Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2012-2013 đề thi môn: lich sử

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1161Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2012-2013 đề thi môn: lich sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2012-2013 đề thi môn: lich sử
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 
ĐỀ THI MÔN: LICH SỬ
(Dành cho học sinh THPT chuyên) 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2,0 điểm).
Có đúng hay không khi cho rằng: "Nét đặc sắc nổi bật trong thời kỳ Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ"? Giải thích tại sao?
Câu 2 (1,5 điểm).
Thời kỳ phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á biểu hiện như thế nào?
Câu 3 (1,5 điểm).
Phân tích ý nghĩa lịch sử và nét độc đáo về nghệ thuật giữ nước của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Câu 4 (1,5 điểm).
 Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thế kỷ XIII. Giải thích tại sao nhân dân ta sẵn sàng theo triều Trần chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc?
Câu 5 (1,5 điểm).
 Phong trào Tây Sơn nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào? Vai trò của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược năm 1789.
Câu 6 (2,0 điểm).
Đầu thế kỷ XIX, triều Nguyễn ở Việt Nam được thiết lập trong bối cảnh lịch sử nào? Thách thức đặt ra cho triều Nguyễn khi lên nắm quyền là gì?
-------------HẾT-------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..............;Số báo danh:..
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Đáp án có 04 trang)
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐÁP ÁN MÔN: LỊCH SỬ
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Có đúng hay không khi cho rằng: nét đặc sắc nổi bật trong thời kỳ Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ? Giải thích?
2,0
a. Nét đặc sắc nổi bật trong thời kỳ Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là hoàn toàn đúng.
0,5
b. Giải thích.
- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn thống nhất lại, bước vào thời kỳ phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - thời Vương triều Gúp-ta. Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua...Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. 
0,25
- Tôn giáo: Đạo Phật ra đời và được truyền bá dưới thời vua A-sô-caCùng với sự truyền bà Phật giáo và lòng tôn sùng đối với Phật, người ta đã làm nhiều ngôi chùa hang, pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá...Đạo Hin-đu được ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người ẤnNgười ta xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh
0,25
- Chữ viết: xuất hiện sớm, như chữ cổ vùng sông Ấn có từ 3000 năm TCN, chữ cổ vùng sông Hằng có khoảng 1000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Bra-mi, rồi sáng tạo thành chữ Phạn,chữ Pa-li dùng viết kinh Phật.
0,25
- Văn học truyền thống phát triển, tiêu biểu với hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-navà các tác phẩm của Ka-li-đa-sa...
0,25
- Kiến trúc đền chùa, lăng mộ, nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hinđu giáo qua các thời kỳ, các phong cách, kiểu dáng...
0,25
- Các giá trị văn hóa truyền thống được truyền bá ra bên ngoài...nhất là sang khu vực Đông Nam Á. 
0,25
2
Thời kỳ phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á biểu hiện như thế nào?
1,5
- Thế kỷ XIII đánh dấu mốc quan trọng trong khu vực: Do cuộc tấn công của người Mông Cổ một bộ phận người Thái di cư ồ ạt xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam, lập Vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-aMột bộ phận khác của người Thái đến ở vùng trung lưu sông Mê Công hoà nhập với cư dân bản địa, lập nên Vương quốc Lan Xang vào năm 1353. Sau khi chiến thắng quân Mông Cổ, một số quốc gia bước vào thời kỳ phát triển thịnh đạt
0,25
+ Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và các sản vật từ thiên nhiên
0,25
- Nhiều quốc gia có các hải cảng như hải cảng của người Champa, Khơ-me...trở thành những điểm dừng chân và buôn bán của các thương nhân nhiều nước.
0,25
+ Về văn hóa: Văn hóa dân tộc hình thành, gắn với quá trình xác lập các “quốc gia dân tộc”. Sau một thời gian tiếp thu và chọn lọc, các dân tộc Đông Nam Á đã xây dựng nền văn hóa riêng và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị tinh thần độc đáo.
0,25
- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, người Khơ-me đã sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ vào thế kỉ VII và sớm hơn nữa từ thế kỉ IV, người Chăm cũng có chữ viết riêng...
0,25
- Kiến trúc với nhiều công trình nổi tiếng như tổng thế kiến trúc Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a), Ăng-co Vát và Ăng-co Thom (Cam-pu-chia), tháp Chăm (Việt Nam)...có nét độc đáo riêng của từng dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng trên thế giới.
0,25
3
 Phân tích ý nghĩa lịch sử và nét độc đáo về nghệ thuật giữ nước của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
1,5
a. Ý nghĩa lịch sử.
- Đánh bại hoàn toàn tham vọng và ý chí xâm lược của quân Nam Hán “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta, mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoàng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa”.
0,25
- Là bước ngoặt lịch sử vĩ đại, chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài, mở ra thời kỳ phát triển rực rỡ của đất nước - Khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng của dân tộc
0,25
- Góp phần xây dựng truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của nước nhỏ luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn gấp nhiều lần, để lại những nghệ thuật giữ nước; tiến hành quyết chiến chiến lược, tập hợp lực lượng, chớp thời cơ
0,25
b. Nét độc đáo
- Nghệ thuật thủy chiến độc đáo, biết khai thác những tiềm lực của đội quân mới họp còn non yếu để chống lại kẻ thù mạnh có kinh nghiệm chiến đấu lâu năm: mai phục, nhử quân địchLấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
0,25
- Chọn khoảng không gian, thời gian nhỏ hẹp: không gian của sông Bạch Đằng, thời gian: thủy triều lên xuống để đóng cọc tiêu diệt quân giặc, bố trí lực lượng mai phục, khiêu chiến, chọn đúng thời cơ phản công...
0,25
- Nghệ thuật chọn đúng thời cơ, nghệ thuật phản công...Ngô Quyền là ông tổ của nghệ thuật thủy chiến
0,25
4
Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thế kỷ XIII. Giải thích tại sao nhân dân ta sẵn sàng theo triều Trần chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
1,5
a. Nguyên nhân thắng lợi.
 - Nhân dân ta yêu nước và đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc: nhân dân thực hiện vườn không, nhà trống, tự vũ trang đánh giặc. Tổ chức dân binh, phối hợp với triều đình...hội nghị Diên Hồng...
0,25
- Nhà Trần có những biện pháp chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến: chăm lo phát triển kinh tế...tạo niềm tin của nhân dân với triều đình...
0,25
- Vua Trần và Trần Quốc Tuấn chỉ huy tài giỏi với những nghệ thuật quân sự độc đáo sáng tạo: rút lui khỏi thành Thăng Long...mở trận quyết chiến chiến lược, nghệ thuật chớp thời cơ
0,25
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa...kẻ thù đi xâm lược phi nghĩa sự thất bại của chúng là không thể tránh khỏi
0,25
b. Tại sao nhân dân ta sẵn sàng theo triều Trần chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
 - Đấu tranh để bảo vệ quê hương đất nước là truyền thống của dân tộc, không chịu khuất phục trước bất kỳ kẻ thù nào. Khi đất nước có ngoại xâm sẵn sàng gác mối thù giai cấp để bảo vệ độc lập dân tộc
0,25
- Triều đại nhà Trần có những chính sách tiến bộ quan tâm đến phát triển kinh tế đất nước về mọi mặt...từ đó tạo niềm tin cho nhân dân quyết tâm bảo vệ độc lập để có được cuộc sống mới. Khi đất nước có ngoại xâm nhà Trần biết đoàn kết vua tôi, đoàn kết tướng sĩ...làm cơ sở để tập hợp đoàn kết nhân dân cả nước.
0,25
5
Phong trào Tây Sơn nổ ra trong bối cảnh lịch sử nào? Vai trò của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược năm 1789.
1,5
a. Hoàn cảnh của phong trào Tây Sơn.
- Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, các cuộc chiến tranh phong kiến...kéo dài suốt hai thế kỷ để lại hậu quả nghiêm trọng.
0,25
- Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến làm cho mâu thuẫn xã hội cực kỳ gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp...Tuy thất bại nhưng thể hiện sức mạnh vươn lên của nông dân Việt Nam chống áp bức...đặt cơ sở cho phong trào Tây Sơn bùng nổ.
0,25
- Đàng Trong sự lộng hành của chúa Nguyễn, đặc biệt là Trương Phúc Loan và quan lại ăn chơi sa đọa..., kinh tế sa sút, chính quyền chúa Nguyễn khủng hoảng. Đời sống của nhân dân đói kém cơ cực..
0,25
- Ở Ấp Tây Sơn (Bình Định) ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã dựng cờ khởi nghĩa..
0,25
b. Vai trò của Quang Trung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh năm 1789.
- Tổ chức và lãnh đạo nhân dân chuẩn bị những điều kiện để tiến quân ra Bắc chống quân Thanh xâm lược: Lê ngôi Hoàng đế, tập hợp quân sỹ, khao quân, vạch ra chiến lược, chiến thuật tiến ra Bắc...
0,25
- Trực tiếp chỉ huy quân đội tiến ra Bắc, lập nên những chiến công lững lẫy: Ngọc Hồi, Đống Đa đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Để lại nghệ thuật quân sự độc đáo: Nghệ thuật tiến công thần tốc, chớp thời cơ, trận quyết chiến chiến lược...
0,25
6
Đầu thế kỷ XIX, Triều Nguyễn ở Việt Nam được thiết lập trong bối cảnh lịch sử nào? Thách thức đặt ra cho triều Nguyễn khi lên nắm quyền là gì?
2,0
a. Đầu thế kỷ XIX, Triều Nguyễn ở Việt Nam được thiết lập trong bối cảnh lịch sử nào?
- Thế giới: Sau cách mạng tư sản, kinh tế tư bản ở Tây Âu, Bắc Mĩ phát triển mạnh, yêu cầu về thị trường, thuộc địa...các nước xâm lược thuộc địa khắp nơi trên thế giới...
0,25
- Các nước châu Á có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản...một số nước đã bị xâm lược: Hà Lan xâm lược bán đảo Mã Lai...Việt Nam cũng trong nguy cơ bị các nước tư bản xâm lược.
0,25
- Trong nước: Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến chia cắt đất nước gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế, xã hội... khả năng đối phó với nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây
0,25
- Phong trào nông dân Tây Sơn đã tạo cơ sở cho việc thống nhất đất nướcnhững chính sách tiến bộ của Quang Trung đã bước đầu ổn định tình hình, thúc đẩy kinh tế phát triển. Quang Trung mất, lợi dụng tình hình đó Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn thiết lập triều Nguyễn năm 1802...
0,5
- Nhà Nguyễn thiết lập trong bối cảnh...Yêu cầu đặt ra làm thế nào đưa phong kiến Việt Nam ra khỏi khủng hoảng...có tiềm lực để đối phó với nguy cơ xâm lược của tư bản...
0,25
b. Thách thức.
- Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, bảo vệ quyền lợi cho dòng họ, chế độ phong kiến Việt Nam tiếp tục khủng hoảng...sẽ làm mất khả năng phòng thủ đất nước. 
0,25
- Cải cách, duy tân đất nước để thoát khỏi khủng hoảng, củng cố sức dân, sức nước đủ sức đối phó nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây 
0,25
(Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản khi làm bài học sinh phải đề cập tới. Bài viết đủ nội dung, chính xác, lôgic thì mới cho điểm tối đa).
-------------HẾT-----------

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc