Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2012-2013 đề thi môn: lịch sử

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1632Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2012-2013 đề thi môn: lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 năm học 2012-2013 đề thi môn: lịch sử
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2,0 điểm).
Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc hãy chứng minh “Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời Cận đại” nhưng “vẫn là cách mạng chưa đến nơi”.
Câu 2 (2,0 điểm).
 Cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công?
Câu 3 (2,0 điểm). 
 Trào lưu cải cách diễn ra như thế nào ở các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX (trừ Việt Nam)? Nhận xét về cuộc cải cách ở Thái Lan.
Câu 4 (1,5 điểm ).
 Giải thích những hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX và ý nghĩa lịch sử của phong trào này.
Câu 5 (1,0 điểm).
 So sánh các phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX: Phong trào Đông Du (1905- 1908) của Phan Bội Châu và cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ của Phan Châu Trinh năm 1906.
Câu 6 (1,5 điểm).
Thông qua những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911-1918, hãy nhận xét con đường cứu nước của Người có điểm gì mới so với các bậc yêu nước tiền bối?
-------------HẾT-------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.......; Số báo danh.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Đáp án có 04 trang)
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐÁP ÁN MÔN: LỊCH SỬ
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy chứng minh rằng “Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại” nhưng “vẫn là cách mạng chưa đến nơi”
2,0
a. Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại.
 - Triệt để trong việc giải quyết các nhiệm vụ của cách mạng tư sản:
+ Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ sự chia cắt, tạo thống nhất thị trường, thống nhất dân tộc. Đánh bại Liên minh phong kiến châu Âu, bảo vệ nước Pháp cách mạng
0,25
+ Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến Pháp (lật đổ nền quân chủ chuyên chế, xử tử vua Lui XVI), thành lập nền cộng hòa, nền chuyên chính. Bước đầu giải quyết vấn đề ruộng đất, các quyền công dân (Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, ban hành hiến pháp 1793 - hiến pháp dân chủ nhất thời cận đại).
0,5
- Triệt để trong thái độ của giai cấp lãnh đạo cách mạng: Lãnh đạo cách mạng chỉ có giai cấp tư sản và những bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp tư sản lần lượt nắm quyền lãnh đạo: Đại tư sản đến tư sản Gi-rông-đanh đến tư sản Gia-cô-banh, thái độ cách mạng triệt để
0,25
- Triệt để trong tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân.
+ Quần chúng đấu tranh liên tục, quyết liệt, không chịu dừng bước khi chưa đạt mục tiêu
0,25
b. Cách mạng tư sản Pháp vẫn là cách mạng chưa đến nơi.
- Lý luận: Thực chất sau cách mạng là sự thay thế chế độ áp bức này bằng chế độ áp bức khác nên tính chất của cách mạng tư sản luôn là không triệt để.
0,25
- Trong quá trình tiến hành, Cách mạng tư sản Pháp có hạn chế là duy trì chế độ tư hữu, kết quả cuối cùng của cách mạng là sự ra đời của nền độc tài quân sựQuần chúng nhân dân là lực lượng chính tham gia cách mạng nhưng lại không được hưởng quyền lợi gì
0,5
2
Cuối thế kỉ XIX ở Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện những cuộc cải cách nào? Tại sao cải cách ở Trung Quốc thất bại, còn cải cách ở Nhật Bản thành công?
2,0
a. Những cải cách ở Trung Quốc - cải cách Mậu Tuất (1898).
- Cuối thế kỉ XIX, trong bối cảnh các nước đế quốc tăng cường sâu xé Trung Quốc, một số sĩ phu tiến bộ Trung Quốc chủ trương tiến hành cải cách để cứu vãn tình thế. Đó là cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất năm 1898 do hai nhà nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu chủ trương với sự đồng tình, ủng hộ của vua Quang Tự.
0,25
- Ngày 21/9/1898, khi phong trào Duy tân mới diễn ra được hơn 100 ngày, Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến, ra lệnh bắt vua Quang Tự, tịch thu ấn tín, bắt và xử tử những người lãnh đạo phái Duy tânCải cách thất bại.
0,25
b. Ở Nhật Bản - cải cách Minh Trị (1868).
- Người khởi xướng là Thiên Hoàng Minh Trị với nội dung: + Kinh tế, thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông, liên lạc. Nhà nước nắm giữ việc khai mỏ.
0,25
 + Chính trị: Xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới tổ chức theo kiểu châu Âu, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật thành một quốc gia thống nhất. Thông qua Hiến pháp 1889, thiết lập nền quân chủ lập hiến.
0,25
+ Văn hóa-giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, tăng cường nội dung khoa học kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử học sinh đi du học ở phương Tây. Quân đội được Tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng phát triển công nghiệp tàu chiến, sản xuất vũ khí. Cải cách thành công.
0,25
c. Cải cách ở Nhật Bản thành công, ở Trung Quốc thất bại
 - Cải cách ở Nhật Bản thành công là vì: Được sự hậu thuẫn của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là tầng lớp quí tộc Đai-my-ô và tầng lớp Sa-mu-rai. Người tiến hành cải cách là Thiên hoàng Minh Trị, nắm trong tay thực quyền và là người có tư tưởng Duy tân tiến bộ.
0,5
 - Cải cách ở Trung Quốc thất bại vì: Do vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu, đứng đầu là Từ Hi Thái hậu. Vua Quang Tự không có thực quyền chính trị. Phong trào phát triển chủ yếu trong tầng lớp quan lại, sĩ phu có ý thức tiếp thu tư tưởng nhưng không đi vào quần chúng nhân dân, không động viên và cũng không muốn dùng nhân dân làm hậu thuẫn. Nội bộ chưa đoàn kết
0,25
3
Trào lưu cải cách diễn ra như thế nào ở các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX (trừ Việt Nam)? Nhận xét về cuộc cải cách ở Thái Lan.
2,0
a. Trào lưu cải cách diễn ra ở các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX( trừ Việt Nam) như thế nào?
- Do tác động của cải cách ở Nhật Bản cuối thể XIX đầu thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á tiến hành cải cách. Ở Phi-líp-pin, cải cách của Hô-xê Ri-dan năm 1892...đã khơi dậy ý thức dân tộc, đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người Phi-líp-pin. 
0,5
- Cải cách ở Xiêm: Cải cách của vua Ra-ma IV với chủ trương mở của buôn bán với bên ngoài, dựa vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước đế quốc để bảo vệ độc lập đất nướcNăm 1892, cải cách của vua Ra-ma V theo khuôn mẫu của các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục, tạo cho nước Xiêm một bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
0,25
- Về hành chính: Vua có quyền lực tối cao, bên cạnh có Hội đồng nhà nước ..thành lập Hồi đồng Chính phủ gồm 12 bộ trưởngHệ thống tòa án, trường học đều được tổ chức lại kiểu châu Âu
0,25
- Kinh tế: Tư bản nước ngoài được phép vào đầu tư kinh doanh ở Xiêm. Về quân sự, quân đội được tranh bị và huấn luyện theo phương pháp hiện đại
0,25
- Ngoại giao: Thực hiện chính sách mền dẻo, vừa lợi dụng là nước “đệm” giữa hai thế lực đế quốc Anh - Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ chủ quyền dân tộc
0,25
b. Nhận xét:
 Cải cách của Xiêm khôn khéo, mền dẻo. Với những cải cách đó Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước khác trong khu vực, tuy vẫn chịu lệ thuộc vào Anh, Pháp về kinh tế, chính trị nhưng vẫn giữ được độc lập. Những cải cách còn tạo điều kiện cho Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
0,5
4 
Giải thích những hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang và ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX.
1,5
a. Những hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang
- Hưởng ứng chiều Cần vương của vua Hàm Nghi, các sĩ phu, văn thân yêu nước đã lãnh đạo phong trào Cần vương chống Pháp...với các cuộc khởi nghĩa vũ trang tiêu biểu như: Khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩa Bãi Sậy, Khởi nghĩa Hương Khê.
0,25
- Tiếp tục con đường đấu tranh vũ trang: khỏi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy... con đường đấu tranh truyền thống của dân tộc Việt Nam để chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc nhưng còn hạn chế
0,25
- Xây dựng căn cứ chiến đấu kiên cố nhưng thủ hiểm, đơn lẻ, khi bị thực dân Pháp tập trung lực lượng dùng hỏa lực mạnh tấn công thì các cuộc khởi nghĩa dễ bị thất bại.
0,25
- Khởi nghĩa vũ trang chưa huy động sức mạnh toàn dân, chưa có sự kết hợp khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước...
0,25
b. Ý nghĩa lịch sử.
- Là sự tiếp nối truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh anh dũng của dân tộc ta...gây khó khăn cho Pháp trong việc bình định và tổ chức cai trị ở Việt Nam 
0,25
- Sự thất bại phong trào Cần vương chấm dứt hoàn toàn phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, đặt ra yêu cầu muốn giải phóng dân tộc phải có một con đường cứu nước mới khác với con đường này.
0,25
5
So sánh hai phong trào Đông Du (1905- 1908) của Phan Bội Châu và cuộc vận động Duy tân ở Trung Kỳ của Phan Châu Trinh năm 1906
1,0
a. Giống nhau.
- Thực hiện trong cùng một bối cảnh lịch sử giống nhau... Khởi xướng và lãnh đạo các phong trào đều là sĩ phu có tư tưởng mới, đều theo khuynh hướng dân chủ tư sản...
0,25
- Thể hiện tinh thần yêu nước mong muốn giải phóng dân tộc. Do hạn chế về tổ chức và lãnh đạo nên các phong trào đều thất bại
0,25
b. Khác nhau.
- Về xác định kẻ thù: Phan Bội Châu là thực dân Pháp...Phan Châu Trinh là phong kiến thối nát, sâu mọt
0,25
- Phương pháp thực hiện: Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản để bạo động Phan Châu Trinh dựa vào thực dân Pháp để cải cáchCơ sở xã hội: Phan Bội Châu dựa vào tầng lớp trên...Phan Châu Trinh dựa vào tầng lớp dưới nông dân và những người nghèo khổ
0,25
6
Thông qua những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 – 1918, hãy nhận xét con đường cứu nước của Người có điểm gì mới so với các bậc yêu nước tiền bối?
1,5
a. Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 – 1918
- 5/6/1911, trên chiếc tàu buôn Pháp mang tên Đô đốc La-Tu-sơ Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, với quyết tâm “tôi sẽ làm việc, tộ sẽ làm tất cả việc gì để sống và để đi”. 
0,25
- Tháng 7/1911, Người đến cảng Mác-xây, sau đó đi qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu. Đặc biệt, Người đã dừng chân khá lâu ở ba nước đế quốc Mĩ, Anh, Pháp
0,25
- 12/1917, từ Anh, Người trở về Pháp tham gia vào phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào vô sản Pháp. Các phong trào đó đang phát triển mạnh dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Người nhanh chóng trở thành người lãnh đạo của tổ chức “Hội người Việt Nam yêu nước” ở Pari
0,25
b. Hãy nhận xét con đường cứu nước của Người có điểm gì mới so với các bậc yêu nước tiền bối
- Nhìn thấy hạn chế của các bậc yêu nước tiền bối và quyết tâm không đi theo con đường đó... Hướng đi mới, ra nước ngoài để đi tìm đường cứu nước nhưng không theo hướng đi của các bậc tiền bối: Phan Bội Châu sang Nhật Bản...
0,25
- Cách thức hoạt động để đi tìm con đường cứu nước mới: Phan Bội Châu cầu viện, đưa học sinh sang Nhật Bản học...Nguyễn Tất Thành qua thực tế lao động của bản thân ở nhiều nước, qua tìm hiểu thực tế cuộc sống, lao động của giai cấp vô sản ở nhiều nước, tìm hiểu phong trào đấu tranh ở các nước
0,25
- Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy là bước đầu, nhưng rất đúng hướng, là điều kiện cần thiết để sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Người đến với chủ nghĩa Lênin, tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
0,25
(Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Bài viết đủ nội dung, chính xác, lôgic thì mới cho điểm tối đa).
-------------HẾT-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc