Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt năm học 2011 – 2012 môn: sinh học

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3009Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt năm học 2011 – 2012 môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 thpt năm học 2011 – 2012 môn: sinh học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài : 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề thi gồm có 02 trang)
Câu 1 (2 điểm)
a. Cho biết vai trò của các loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN.
b. Sự khác nhau cơ bản giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ (E.coli)? 
c. Tại sao trong quá trình ADN nhân đôi 2 mạch đơn mới trong cùng 1 chạc tái bản lại có chiều tổng hợp ngược nhau?
Câu 2 (2 điểm)
a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có những loại nào? Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dễ xảy ra nhất trong phân bào giảm phân?
b. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động xảy ra đối với 1 nhiễm sắc thể. Hãy cho biết những thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc của hệ gen. 
Câu 3 (2 điểm)
a. Nêu các trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác trong vùng mã hóa của gen cấu trúc mà không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen đó mã hóa.
b. Thể đa bội thể khảm thường phổ biến hơn thể đa bội hoàn toàn ở động vật. Các con vật đa bội thể khảm về cơ bản các tế bào có bộ nhiễm sắc thể là lưỡng bội, trừ một số mảng cơ thể có tế bào đa bội. Thể tứ bội khảm (con vật có một số tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n) được hình thành như thế nào?
c. Khoảng 5% cá thể mắc hội chứng Down là do chuyển đoạn nhiễm sắc thể trong đó một bản sao thứ 3 của nhiễm sắc thể số 21 được gắn vào nhiễm sắc thể số 14. Nếu kiểu chuyển đoạn này xảy ra trong giảm phân phát sinh giao tử của bố hoặc mẹ thì sẽ dẫn đến hội chứng Down như thế nào ở người con?
Câu 4 (2 điểm)
a. Nêu đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.
b. Ở người, tính trạng cuộn lưỡi là do 1 gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định trong đó khả năng cuộn lưỡi là do alen trội A qui định, alen lặn a qui định tính trạng không có khả năng cuộn lưỡi. Trong một quần thể người đạt cân bằng di truyền, 64% người có khả năng cuộn lưỡi. Một người có khả năng cuộn lưỡi kết hôn với một người không có khả năng này. Hãy tính:
- Tần số alen qui định khả năng cuộn lưỡi và tần số từng loại kiểu gen trong quần thể.
- Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng có khả năng cuộn lưỡi.
Câu 5 (2 điểm)
Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng, F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 24%. Biết mỗi gen qui định một tính trạng và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn giống nhau đồng thời không có đột biến phát sinh. Xác định kiểu gen của P, F1 và tỷ lệ các loại giao tử của F1. 
Câu 6 (2 điểm)
Ở ong mật, alen A quy định cánh dài, alen a quy định cánh ngắn; alen B quy định cánh rộng, alen b quy định cánh hẹp. Hai gen qui định 2 tính trạng trên đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn với nhau. Cho ong cái cánh dài, rộng giao phối với ong đực cánh ngắn, hẹp thu được F1 toàn cánh dài, rộng. 
a. Hãy xác định kiểu gen của P.
b. Nếu cho F1 tạp giao thì tỷ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của ong cái và ong đực ở F2 như thế nào?
c. Cũng với giả thiết thực hiện phép lai như trên nhưng ở đối tượng ruồi giấm thì tỷ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào?
Câu 7 (2 điểm)
a. Khái niệm về plasmit? Vai trò của plasmit đối với vi khuẩn? Điều kiện để 1 plasmit có thể làm vectơ thể truyền trong kỹ thuật cấy gen?
	b. Bằng kỹ thuật di truyền người ta có thể tái tổ hợp 2 gen (gen phân mảnh) nguyên bản, giống nhau ở sinh vật nhân thực với ADN plasmit để tạo ra 2 phân tử ADN plasmit tái tổ hợp. Sau đó người ta chuyển 1 phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào E.coli và 1 phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nấm men (Sac.cerevisiae) và tạo điều kiện cho 2 gen đều được phiên mã, giải mã tổng hợp ra các chuỗi polypeptit. Hãy cho biết kích thước của chuỗi polypeptit ở tế bào E.coli và tế bào nấm men. Giải thích.
Câu 8 (2 điểm)
a. Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc? Sử dụng phương pháp nào thì đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật? Giải thích.
b. Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như thế nào?
Câu 9 (2 điểm)
a. Vì sao sự thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể vi khuẩn diễn ra nhanh hơn so với sự thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?
b. Tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với một alen lặn trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y so với một alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên nhiễm sắc thể thường có gì khác nhau?
Câu 10 (2 điểm)
a. Khái niệm về phiêu bạt di truyền? Tác động của phiêu bạt di truyền đối với 1 quần thể tiến hóa?
b. Giải thích tại sao chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hóa duy nhất, liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi.
c. Giá trị thích nghi tương đối của một con la bất thụ là bao nhiêu? Giải thích.
d. Xét 1 quần thể trong đó các cá thể dị hợp tử về một locut nhất định có kiểu hình to lớn hơn rất nhiều so với cá thể có kiểu gen đồng hợp tử (thứ tự kiểu hình ứng với kiểu gen như sau: Aa > AA > aa). Khi môi trường sống trở lên lạnh kéo dài thì kiểu hình nào sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại? Trường hợp này thể hiện hình thức chọn lọc định hướng, chọn lọc phân hóa hay chọn lọc ổn định? Giải thích.
----------------- Hết -----------------
Họ và tên thí sinh : .Số báo danh : .
Họ và tên giám thị số 1 : 
Họ và tên giám thị số 2 : 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ NAM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Sinh học
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu /ý
Nội dung
Điểm
1.a
Enzim tham gia vào quá trình tổng hợp ADN
- Enzim tháo xoắn : Tháo xoắn và cắt đứt các liên kết hidro và tách mạch ADN
- Enzim primer : tổng hợp đoạn mồi tạo ra đầu 3’OH
- Enzim ADN polymeraza : tổng hợp bổ sung tạo mạch mới
- Enzim lygaza : nối các đoạn okazaki 
0,5
1.b
Sự khác nhau cơ bản giữa quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực
- Số đơn vị tái bản : 1/ nhiều
- Tốc độ tái bản : nhanh (500nu/s)/ chậm (50-90nu/s)
- Kích thước phân tử ADN con so với ADN mẹ : Không đổi/ ngắn lại
- Kích thước phân đoạn okazaki : dài/ ngắn
0,5
1.c
- Trong cấu trúc phân tử ADN hai mạch đơn có chiều liên kết trái ngược nhau
- Do đặc điểm của enzim AND polymeraza chỉ có thể bổ sung các nu mới vào đầu 3’OH tự do 
0.5
2.a
- Các loại đột biến nhiễm sắc thể
+ Mất đoạn
+ Lặp (thêm) đoạn
+ Đảo đoạn
+ Chuyển đoạn
0,5
- Loại đột biến lặp đoạn và mất đoạn
0,5
2.b
- Hệ gen sẽ bị mất gen, nếu đoạn mất đó không gắn vào nhiễm sắc thể và bị tiêu biến
0,25
- Đoạn đứt ra có thể được gắn vào 1 nhiễm sắc tử chị em làm dư thừa 1 đoạn NST tạo nên lặp đoạn
0,25
- Đoạn đứt ra có thể gắn trở lại với NST ban đầu của nó theo chiều ngược lại tạo nên đột biến đảo đoạn.
0,25
- Đoạn bị đứt ra gắn với 1 NST không tương đồng tạo ra đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 NST
0,25
3a
- Đột biến thay thế ở vị trí không mã hóa cho aa nào (intron)
0.25
- Đột biến xảy ra ở vùng exon
+ Đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba mới cùng mã hóa cho 1 aa
0.25
+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới cùng tính chất với aa ban đầu (cùng axit, cùng ba zơ, trung tính phân cực. .)
0.25
+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới nhưng aaxit amin mới không làm thay đổi cấu trúc không gian của pr 
0.25
3b.
Trong quá trình phát triển của phôi, hợp tử và cá thể một tế bào nào đó trong quá trình phân chia NST nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, kết quả là tế bào không phân chia và tạo thành tế bào tứ bội. Trong các chu kỳ tế bào sau tế bào tứ bội này phân chia bình thường tạo ra các dòng tế bào tứ bội => Thể khảm.
0.5
3c
Trong giảm phân NST kết hợp giữa 14 và 21 hoạt động như 1 nhiễm sắc thể. Nếu một giao tử nhận được NST 14-21 và một bản sao bình thường của NST 21 thì trong thụ tinh giao tử này kết hợp với 1 giao tử bình thường và tạo thành hợp tử phát triển thành thể ba nhiễm 21.
0,5
4a
Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối?
* Quần thể tự phối:
-Tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử ngày càng giảm, đồng hợp tử ngày càng tăng, quần thể dần dần phân li thành các dòng thuần đồng hợp về các kiểu gen khác nhau, giảm đa dạng di truyền
- Tần số alen không thay đổi
0,5
* Quần thể ngẫu phối:
- Đa hình về kiểu gen, đa hình về kiểu hình ---> duy trì được sự đa dạng di truyền trong quần thể
- Ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số alen không đổi.
0,5
4b
Qui ước: alen A: có khả năng cuộn lưỡi
 alen a: không có khả năng cuộn lưỡi
Tỷ lệ người không có khả năng cuộn lưỡi: 1- 0,64 = 0,36
Gọi tần số alen A = p; tần số alen a = q
Quần thể đạt cân bằng di truyền thì q2 aa = 0,36
 qa = 0,6
 pA = 1-0,6 = 0,4
Tần số từng loại kiểu gen trong quần thể:
KG AA = p2= 0,16, Aa= 0,48 , aa = 0,36
0,5
-Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con có khả năng cuộn lưỡi:
+Người không có khả năng cuộn lưỡi có KG aa
+ Người có khả năng cuộn lưỡi có thể có kiểu gen Aa hoặc AA. Tần số Aa = 0,48/ (0,16 + 0,48) = 3/4
-Xác suất sinh con không có khả năng cuộn lưỡi:
= 3/4 x1 x 1/2 = 3/8
-Xác suất sinh con có khả năng cuộn lưỡi = 1- 3/8= 5/8 = 62,5%
(nếu học sinh làm cộng xác suất ứng với 2 sơ đồ lai mà có đáp số đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,5
5
Pt/c tương phản F1: 100% cây thân cao, hoa đỏ thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng.
Qui ước: A: thân cao, a: thân thấp ; B: Hoa đỏ, b: hoa trắng
0,5
Pt/c tương phản F1 mang 2 cặp gen dị hợp, F2 có kiểu hình cây cao, hoa trắng chiếm 24% khác với tỉ lệ của qui luật phân li độc lập và liên kết gen hoàn toàn -> 2 tính trạng trên di truyền theo qui luật hoán vị gen. Với tần số hoán vị gen là f.
0,5
Sơ đồ lai: 
 Pt/c cao, trắng x thấp, đỏ
 Ab//Ab aB//aB
Gp: 100% Ab 100% aB
F1: Ab/aB (100% cao, đỏ)
F1 xF1: Cao, đỏ x Cao, đỏ
 Ab//aB Ab//aB 
GF1: Ab = aB = (1-f)/2 Ab = aB = (1-f)/2
 AB = ab = f/2 AB = ab = f/2
F2: thân cao, hoa trắng có kiểu gen: Ab//Ab, Ab//ab
Có: Ab/Ab + 2(x ) Ab/ab = 0,24
Giair ra ta được: f = 20%
Suy ra: Tỉ lệ giao tử F1: Ab = aB = 0,4
 AB = ab = 0,1
1,0
6a.
Ong có hiện tượng trinh sản: trứng được thụ tinh nở thành ong cái có bộ nhiễm sắc thể 2n, trứng không được thụ tinh nở thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể n.
à Kiểu gen P : Ong cái: ; Ong đực: ab.
0,5
6b.
Ở ong, trứng được thụ tinh thì tạo thành ong cái và ong thợ, trứng không được thụ tinh sẽ nở thành ong đực. Vì vậy ta có sơ đồ lai
P: Ong cái cánh dài, rộng x ong đực cánh ngắn, hẹp
 ♀ ♂ab
GP: AB ab
F1
 KG: 50% AB//ab 50% AB/
 KH: 100% ong cái: Cánh dài, rộng ; 100% ong đực cánh dài, rộng
F1: ong cái cánh dài, rộng x ong đực cánh dài, rộng
 ♀ ♂ AB
GF: 1 AB : 1 ab 100% AB
 F2: 1 ♀:1 ♀ : 1 ♂AB : 1 ♂ab
Kiểu hình: ong cái: 100% cánh dài rộng; ong đực: 1 cánh dài rộng: 1 cánh ngắn hẹp.
1,0
6c
Ruồi giấm: cả đực và cái đều lưỡng bội 2n.
Pt/c: ♀ x ♂
F1: 100% : xám dài
F1 x F1: ♀ x ♂
F2: TLKG: 1 : 2 : 1 
TLKH: 3dài rộng : 1 ngắn hẹp
0,5
7a
- Khái niệm plasmit: Plasmid là những phân tử ADN, vòng, sợi kép, tự tái bản, được duy trì trong vi khuẩn như các thực thể độc lập ngoài nhiễm sắc thể. 
0.25
- Vai trò : Một số plasmid mang thông tin về việc di chuyển chính nó từ tế bào này sang tế bào khác (F plasmid), một số khác mã hóa khả năng kháng lại kháng sinh (R plasmid), một số khác mang các gen đặc biệt để sử dụng các chất chuyển hóa bất thường (plasmid phân huỷ
0.25
- Để được dùng làm vector plasmid cần phải có: 
+ Vùng nhân dòng đa vị chứa các điểm cắt cho các enzim cắt giới hạn, dùng để chèn các ADN nhân dòng Plasmid chứa gen để chọn (như gen kháng ampicillin) 
+ Điểm khởi động sao chép hoạt động trong E. Coli
0.5
7b
- Chuỗi polypep tit ở E.coli dài hơn chuỗi polypeptit ơ nấm men.
0,25
- Giải thích :
+ Gen ở tế bào nhân thật có cấu trúc dạng TTDT gián đoạn, xen giữa các đoạn Exon là các đoạn Intron.
0,25
+ E.coli là sinh vật nhân sơ, trong dịch tế bào không có enzim cắt bỏ đoạn Intron vì vậy trong phân tử mARN được tổng hợp phản ánh một cách trung thực trình tự các Nu trên mạch gốc của gen cấu trúc tức là các đoạn I không bị loại bỏ nên các nu trên mARN đều được mã hóa cho các axit amin tương ứng => chuỗi polypeptit dài
0,25
+ Nấm men là sinh vật nhân thật, trong dịch nhân có enzim cắt bỏ đoạn Intron vì vậy trong phân tử mARN được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của gen cấu trúc và bị loại bỏ các đoạn I trước khi làm khuôn mẫu cho việc giải mã tổng hợp pr chuỗi polypeptit ngắn.
0,25
8a
- Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp sau để tạo ra nguồn biến dị di truyền là nguyên liệu cho chọn lọc: 
+ Sử dụng phương pháp lai để tạo nguồn BDTH 
+ Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo nguồn đột biến.
+ Sử dụng công nghệ di truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
- Sử dụng phương pháp gây đột biến nhân tạo đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật vì tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên ta có thể dễ dàng phân lập được các dòng đột biến, cho dù tần số đột biến gen thường khá thấp.
1.0
8b
Muốn nghiên mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như sau:
- Sử dụng nhân bản vô tính hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi để tạo ra nhiều vật nuôi có kiểu gen giống nhau.
- Nuôi các con vật có cùng KG trong các môi trường khác nhau để thu các KH khác nhau.
- Tập hợp các KH khác nhau của cùng một KG ta có mức phản ứng của KG đó
- Dựa vào mức phản ứng để đánh giá KG đó có mức phản ứng rộng hay hẹp
1.0
9a
- Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn	
0,5
- Vùng nhân vi khuẩn có 1 ADN kép, vòng do đó hầu hết đột biến đều biểu hiện ngay trong kiểu hình.
0,5
9b
- Nói chung các gen trên X không tương ứng với các gen trên Y. Ở một số loài Y không mang gen do đó alen lặn trên X có nhiều cơ hội được biểu hiện kiểu hình hơn alen lặn trên NST thường (chỉ biểu hiện trong đồng hợp tử lặn). 
0,5
- Chọn lọc tự nhiên tác động trên kiểu hình của cá thể, thông qua đó mà ảnh hưởng tới tần số tương đối của các alen. Alen lặn trên X dễ được biểu hiện hơn nên chịu tác động của chọn lọc tự nhiên nhiều hơn. Alen lặn trên NST thường tồn tại trong quần thể lâu hơn dưới dạng ẩn náu trong các thể dị hợp. 
0,5
10a
Khái niệm: tần số tương đối của các alen trong 1 quần thể có thể bị biến đổi đột ngột do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó. Hiện tượng này được gọi là phiêu bạt di truyền. 
0,25
Tác động của phiêu bạt di truyền
- Phiêu bạt di truyền tác động mạnh lên các quần thể có kích thước nhỏ
- Phiêu bạt di truyền làm thay đổi tần số tương đối của các alen một cách ngẫu nhiên
- Làm giảm biến dị của quần thể
- Phiêu bạt di truyền có thể cố định các gen có hại trong quần thể..
0,5
10b
Đột biến, dòng gen và phiêu bạt di truyền đều có thể làm tăng, giảm tần số alen có lợi hoặc có hại trong quần thể. Chỉ CLTN mới liên tục làm tăng tần số alen có lợi và do đó làm tăng mức độ sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen ưu thế nhất. Vì vậy CLTN là cơ chế duy nhất liên tục tạo ra sự tiến hóa thích nghi.
0,5
10c.
Bằng không . Vì con la bất thụ không thể di truyền vốn gen cho thế hệ sau
0,25
10d
Khi môi trường lạnh kéo dài thì những cá thể có kích thước lớn hơn sẽ được giữ lại và kiểu hình có kiểu gen Aa sẽ được giữ lại. Kiểu chọn lọc này là chọn lọc định hướng (chọn lọc vận động)
0,25
Vì khi thời tiết lạnh kéo dài, những cá thể có kích thước lớn có tỷ số S/V nhỏ, khả năng mất nhiệt hạn chế => Khả năng chống chịu nhiệt độ thấp tốt hơn.
0,25
Chú ý : 
- Các bài tập học sinh có thể giải, tính toán theo các cách khác, nếu đúng, hợp lý thì cho điểm tương đương.
- Điểm toàn bài không làm tròn số
----------------- Hết -----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_tinh_ha_nam_mon_sinh_hoc_thpt.doc