SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— ĐỀ ĐỀ XUẤT (Tăng Văn Đại) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2013 – 2014 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC Dành cho học sinh THPT Chuyên Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ——————————— Câu 1: a. Trình bày vai trò của nấm men? b. Hãy chứng minh rằng ở giới khởi sinh, các sinh vật có kiểu dinh dưỡng đa dạng nhất? Câu 2: a. Khi nào một phân tử ADN có tỉ lệ nuclêôtit A≠T và G≠X? b. Tại sao enzim trong lizôxôm không phá huỷ chính tế bào? Câu 3: a. Có 3 dung dịch dựng trong 3 ống nghiệm. Ống 1 chứa dung dịch ADN, ống 2 chứa dung dịch catalaza, ống 3 chứa dung dịch saccarôzơ. Người ta đun từ từ 3 dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích. b. Tế bào có thể tự điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng cách nào? Câu 4: a. So sánh sự khác nhau giữa hình thức vận chuyển O2 và ion Na+ qua màng tế bào? b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân. Cơ chế hình thành tế bào có nhiều nhân như thế nào? Câu 5: a. Có 1 lọ đựng glucôzơ, 1 lọ đựng axit piruvic, 1 lọ đựng dịch nghiền tế bào có các bào quan, 1 lọ đựng ti thể, 1 lọ đựng dịch nghiền tế bào không có bào quan. Làm thí nghiệm về quá trình hô hấp tế bào. Có bao nhiêu thí nghiệm có CO2 thoát ra. Giải thích? b. Cho tảo quang hợp trong môi trường chứa C18O2 và H216O (18O phóng xạ). Phân tích các sản phẩm quang hợp gồm: H2O, O2, C6H12O6, tinh bột, saccarôzơ, nguyên tử 18O có mặt trong những hợp chất nào? Câu 6: Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, một học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau: Có 3 ống nghiệm xếp theo thứ tự 1, 2, 3 đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào: Ống 1: thêm nước cất. Ống 2: thêm nước bọt. Ống 3: thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào. Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm. Do học sinh quên không đánh dấu các ống. a. Em hãy trình bày cách nhận biết mỗi ống? b. Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao? Câu 7 a. Xét một tế bào sinh dục cái của một loài động vật có 2 cặp gen Aa, Bb cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AB/ab tiến hành giảm phân bình thường. Thực tế có thể tạo thành giao tử có kiểu gen như thế nào? b. Giả sử một cơ thể sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AaBb, trong quá trình giảm phân xuất giện một số giao tử bất thường, có thành phần NST kí hiệu là AaB, b. Hãy giải thích cơ chế tạo ra các giao tử trên? Câu 8: a. Trình bày cơ chế tái bản vật chất di truyền ở virut HIV? b. Trong kĩ thuật làm dưa chua, làm thế nào để rút ngắn thời gian pha lag của quần thể vi khuẩn lăctic? Câu 9: Các câu sau đúng hay sai. Giải thích? a. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. b. Xenlulôzơ và tinh bột đều được cấu tạo từ đơn phân glucôzơ nhưng xenlulôzơ bền hơn tinh bột. c. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có bộ nhiễm sắc thể là 2n. d. Vai trò của NADH trong hô hấp hiếu khí và lên men là như nhau. Câu 10: Ở loài ong mật 2n=32. Một ong chúa đẻ 1 số trứng, gồm trứng được thụ tinh và trứng không thụ tinh. Có 80% trứng thụ tinh nở thành ong thợ, 25% trứng không thụ tinh nở thành ong đực. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực chứa 45024 nhiễm sắc thể. Biết rằng số ong đực con bằng 1% số ong thợ con. a. Xác định số ong đực và ong thợ? b. Xác định tổng số trứng mà ong chúa đã đẻ ra? -----------------------Hết--------------------- Họ và tên thí sinh...............................................................SBD...................................... SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ——————— ĐỀ ĐỀ XUẤT (Tăng Văn Đại) HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG 10 NĂM 2013-2014 MÔN: SINH HỌC Dành cho học sinh THPT Chuyên ——————————— Câu Nội dung Điểm 1 (1.0đ) a. Ứng dụng của nấm men: -Lên men etylic: sản xuất rượu, cồn, bia, làm nở bánh mì, bánh bao ..................................... -Sản xuất sinh khối thu các sản phẩm có giá trị như axit amin, prôtêin đơn bào, vacxin tái tổ hợp,... ứng dụng trong nghiên cứu di truyền học, tế bào học ............................................ b. Giới khởi sinh bao gồm vi khuẩn, vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng đa dạng nhất: - Quang tự dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, màu lục. - Quang dị dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: Vi khuẩn tía, vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh....................................................................................................................................... - Hoá tự dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: Vi khuẩn nitrat hoát, vi khuẩn hidro, vi khuẩn sắt,... - Hoá dị dưỡng có ở các vi sinh vật gồm: Vi khuẩn lên men, vi khuẩn hoại sinh, vi khuẩn gây bệnh,.................................................................................................................................. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,0đ) a. Phân tử ADN có tỉ lệ nuclêôtit A≠T và G≠X: - Khi ADN có cấu trúc 1 mạch................................................................................................. - ADN có cấu trúc 1 mạch có ở một số virut hoặc do ADN 2 mạch bị biến tính................... b. Enzim trong lizôxôm không phá huỷ chính tế bào. Vì: - Enzim tổng hợp trong ở trong lizoxom ở trạng thái chưa hoạt động do được gắn với các gốc đường................................................................................................................................. - Các enzim được bao bọc trong lớp màng của lizôxôm.......................................................... - Khi lizoxom vỡ ra, giải phóng enzim và enzim trở thành dạng hoạt động sẽ xúc tác phân giải các chất, phá huỷ tế bào. + Ví dụ: Khi nòng nọc đến 1 giai đoạn nhất định thì lizôxôm ở các tế bào gốc đuôi vỡ ra giải phóng các enzim thuỷ phân phá huỷ tế bào làm đuôi nòng nọc bị đứt. 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (1,0đ) a. Cấu trúc của hợp chất catalaza bị biến đổi nhiều nhất.................................................... Giải thích:............................................................................................................................... - Catalaza là một enzim có bản chất là prôtêin nên bị biến tính ở nhiệt độ cao. - ADN bị biến tính ở gần nhiệt độ sôi tách thành 2 mạch đơn, nhưng đưa về nhiệt độ thường, 2 mạch lại liên kết với nhau. - Đường saccarôzơ không thay đổi cấu trúc khi ở nhiệt độ 1000C. b. Tế bào tự điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng những cách sau: - Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế........................................................................................... - Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng ức chế ngược: Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như 1 chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa................................................................................................ 0,25 0,25 0,25 0,25 4 (1,0đ) a. Sự khác giữa hình thức vận chuyển O2 và ion Na+ qua màng tế bào: Vận chuyển O2 qua màng tế bào Vận chuyển ion Na+ qua màng tế bào -Hình thức vận chuyển thụ động (khuếch tán) -O2 khuếch tán từ nơi có phân áp khí O2 cao đến nơi có phân áp khí O2 thấp. -Không tiêu tốn năng lượng ATP. -Khếch tán trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit. -Vận chuyển chủ động. -Na+ vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. -Tiêu tốn năng lượng ATP. -Vận chuyển qua bơm. Ví dụ bơm Na+-K+. b. Cơ chế hình thành tế bào có nhiều nhân: - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân........................................................................................ - Tế bào nhiều nhân được hình thành do các tế bào trong quá trình nguyên phân liên tiếp xảy ra sự phân chia nhân mà không phân chia tế bào chất................................................................ 0,25 0,25 0,25 0,25 5 (1,0đ) a. Làm thí nghiệm về hô hấp tế bào: - Có 3 thí nghiệm có CO2 bay ra.............................................................................................. + Lọ đựng glucôzơ cho vào 1 lọ đựng dịch nghiền tế bào. + Lọ đựng axit piruvic cho vào lọ đựng ti thể. + Lọ đựng đựng axit piruvic cho vào 1 lọ đựng dịch nghiền tế bào. - Giải thích: Ở cả ba lọ này đều xảy ra giai đoạn chu trình Krebs của quá trình hô hấp. CO2 được giải phóng khi có axit piruvic đi vào trong ti thể trong chu trình Krebs................ b. Những hợp chất có chứa nguyên tử 18O: - H2O, C6H12O6, tinh bột, saccarôzơ....................................................................................... - O2 thoát ra chủ yếu chứa nguyên tử 16O và lượng nhỏ O2 thoát ra chứa nguyên tử 18O...... 0,25 0,25 0,25 0,25 6 (1.0đ) a. Cách nhận biết mỗi ống:.................................................................................................... - Dùng dung dịch Iôt loãng và giấy quì để phát hiện. - Nhỏ dung dịch Iôt vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt). - Hai ống còn lại 1 và 3 có xuất hiện màu xanh tím. - Thử bằng giấy quì tím với 2 ống còn lại, ống nào làm giấy quì tím chuyển màu đỏ là ống 3 (chứa axit HCl), ống không là quì tím chuyển màu là ống 1 (chứa tinh bột và nước lã). b. Giải thích:............................................................................................................................ - Ở ống 2 tinh bột bị biến đổi nhờ enzim almilaza trong nước bọt nên không có phản ứng màu với dung dịch Iôt. - Ống 1 không có enzim, tinh bột không bị biến đổi nên có phản ứng màu với dung dịch Iôt. - Ống 3 có nước bọt nhưng trong môi trường axit (HCl), không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt nên tinh bột không bị biến đổi. - Kết luận: Tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim có trong nước bọt hoạt động trong môi trường thích hợp, ở nhiệt độ thích hợp. 0,5 0,5 7 (1.0đ) a. Xác định giao tử tạo thành: - Trường hợp giảm phân không xảy ra trao đổi chéo các gen, thì có thể tạo trứng có kiểu gen AB hoặc ab....................................................................................................................... - Trường hợp giảm phân xảy ra trao đổi chéo các gen, thì có thể tạo trứng có kiểu gen AB hoặc ab hoặc Ab hoặc aB......................................................................................................... b. Cơ chế tạo thành tế bào có thành phần nhiễm sắc thể AaB, b:....................................... - Ở kì sau giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể Aa nhân đôi nhưng không phân li. Kết thúc giảm phân I tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể AAaaBB và bb. Giảm phân II bình thường tạo ra giao tử AaB, b. 0,25 0,25 0,5 8 (1.0đ) a. Quá trình tái bản vật chất di truyền ở HIV: -Hệ gen của HIV gồm 2 phân tử ARN giống nhau gắn với enzim ADN-polimeraza là reverse transcriptaza (enzim phiên mã ngược)......................................................................... -Khi xâm nhập vào tế bào chủ HIV sử dụng enzim phiên mã ngược tổng hợp ADN từ khuôn mẫu ARN của chúng và cài xen ADN này vào hệ gen tế bào chủ. Đoạn ADN này có thể tổng hợp hàng loạt phân tử ARN để tạo nên hàng loạt virut HIV mới phá vỡ tế bào........ b. Biện pháp rút ngắn pha lag ở quần thể vi khuẩn lăctic khi làm dưa chua: - Chuẩn bị dung dịch muối 4-6% thích hợp với vi khuẩn ưa mặn (vi khuẩn lăctic). - Thêm axit giấm, chanh, nước dưa chua để tạo độ chua ban đầu. - Thêm nước dưa cũ để cung cấp giống vi khuẩn có hoạt tính mạnh. - Thêm đường để cung cấp nguyên liệu thích hợp ban đầu. 0,25 0,25 0,5 9 (1.0đ) a. Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực.......................................... b. Đúng.................................................................................................................................... c. Sai. Tế bào sinh dưỡng ở thể đơn bội, thể tam bội, thể tứ bội có bộ nhiễm sắc thể n, 3n, 4n............................................................................................................................................ d. Sai. NADH tạo thành trong hô hấp hiếu khí dùng để tổng hợp ATP trong chuỗi hô hấp. NADH tạo thành trong lên men dùng để khử axit piruvic tạo rượu etylic hoặc axit lătic..... 0,25 0,25 0,25 0,25 10 (1.0đ) a. Gọi số ong đực là x (x nguyên dương), số ong thợ là 100x. -Ta có 16x+100x.32=45024 => x=14. +Số ong đực là 14 (con).......................................................................................................... +Số ong thợ là 1400 (con)....................................................................................................... b. Tổng số trứng mà ong chúa đã đẻ ra là: 1400.100/80+14.100/25=1806 (trứng)................ 0,25 0,25 0,5 -----------------------------Hết---------------------------
Tài liệu đính kèm: