất CaCO3, Fe2O3, Al2O3, SiO2,. Nêu phương pháp hóa học để tách được từng chất riêng lẻ tinh khiết, có khối lượng không đổi. Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn x gam than chứa a% tạp chất trơ không cháy. Do thiếu oxi nên thu được hỗn hợp khí CO và CO2 với tỷ lệ thể tích . Cho hỗn hợp khí đó đi từ từ qua ống sứ đựng b gam CuO (dư) nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là c gam. Hòa tan hoàn toàn chất đó bằng dung dịch HNO3 đặc, thấy bay ra z lít khí màu nâu (tính theo đktc). Cho khí đi ra khỏi ống sứ hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 thu được p gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X đến khối lượng không đổi thì thấy xuất hiện thêm p gam kết tủa nữa. a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b/ Lập các biểu thức tính x, y, z theo a,b,c,p,q. c/ Áp dụng bằng số a = 4%; b = 20 gam; c = 16,8 gam; p = 78,8 gam; q = 39,4 gam Bài 5: Trộn 200ml dung dịch HCl 2M với 200ml dung dịch H2SO4 2,25M (loãng) được dung dịch A. Biết dung dịch A tác dụng vừa đủ với 19,3 gam hỗn hợp Al và Fe thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch B a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b/ Tính khối lượng Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu? c/ Tính V lít H2 thu được ở điều kiện tiêu chuẩn? d/ Tính tổng khối lượng muối có trong dung dịch B PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THĂNG BÌNH NĂM HỌC 2008 - 2009 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút Bài 1: a) Trong một bình chứa hỗn hợp khí CO, SO2, SO3, CO2 và H2. Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết từng chất. b) Một oxit của kim loại A có hóa trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% tạo ra dung dịch muối có nồng độ 22,64%. Tìm tên kim loại A. Bài 2: Cho hỗn hợp gồm KCl và KBr tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3. Làm khô kết tủa đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng kết tủa này bằng khối lượng của AgNO3 đã phản ứng. Tìm % về khối lượng của KCl và KBr trong hỗn hợp đầu Bài 3: Hòa tan 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại X, Y có hóa trị II và đều đứng trước H2 trong dãy hoạt động hóa học của kim loại vào nước thu được 100ml dung dịch Z. Cho vào dung dịch Z một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 tạo được 17,22 gam kết tủa . Cho biết tỷ lệ nguyên tử khối của X so với Y là 5:3, tỷ lệ số mol của muối X so với muối Y là 1:3 Tìm công thức phân tử của 2 muối. Tìm nồng độ mol của hai muối trong dung dịch Z? Bài 4: Nung hỗn hợp Al và FexOy trong môi trường không có không khí thu được 19,32 gam hỗn hợp B. Chia B làm hai phần bằng nhau: Phần I: Cho tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 0,672 lít khí ở đktc. Phần II: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,688 lít khí ở đktc. Bài 5: Trộn m1 gam bột Fe với m2 gam bột S rồi nung ở nhiệt độ cao (không có mặt oxi) thu được hỗn hợp A. Hòa tan A bằng dung dịch HCl thu được 0,8 gam chất rắn B, dung dịch C và hỗn hợp khí D (có tỉ khối hơi so với khí hydro là 9). Cho hỗn hợp khí D sục từ từ qua dung dịch CuCl2 dư tạo thành 9,6 gam kết tủa đen. Tính m1, m2? Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư trong không khí rồi lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. Bài 6: Cho Fe3O4 vào 200ml dung dịch HCl 1,3M thu được dung dịch A. a/ Sục 336 ml khí clo (đktc) vào dung dịch A thì phản ứng vừa đủ và thu được dung dịch B. + Tính CM dung dịch A. + Tính khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn hoàn toàn dung dịch B. b/ Nếu cho vào dung dịch A một thanh sắt dư, tính khối lượng muối thu được sau khi phản ứng kết thúc. Bài 7:Hòa tan 5,91 gam hỗn hợp NaCl và KBr vào 100ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)20,1M và AgNO3 chư rõ nồng độ thu được kết tủa A và dung dịch B nồng độ % của NaNO3 và KNO3 tương ứng theo tỷ lệ 3,4 : 3,03. Cho thanh kẽm vào dung dịch B sau khi lấy thanh kẽm ra khỏi dung dịch rửa sạch làm khô cân lại thấy thanh kẽm tăng 1,5 gam. a/ Tính khối lượng kết tủa A. b/ Tính CM của AgNO3 trong dung dịch hỗn hợp.? PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THĂNG BÌNH NĂM HỌC 2009 - 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút Câu 1: (3điểm) a/ Chỉ dùng một hóa chất tự chọn, hãy nhận biết 4 lọ đựng dung dịch trong các chất sau: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4. Viết các phương trình phản ứng. b/ Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các khí CO2 và SO2. Làm thế nào để có thể loại bỏ tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất? Viết các phương trình hóa học. Câu 2: (3,5 điểm) Nhiệt phân MgCO3 sau một thời gian thu được khí B và chất rắn A. Hấp thụ hoàn toàn khí B vào dung dịch NaOH thu được dung dịch C có khả năng phản ứng với BaCl2 và KOH. Chất rắn A cho tác dụng với dung dịch axit HCl thấy có khí B thoát ra.Viết các phương trình hóa học trong các thí nghiệm trên. Câu 3: (3,5 điểm) Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 , MgO hòa tan hết trong 450ml dung dịch HCl. Sau phản ứng cần trung hòa lượng axit còn dư bằng 100 gam dung dịch Ca(OH)2 14,8%, sau đó đem cô cạn dung dịch nhận được 47,95 gam muối khan. Tính thành phần % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu và nồng độ mol của axit HCl Câu 4: (3 điểm) Trong công nghiệp điều chế axit H2SO4 từ quặng pyrit sắt FeS2. a/ Viết các phương trình phản ứng và ghi rõ điều kiện. b/ Tính lượng axit H2SO4 98% điều chế được từ 2 tấn quặng chứa 60% FeS2. Biết hiệu suất của quá trình là 80%. Câu 5: (4 điểm) Hòa tan hoàn toàn 1,37 gam hỗn hợp bột nhôm và sắt trong 100ml dung dịch A gồm H2SO4 0,45M và HCl 0,2M (vừa đủ). Cho dung dịch thu được tác dụng với 140ml dung dịch NaOH 1M. Lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m và thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Câu 6: (3 điểm) E là oxit kim loại M, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho dòng khí CO (thiếu) đi qua ống sứ chứa x gam chất rắn E đốt nóng. Sau phản ứng khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ là y gam. Hòa tan hết y gam này vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch F và khí NO duy nhất bay ra. Cô cạn dung dịch F thu được 3,7x gam muối G. Giả thiết hiệu suất của các phản ứng là 100%. Xác định công thức của E,G. Tính thể tích khí NO (đktc) theo x và y. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THĂNG BÌNH NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút Câu 1: (4 điểm) Viết PTHH các thí nghiệm sau: 1/ Thả một mẫu Na vào dung dịch đồng (II) sunfat 2/ Cho mẫu đồng vào dung dịch sắt (III) clorua. 3/ Điện phân dung dịch muối natriclorua bão hòa (có màng ngăn) 4/ Dẫn khí lưu huỳnh tri oxit vào dung dịch bariclorua. 5/ Cho mẫu sắt vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. 6/ Đun nóng nhẹ dung dịch HCl đặc với mangan dioxxit. Câu 2: (2 điểm) Có 3 lọ đựng 3 hỗn hợp dạng bột: (Al + Al2O3), (Fe + Fe2O3) và (FeO + Fe2O3) bị mất nhãn. Dùng phản ứng hóa học hãy nhận biết chúng. Viết PTHH? Câu 3: (2 điểm) Nguyên tử X có tổng số hạt là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. 1/ Vẽ sơ đồ nguyên tử X. 2/ Xác định vị trí nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn? (chu kỳ, nhóm) Câu 4: (2 điểm) Một loại thủy tinh pha lê có thành phần: 7,132% Na; 32,093% Pb; còn lại là Silic và oxi. Hãy xác định công thức hóa học của pha lê này dưới dạng các oxit (Pb có hóa trị II) Câu 5: (3 điểm) Lấy hai thanh kim loại M hóa trị II có khối lượng ban đầu như nhau, nhúng thanh 1 vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh 2 vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy khối lượng thanh 1 giảm 0,2%, thanh 2 tăng 28,4% so với ban đầu. Tìm kim loại M biết số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 tham gia phản ứng là như nhau. Câu 6: (3 điểm) Đặt hai cốc có khối lượng bằng nhau lên hai đĩa cân, cân thăng bằng. Cho vào cốc A 10,6 gam Na2CO3 và cốc B 11,82 gam BaCO3, sau đó thêm tiếp vào cốc A 12 gam dung dịch H2SO4 98% thì cân mất thăng bằng. Nếu thêm từ từ dung dịch HCl 14,6% vào cốc B cho tới khi cân trở lại thăng bằng tì tốn hết bao nhiêu gam dung dịch? Giả sử HCl và nước bay hơi hkoong đáng kể. Câu 7: (4 điểm) Hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4. Chia hỗn hợp X gồm hai phần bằng nhau Phần I: Cho tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 1M tạo 2,24 lít khí (đktc). Phần II: Nung với khí CO sau đó dẫn toàn bộ khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,6M thì tạo m1 gam kết tủa, cho thêm nước vôi trong vừa đủ thì tạo thêm m2 gam kết tủa nữa. Biết m1 + m2 = 27,64 gam. Tính %% Fe3O4 đã bị khử? PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THĂNG BÌNH NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút Bài 1: (4 điểm) 1/ Từ đá vôi, muối ăn, nước và các điều kiện cần thiết khác. Hãy viết phương trình hóa học điều chế: a/ Natricacbonat b/ natrihydrocacbonat c/ canxiclorua d/ nước giaven 2/ Chỉ dùng một hóa chất duy nhất. Hãy nhận biết các dung dịch sau, đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: K2SO4, FeCl3, Al(NO3)3, NaCl. Bài 2: (3 điểm) Một hỗn hợp X gồm các chất: K2O, KHCO3, NH4Cl, BaCl2 có số mol mỗi chất bằng nhau. Hòa tan hỗn hợp X vào nước rồi đun nhẹ thu được khí Y, dung dịch Z và kết tủa M. Xác định các chất trong Y, Z, M và viết phương trình phản ứng minh họa. Bài 3: (3 điểm) Hòa tan hoàn toàn 6,9 gam một kim loại M vào nước, thu được 100ml dung dịch A và 3,36 lít khí (ở đktc). Cho 8,7 gam Mangandioxxit phản ứng với dung dịch HCl đặc dư thu được khí B. Sục khí B vào dung dịch A thì được dung dịch C. a/ Xác định kim loại M. b/ Tính nồng độ mol/lít của các chất có trong dung dịch C? (giả sử thể tích dung dịch khong thay đổi). Bài 4: (3 điểm) Cho 43,6 gam hỗn hợp nhôm oxit và một oxit sắt tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl loãng 4M. Cũng lượng hỗn hợp đó tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A và chất rắn B. Lấy B nung nóng trong khí CO dư tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn C. a/ Tìm công thức phân tử của oxit sắt? b/ Xác định m gam chất rắn C? Bài 5: ( 3 điểm) Cho 5,68 gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, khí CO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn bới 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tạo ra 5,91 gam kết tủa. Tính khối lượng MgCO3 và CaCO3 có trong hỗn hợp? Bài 6: (4 điểm) Chia 8,64 gam hỗn hợp Fe, FeO và Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Phần một cho vào cốc đựng lượng dư dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 4,4 gam chất rắn. Hòa tan hết phần hai bằng dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch A và 0,0448 lít khí NO duy nhất ở đktc. Cô cạn từ từ dung dịch A thu được 24,24 gam một muối sắt duy nhất B. a/ Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu? b/ Xác định công thức phân tử của muối B? PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THĂNG BÌNH NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút Bài 1: (4,5 điểm) 1/ Từ NaCl, MnO2, H2SO4 đặc, Fe, Cu, H2O. Viết các phương trình phản ứng điều chế FeCl2, FeCl3, CuSO4. 2/ Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, NH4Cl, MgCl2, BaCl2, H2SO4. Hãy nhận biết từng dung dịch trên mà không được dùng thêm một hóa chất nào khác. Bài 2: (3,5 điểm) Chất bột A là Na2CO3, chất bột B là NaHCO3. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi: 1/ Nung nóng A và B. 2/ Cho CO2 lần lượt lội qua dung dịch A, dung dịch B. 3/ Cho A và B lần lượt tác dụng với dung dịch KOH, dung dịch BaCl2, dung dịch Ba(OH)2. 4/ Cho dung dịch A vào dung dịch Fe(NO3)2. Bài 3: (3 điểm) Nung 10 gam hỗn hợp MgCO3, CaCO3, Al2O3 trong đó Al2O3 chiếm 10% khối lượng đến kkhi các phản ứng xay ra hoàn toàn, thu được 5,688 gam chất rắn. Khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M thu được m gam kết tủa A. 1/ Tính khối lượng mỗi muối cacbonat trong hỗn hợp. 2/ Tính khối lượng kết tủa A tạo thành. Bài 4: (2,5 điểm) Cho 4,6 gam kim loại Na vào 200ml dung dịch AlCl3 0,3M thấy thoát râ khí A, xuất hiện kết tủa B. Lọc kết tủa B nung đến khối lượng không đổi cân nặng a gam. Viết phương trình phản ứng và tính a. Bài 5: (3,5 điểm) Lắc 0,81 gam bột nhôm trong 200ml dung dịch G chứa AgNO3và Cu(NO3)2 một thời gian thu được chất rắn A và dung dịch B. Cho A tác dụng với đung dịch NaOH dư thu được 100,8 lít khí hidro (đktc) và còn lại 6,012 gam hỗn hợp hai kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, được kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam một oxit. Tính nồng độ mol của AgNO3và Cu(NO3)2 trong dung dịch G. Bài 6: (3 điểm) Hòa tan một lượng oxit FexOy bằng dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 72,6 gam muối khan. 1/ Tìm công thức của oxit sắt. 2/ Dẫn 4,48 lít khí CO (đktc) qua 10,88 gam oxit sắt trên nung nóng. Sau khi dừng phản ứng thu được khí X có tỉ khối so với hydro bằng 18. Tính hiệu suất của quá trình khử oxit sắt. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THĂNG BÌNH NĂM HỌC 2013 - 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Bài 1: (5,5 điểm) 1/ Từ nguyên liệu muối ăn, đá vôi, nước và các điều kiện cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các chất sau: Natricacbonat, clorua vôi và nước javen. 2/ Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy tìm cách nhận biết các lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch hóa chất sau: Ba(OH)2, NH4HSO4, BaCl2, H2SO4, HCl, NaCl. Bài 2: (3 điểm) Xác định các chất từ A1 đến A11 và viết các phương trình phản ứng sau: A1 + A2 A3 + A4 A3 + A5 A6 + A7 A6 + A8 + A9 A10 A10 A11 + A8 A11 + A4 A1 + A8 Biết A3 là muối sắt clorua, nếu lấy 1,27 gam A3 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 2,87 gam kết tủa. Bài 3: (2,5 điểm) Cho m gam nhôm phản ứng vừa đủ với 400 gam dung dịch HNO3 a% thu được 1,344 lít hỗn hợp khí B gồm NO và N2 (đktc). Biết tỉ khối của hỗn hợp khí B so với H2 bằng 18. a/ Tính m và a. b/ Tính nồng độ % của dung dịch muối thu được. Bài 4: (3 điểm) Để hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3 và MgO cần phải dùng 450ml dung dịch axit HCl 2M. Mặc khác, nếu đốt nóng 24 gam X trong dòng kkhis CO dư để phản ứng hoàn toàn, thu được 20 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí D. a/ Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X. b/ Dẫn hỗn hợp khí D hấp thụ vào 175 ml dung dịch Ba(OH)2, sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tính nồng đọ mol của dung dịch Ba(OH)2. Bài 5: (2,5 điểm) Để hòa tan hoàn toàn 7,92 gam hỗn hợp Q gồm Fe2O3, CuO, Fe3O4 cần dùng hết 540ml dung dịch axit HCl 0,5M. Mặc khác, nếu lấy 0,275 mol hỗn hợp Q đốt nóng trong ống sứ (không có không khí), rồi thổi một luồng khí H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 12,15 gam H2O. Tính m và thành phần phần trăm khối lượng của các chất có trong hỗn hợp Q ban đầu. Bài 6: (3,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 2,16 gam hỗn hợp X gồm Al và kim loại M bằng 200ml dung dịch axit HCl thu được 2,352 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Khi cho dung dịch Y tác dụng với AgNO3 dư thu được 35,875 gam kết tủa. a/ Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. b/ Xác định kim loại M và thành phần phần trăm khối lượng của mõi kim loại trong hôn hợp X. Biết M có hóa trị II trong muối tạo thành và số mol của M lớn hơn số mol của nhôm. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 HUYỆN THĂNG BÌNH NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Bài 1: (5,0 điểm) 1/ Chọn các chất A, B, D, E, G thích hợp và viết các phương trình phản ứng của sơ đồ biến hóa sau: A B C D E G Cu Biết C là oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng, A, B, D, E, G là những chất khác nhau tùy chọn. 2/ Chỉ được dùng thêm một thuốc thử, hãy tìm chách nhận biết các lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch hóa chất sau: NH4Cl, FeCl3, MgSO4, KOH, FeSO4. Bài 2: (3,0 điểm) 1/ X, Y, Z là các hợp chất của Na; X tác dụng với dung dịch Y tạo thành Z. Khi cho Z tác dụng với HCl, thấy bay ra khí cacbonic. Đun nóng Y cũng thu được khí cacbonic và Z. X, Y, Z là những chất gì? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2/ Hợp chất A có công thức MX2, trong đó M chiếm 46,67% theo khối lượng. Trong hạt nhân của M có n - p = 4, của X có n/ = p/, trong đó n, n/, p, p/ là số nơtron và proton. Tổng số proton trong MX2 là 58. Xác định công thức MX2 Bài 3: (2,0 điểm) Cho 16,2 gam một hỗn hợp gồm kim loại kiềm A và oxit của nó tan hết trong nước thu được dung dịch B và trung hòa hết 1/10 dung dịch B cần 200ml dung dịch H2SO4 0,15M. A là nguyên tố nào và tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu. Bài 4: (3,5 điểm) Nung a gam hỗn hợp A gồm MgCO3, Fe2O3, CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng bằng 60% khối lượng hỗn hợp A. Mặc khác hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp A bằng dung dịch HCl thu được khí C và dung dịch D. Cho D tác dụng với NaOH dư lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 12,92 gam hỗn hợp 2 oxit. Cho khí C hấp thụ hoàn toàn vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,075M. Phản ứng xong lọc lấy dung dịch rồi thêm tiếp Ca(OH)2 dư thu được 14,85 gam kết tủa. a/ Tính thể tích khí C (đktc). b/ Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A? Bài 5: (3,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn trong m1 gam dung dịch H2SO4 98% (lấy dư) thu được m1 gam dung dịch Y và V lít khí SO2 ở đktc. a/ Xác định thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b/ Dung dịch Y hòa tan vừa đủ m2gam MgCO3 thu được 4,48 lít khí (đo ở đktc) và dung dịch Z. Cho tiếp BaCl2 dư vào dung dịch Z thu được 239,99 gam kết tủa. Xác định m, m1, m2, V. Bài 6:
Tài liệu đính kèm: