Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn

doc 6 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1359Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ Văn
 UBND HUYỆN NGỌC HỒI 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài:
Câu 1 (4,0 điểm): 
Tìm và nêu ngắn gọn giá trị của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Vân xem trang trọng khác vời, 
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. 
Hoa cười ngọc thốt đoan trang, 
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. 
Kiều càng sắc sảo mặn mà, 
So bề tài sắc lại là phần hơn. 
Làn thu thủy nét xuân sơn, 
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
 (Chị em Thúy Kiều - Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 2 (6,0 điểm): Hãy đọc kỹ câu chuyện ngụ ngôn sau: Hai con dê qua cầu
	Một ngày nọ có hai con dê, dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu nhỏ. Vì cây cầu hẹp và cả hai con dê con nào cũng muốn qua cầu trước. Không con nào chịu lùi để nhường cho con khác qua trước. Thế là chúng húc nhau và cả hai con đều rơi xuống nước.
	Cảm nhận của em về câu chuyện trên ?
Câu 3 (10 điểm):
Mặc dù cách xa về địa lý, sống ở hai thời đại khác nhau và ảnh hưởng của hai nền văn hoá cũng khác nhau, nhưng hai nhà văn đã rung lên những nhịp đập đồng điệu của trái tim về tố cáo sự xấu xa của con người và cúi xuống nỗi đau của những số phận trẻ thơ bất hạnh.
Bằng hiểu biết của em về 2 tác phẩm Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng (Ngữ văn 8, tập 1) và Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen (Ngữ văn 8, tập 1) hãy làm rõ nội dung trên./.
------------- Hết-----------
Họ và tên thí sinh: .
Số báo danh: ..
UBND HUYỆN NGỌC HỒI
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI 
HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN 9
Hướng hẫn chấm gồm 5 trang
Câu
Yêu cầu cần đạt
Thang
 điểm
1
 * Học sinh chỉ ra được các biện pháp tu từ: 
 - Ẩn dụ: Khuôn trăng
 - Nhân hóa: Hoa cười ngọc thốt; Mây thua, tuyết nhườngHoa ghen liễu hờn. 
 * Ngoài ra học sinh cần chỉ thêm biện pháp nghệ thuật sau: 
 - Bút pháp ước lệ, hình ảnh tượng trưng: Hai người con gái đẹp từ hình dánh bên ngoài như: “mai cốt cách” đến phẩm chất bên trong “tuyết tinh thần”. Lấy vẻ đẹp chuẩn mực của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người: Hoa, ngọc, Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
 Phân tích.
* Vẻ đẹp của Thuý Vân:
=> Bút pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ khéo léo. Hình ảnh Thuý Vân hiện lên với vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng: khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc, nét đẹp đoan trang, thuỳ mị. Thiên nhiên chịu thua chịu nhường. Báo trước cuộc đời phẳng lặng hạnh phúc, khônh gặp sóng gió phong ba.
* Vẻ đẹp của Thuý Kiều:
=> là vẻ đẹp “sắc sảo”, nàng đẹp bởi đôi mắt như làn nước: “mùa thu”, chân mày tươi xinh như dáng “núi mùa xuân”. Nhan sắc của Kiều làm cho thiên nhiên phải hờn ghen, hoa thu sắc thắm, liếu hờn kém xanh => Bút pháp ước lệ, hình ảnh tượng trưng, nhân hoá và thủ pháp đòn bẩy (nêu nét đẹp của Thúy vân trước)đã làm cho hình ảnh Thuý Kiều hiện lên với vẻ đẹp quyến rũ, làm say đắm lòng người.
0,75đ
1,đ
0,75đ
0,75đ
0,75đ
2
 Yêu cầu chung:
 - Học sinh cần hiểu được nội dung câu chuyện về loài vật nhưng cũng là câu chuyện của con người. Hai con dê cùng qua cầu, tranh giành nhau sang trước mà không chịu nhường nhịn nhau nên cả 2 cùng rơi xuống nước chết. 
 - Từ đó tìm ra được bài học từ câu chuyện ngụ ngôn là khuyên con người không nên tranh giành mà phải nhường nhịn nhau trong cuộc sống.
 - Đây là dạng bài văn từ một văn bản văn học, nghị luận về một vấn đề đạo lý, tư tưởng.
 Yêu cầu cụ thể: 
1, Mở bài:
 - Giới thiệu được nội dung câu chuyện. 
 - Tìm ra vấn đề cần nghị luận: tranh giành và nhường nhịn nhau trong cuộc sống.
2, Thân bài:
 - Giải thích:
 + Tranh giành: giành giật, vơ vét lấy công sức, thành quả lao động của người khác.
 + Nhường nhịn: Là cho, chia sẻ công sức, thành quả lao động của mình với người khác.
 - Biểu hiện:
 + Tranh giành là biểu hiện của lòng tham, lối sống ích kỷ, vun vén cho lợi ích cá nhân, làm xấu đi các mối quan hệ xã hội.
 + Nhường nhịn là biểu hiện của tình thương, lối sống mình vì mọi người, làm con người hoàn thiện hơn về nhân cách
 - Bàn luận:
 + Chỉ biết tranh giành mà không biết cho, biết nhường sẽ tự giết chết mình trong sự cô lập cộng đồng, xã hội. Mỗi người phải học cách nhường nhịn, cách chia sẻ và yêu thương con người. Sống nhường nhịn, không tranh giành là lẽ sống cao đẹp (2 con dê tranh giành nhau sang trước mà không chịu nhường nhịn nhau nên cả 2 cùng rơi xuống nước chết). 
 + Ngay từ nhỏ, sống trong gia đình nếu không được nhắc nhở, giáo dục thường xuyên, ta có thể tranh của anh em từ cái kẹo, ở trường sẽ giành với bạn từ cái bút, quyển vở. Tới khi trưởng thành trong mối quan hệ xã hội, ta dễ dàng tranh giành với người khác bất kể cái gì
 - Bày tỏ quan điểm: Khuyến khích nhường nhịn, lên án tranh giành....
3, Kết bài:
 - Khẳng định lại vấn đề
 - Bản thân mỗi học sinh chúng ta cần phải ý thức được nhường nhịn là lối cư xử của người có văn hóa, biết tôn trọng người khác để không ngừng rèn luyện cho mình sự nhẫn nhin; phải xem đó là một trong những đức tính cần thiết giúp cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
1,0đ
0,5đ
0,5đ
0,75đ
0,75đ
0,5đ
0,5đ
1,0đ
3
 Học sinh có thể trình bày theo kiểu xâu chuổi song hành các luận điểm hoặc có thể tách riêng trình bày cụ thể ở từng tác phẩm nhưng cần đảm bảo các ý sau:
 * Hai nhà văn sống ở hai đất nước, hai thời đại và hai châu lục khác nhau (Nguyên Hồng -Việt Nam và An - dec - xen - Đan Mạch; An - dec - xen viết truyện vào giữa thế kỷ IX và Nguyên Hồng viết truyện vào giữa thế kỷ XX; An - dec - xen chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây thời Cận đại còn Nguyên Hồng ảnh hưởng của văn hóa phương Đông thời Hiện đại)
 * Hai nhà văn đã rung lên những nhịp đập đồng điệu của trái tim về tố cáo sự xấu xa của con người (2.điểm). HS làm rõ nội dung lên án, tố cáo sự xấu xa của con người với số phận của trẻ thơ trong cuộc sống ở cả 2 tác phẩm và có thể liên hệ với những tác phẩm khác.
 - Lên án người cha đã tiêu tán gia sản và lời mắng nhiếc chửi rủa cô bé bán diêm đẩy em vào thực tại cuộc sống trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ và sự thờ ơ của con người trước đứa trẻ tội nghiệp (Cô bé bán diêm)
 - Lên án Bà cô cay nghiệt, chính những người trong họ hàng đã hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt. Cậu bé phải đối mặt với loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình (Trong lòng mẹ) 
 * Hai nhà văn đã gặp nhau ở tấm lòng nhân đạo cao cả và sâu sắc, học đã cùng nhau “cúi xuống nỗi đau của những số phận trẻ thơ bất hạnh” (7.điểm). HS làm rõ nội dung này ở cả 2 tác phẩm và có thể liên hệ với những tác phẩm khác.
 + Hai nhà văn đã tập trung làm nổi bật được hình ảnh cả 2 em bé: cậu bé Hồng và Cô bé bán diêm là những đứa trẻ ngây thơ, có tâm hồn trong sáng nhưng bị xã hội tước mất quyền cơ bản của trẻ em và phải chịu nhiều mất mát, bất hạnh (2. điểm).
 * Cô bé bán diêm:
 - Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.
 - Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh. Sự sống vẫn tiếp diễn, mọi người đón “ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm”, nhìn em để buông ra lời nhận xét thờ ơ: “chắc nó muốn sưởi cho ấm”
 * cậu bé Hồng:
 - Cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, với nhiều trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ
 - Những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
 + Nhà văn với tấm lòng nhân đạo cao cả đã phát hiện và nâng niu những nét đẹp tâm hồn trẻ thơ, trân trọng những cảm xúc, ước mơ nhỏ nhoi của trẻ và đưa nhân vật vượt qua bất hạnh, nổi đau tâm hồn và có thể là cái chết bằng những sắc màu nhẹ nhàng làm người đọc nguôi đi sự chưa xót đắng cay trước tình người và tình đời đối với những số phận trẻ thơ bất hạnh, (5 điểm),
 * Cô bé bán diêm:
 - Cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút trong đêm đông rét buốt.
 - Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết. Trong giây phút cuối cùng của đời em, có lẽ nhà văn không muốn người đọc phải chứng kiến một cái chết thảm thương vì rét, vì đói, vì thiếu tình thương và niềm vui trong cuộc đời khốn khổ của cô bé, nên đã cho em rất nhiều ánh lửa và niềm vui được gặp lại bà nội hiền hậu mà em rất mực kính yêu. Ông đã cúi xuống nỗi đau của một em bé bất hạnh, kể cho ta nghe câu chuyện cảm động này bằng tất cả tình yêu thương vô bờ bến đối với trẻ thơ và những con người nghèo khổ. An-đéc-xen đã cất lên tiếng nói cảnh tỉnh những trái tim đông cứng như băng giá, gửi bức thông điệp của tình thương đến với mọi người
 * Trong lòng mẹ
 - Trên dường đi bất ngờ gặp một người giống mẹ, bé Hồng bật tiếng gọi : “Mợ ơi mợ ơi mợ ơi!”,  Những lời thống thiết ấy lay động không gian. Tiếng kêu vội vã, kéo dài thể hiện nỗi khát khao tình thương. Cất tiếng gọi nhưng bé vẫn lo lắng, hồi hộp vì sợ nhận nhầm. Nhưng không, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình.
 - Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm Tôi cười dài trong tiếng khóc”. 
 => Từ đó chúng ta có thể thấy rằng, dù là 2 thời đại khác nhau nhưng trái tim của Nguyên Hồng và An đéc xem vẫn luôn cùng một nhịp đập. Nhịp đập của lòng nhân ái, của tình yêu thương dạt dào với những em trẻ với số phận đầy đâu thương.
1,0đ
1,0đ
1,0đ
 1,0đ
 1,0đ
2,5.đ
2,5đ
 Lưu ý: Trong quá trình chấm, giám khảo có thể thống nhất để linh hoạt trong biểu điểm đối với những bài văn giàu sức sáng tạo, có nhưng suy nghĩ và ý tưởng đột phá; diễn đạt lưu loát, giàu sức biểu cảm

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 (ok).doc