Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Địa Lý

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1398Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Địa Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, năm học 2013 - 2014 môn: Địa Lý
UBND HUYỆN NGỌC HỒI 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP HUYỆN, NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề bài:
Câu1: (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu nhiệt độ của các thành phố Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh dưới đây. Hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân sự khác nhau về nhiệt độ của ba thành phố trên ?
Thành phố
Nhiệt độ (0c)
Nhiệt độ trung bình năm
Tháng nóng nhất
Tháng lạnh nhất
Hà Nội
23,5
28,9 (tháng 7)
16,4 (tháng 1)
Huế
25,2
29,4 (tháng 7)
20,0 (tháng 1)
TP Hồ Chí Minh
27,0
28,9 (tháng 4)
25,7 (tháng 12)
Câu 2: (5,0 điểm)
Cho biết những mặt mạnh và những mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. Vì sao giải quyết việc làm đang là một vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay ? Hướng giải quyết ?
Câu 3: (2,0 điểm) 
Nêu tác động của việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta.
Câu 4: (4,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:
Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước
(Cả nước = 100%)
Năm
1995
1998
2001
Diện tích
79,0
79,3
85,1
Sản lượng
85,7
88,9
90,6
a. Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước và nhận xét.
b. Cây cà phê phát triển ở Tây Nguyên dựa trên những điều kiện thuận lợi nào ?
Câu 5: (6,0 điểm)
Em hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn của vùng Đồng bằng sông Hồng trong việc phát triển và sản xuất lương thực ?
-------Hết---------
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
UBND HUYỆN NGỌC HỒI
PHÒNG GD&ĐT
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: ĐỊA LÍ 9
 Hướng dẫn gồm 3 trang
Câu
Nội dung chính
Điểm
Câu 1
a. Đặc điểm vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ.
Gồm 2 phần: đất liền và biển.
- Phần đất liền
 + Nằm giữa vĩ tuyến 8034’ B đến 23023’B. Kinh tuyến 1020 10’ Đ đến 109024’ Đ.
 + Nước ta nằm gọn trong múi giờ số 7.
 + Thuộc trung tâm Đông Nam Á trên phần đông của bán đảo Đông Dương.
 + Giáp với Trung Quốc ở phía Bắc. Phía Tây giáp với Lào và Cam- Pu- Chia, phía đông giáp với biển Đông.
- Phần biển: 
+ Có diện tích trên 1 triệu km2, thuộc biển Đông ( một biển kín của Thái Bình Dương).
 +Vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo.
- Như vậy, vị trí nước ta có đặc điểm nổi bật.
+ Nằm hoàn toàn trong vành đai nội chí tuyến của bắc bán cầu.
+ Thuộc trung tâm Đông Nam Á. 
+ Là nơi giao lưu của các khối khí theo mùa và các luồng sinh vật.
+ Là cầu nối giữa phần Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo .
b. Ý nghĩa.
- Đối với tự nhiên:
+ Môi trường tự nhiên nước ta thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm, nóng quanh năm, khí hậu phân biệt thành hai mùa: mùa nóng mưa nhiều, mùa lạnh mưa ít.
+ Giới sinh vật phong phú và đa dạng nhưng có nhiều nét tương đồng với giới sinh vật trong khu vực. Trong đó giới sinh vật nhiệt đới là phổ biến, kiểu rừng tiêu biểu là rừng nhiệt đới.
+ Tầng phong hoá dày nhưng dễ bị rửa trôi.
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển ( độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn , mùa đông ấm hơn, mùa hạ mát hơn) và có nhiều thiên tai.
+ Thiên nhiên có sự phân hoá từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây.
- Đối với kinh tế xã hội:
+ Thuận lợi về giao thông: đường bộ và đường biển,...
+ Thuận lợi giao lưu kinh tế , văn hoá với các vùng trong nước và nước ngoài.
+ Tạo điều kiện về phát triển kinh tế đa dạng: kinh tế đất liền và kinh tế biển.
+ Tạo điều kiện phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Khó khăn về an ninh quốc phòng do nằm trong khu vực nhạy cảm về an ninh nên chi phí an ninh quốc phòng lớn.
1,0 điểm
5,0 (điểm)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
5,0 (điểm)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
a. Nhận xét sự phân bố dân cư và mật độ dân số nước ta từ năm 1989 đến năm 2003.
- Nước ta có mật độ dân số cao và tăng liên tục trong những năm qua.
+ Từ năm 1989 đến 2003 mật độ dân số trung bình của cả nước tăng thêm 51 người/ km2, vì tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta hàng năm cao trung bình khoảng 1,3 %/ năm.
 - Sự phân bố dân cư và mật độ dân số không đồng đều giữa các vùng miền.
+ Những vùng có mật độ dấn số cao như: Đông Nam Bộ 476 người/ km2, đồng bằng sông Cửu Long 425 người/ km2, Đồng bằng sông Hồng 1192 người/ km2.
+ Những vùng có mật độ dân số trung bình như: Bắc Trung Bộ 202 người/km2, Duyên hải nam Trung Bộ 194 ngươi/ km2.
+ Những vùng có mật độ dân số thấp như: Tây Nguyên 84 người/ km2, Trung du miền núi Bắc Bộ 115 người / km2.
+ Trong đó vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Nguyên, vùng có mật độ dân số cao nhất là đồng bằng sông Hồng.
- Những vùng có tốc độ dân số cao như:
+ Đồng bằng sông Hồng tăng 408 người / km2.. Đông Nam Bộ 143 người/km2.
-> Vì hai vùng này là những vùng có dân cư tập trung đông và diện tích nhỏ đồng thời có nền kinh tế phát triển nên thu hút số lượng dân số khá lớn đến làm ăn sinh sống.
+ Vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số thấp và tăng chậm vì ở vùng này dân cư ít đồng thời diện tích rộng và điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển.
->vậy dân cư tập trung quá đông ở đồng bằng ,trung du và quá ít ở cao nguyên và miền núi
b. biện pháp 
 - Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tăng nhanh của mật độ dân số
- Cần phân bố lại dân cư một cách hợp lý hơn giữa các vùng miền trong nước.
+ Xây dựng cơ sơ vật chất hạ tầng ở miền núi cao nguyên (hệ thống điện, đường, trường, trạm...).
+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở vùng núi cao nguyên.
+ Thực hiện nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
6,0 điểm 
4,0 (điểm)
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
2,0 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
a. Thuận lợi:
 - Đất đai: diện tích đất nông nghiệp phần lớn là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm hơn ½ diện tích đất tự nhiên của vùng.
 - Khí hậu : khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích hợp cho cây lúa nước.
 - Nguồn nuớc: hệ thống sông ngòi dày đặc cung cấp nước và phù sa cho đồng ruộng.
 - Dân cư và nguồn lao động: dân cư và nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất lúa nước, chất lượng lao động cao.
 - Cơ sở vật chất kỹ thuật: cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất lượng thực ngày càng hoàn thiện, các tiến bộ khoa học công nghệ được sử dụng rộng rãi vào sản xuất.
 b. Khó khăn:
 - Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai, thời tiết biến đổi thất thường, sự suy thoái tài nguyên, môi trường ảnh hưởng đến sản xuất lương thực.
 - Dân cư đông, mật độ dân số cao nên gây sức ép lớn đến vấn đề sản xuất lương thực, nhất là bình quân đất nông nghiệp/ người thấp.
( HS cần đưa dẫn chứng từ sách giáo khoa hoặc từ AtLát để làm rõ)
6,0 điểm
4,0 điểm
1,0
0,75
0,75
0,75
0,75
2,0 điểm
1,0
1,0
 Lưu ý: GV cần thống nhất thảo luận đáp án trước khi chấm

Tài liệu đính kèm:

  • docDia 9.doc