Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2011 – 2012 đề thi môn: sinh học dành cho học sinh thpt chuyên

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1160Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2011 – 2012 đề thi môn: sinh học dành cho học sinh thpt chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2011 – 2012 đề thi môn: sinh học dành cho học sinh thpt chuyên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2011 – 2012
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh THPT chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
———————————
Câu 1. 
Độ đa dạng sinh vật được thể hiện như thế nào? Nguyên nhân cơ bản làm giảm độ đa dạng sinh vật?
Câu 2: 
a. Vì sao các phân tử nước lại có thể hình thành liên kết hidrô với nhau? Nguyên tử ôxi trong phân tử nước có thể tạo được bao nhiêu liên kết hidrô với các phân tử nước khác?
b. Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người?
Câu 3. 
a. Sự khác nhau cơ bản giữa “nhân” của tế bào nhân sơ với nhân của tế bào nhân thực?
b. Vì sao vi khuẩn lam trước đây được xếp vào nhóm tảo gọi là tảo lam nhưng ngày nay lại được xếp vào nhóm vi khuẩn?
c. Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào?
Câu 4. 
Hãy nêu chức năng của các enzim có trong perôxixôm như: Catalaza, D.aminoaxit-ôxidaza, urat-ôxidaza? Vì sao trong nước tiểu của nhóm linh trưởng và người có axit uric còn các nhóm động vật khác thì không? 
Câu 5.
a. Dòng năng lượng sinh học là gì? Được dự trữ ở đâu trong các hệ sống?
b. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hoá?
Câu 6. 
Trong phòng thí nghiệm có 3 dung dịch. Dung dịch 1 chứa ADN xoắn kép, dung dịch 2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Đun nhẹ 3 dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích?
Câu 7. 
a. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến những quá trình trao đổi chất nào diễn ra trên màng? 
b. Nêu các cách nhận biết 2 tế bào con được sinh ra trong nguyên phân với 2 tế bào con được sinh ra trong quá trình giảm phân I từ tế bào mẹ (2n) ở ruồi giấm đực. Biết quá trình phân bào diễn ra bình thường.
Câu 8.
a. Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình. Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không? Tại sao?
b. Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại?
Câu 9.
 Ở một chủng vi khuẩn nếu được nuôi cấy trong điều kiện pH = 3 thì thời gian một thế hệ là 30 phút, còn nếu nuôi cấy ở điều kiện pH = 4 thì thời gian một thế hệ là 20 phút. Đem nuôi cấy 100000 tế bào vi khuẩn trên trong 3 giờ, một phần ba thời gian đầu nuôi cấy trong môi trường có độ pH = 3, sau đó chuyển sang môi trường có độ pH = 4. Sau 3 giờ thì số lượng cá thể của quần thể vi khuẩn là bao nhiêu? Cho rằng không có vi khuẩn nào bị chết và quần thể vi khuẩn luôn giữ ở pha luỹ thừa.
....................Hết........................
Họ và tên............................................................SBD..........................
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
--------------
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
(Dành cho học sinh THPT chuyên)
Câu
Nội dung
Điểm
1
(1,0đ)
* Độ đa dạng sinh vật được thể hiện:
- Đa dạng sinh vật được thể hiện qua đa dạng loài .
- Đa dạng sinh vật được thể hiện qua đa dạng quần xã và đa dạng hệ sinh thái .
* Nguyên nhân cơ bản làm giảm độ đa dạng sinh vật:
- Do con người khai thác quá mức, không có kế hoạch => nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt => mất cân bằng sinh thái -> giảm độ đa dạng ..
- Do ô nhiễm môi trường làm tổn hại nguồn thức ăn, nơi ở, điều kiện sống của sinh vật dẫn đến tuyệt diệt nhiều loài, nhiều quần xã và hệ sinh thái .
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(1,0đ)
a. 
- Các phân tử nước tạo nên liên kết hidrô với nhau bởi vì chúng có tính phân cực. .........
- Mỗi nguyên tử ôxi trong một phân tử nước có thể hình thành được 2 liên kết hidrô với các phân tử nước khác... ....................................................................................................
b. Côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho cơ thể là do:
- Côlestêrôn là thành phần xây dựng nên màng tế bào, chúng là nguyên liệu dể chuyển hóa thành các hoocmôn sinh dục quan trọng như testostêron, ơstrôgennên chúng rất cần cho cơ thể....................................................................................................................
- Côlestêrôn khi quá thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa động mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến bị đột quị.............
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0đ)
a. Sự khác nhau:
- “Nhân” của tế bào nhân sơ chưa có màng nhân còn tế bào nhân thực có màng nhân..
- Về vật chất di truyền: Tế bào nhân sơ chỉ là 1 phân tử ADN dạng vòng không liên kết với prôtêin còn tế bào nhân thực gồm nhiều phân tử ADN xoắn kép liên kết với các phân tử prôtêin histôn tạo nên các nhiễm sắc thể..
b. Vì:
- Vi khuẩn lam có dạng hình sợi, sống trong nước, có sắc tố quang hợp. Tuy nhiên vi khuẩn lam chưa có nhân thật còn tảo có nhân thật. nên xếp vi khuẩn lam vào nhóm vi khuẩn là chính xác hơn.......................................................................................................
c. Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất của tế bào............................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(1,0đ)
* Chức năng các loại enzim:
- Enzim catalaza có vai trò phân giải hiđrôperôxit (H2O2) và biến chúng thành H2O........
- Enzim D. aminôaxit – ôxidaza có tác động lên các D. axit amin một cách đặc trưng......
- Ezim urat- ôxidaza (hay uricaza) có tác dụng phân giải uric là sản phẩm trao đổi chất của các purin. ....................................................................................................................
* Vì:
- Ở động vật nhóm linh trưởng và người không có enzim urat- ôxidaza nên không phân giải được axit uric còn ở các động vật khác có enzim urat- ôxidaza..................................
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(1,0đ)
a. 
- Dòng năng lượng sinh học là dòng năng lượng trong tế bào, được di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác hoặc từ cơ thể này sang cơ thể khác .........
- Dòng năng lượng sinh học được dự trữ trong các liên kết hóa học ..................................
b. Kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hoá:
- Kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng; Kiểu hô hấp: Hiếu khí......................................
- Nguồn năng lượng: Năng lượng (ATP) thu được từ các phản ứng hoá học; nguồn các bon: CO2............................................................................................................................... 
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1,0đ)
- Chất bị biến đổi cấu trúc sâu sắc nhất là amylaza. ...
- Giải thích: 
+ Amylaza là enzym có bản chất là prôtêin, vì vậy rất dễ bị biến đổi cấu trúc khi bị đun nóng (các liên kết hydrô bị bẻ gãy). Amylaza gồm nhiều loại axit amin cấu tạo nên (tính đồng nhất không cao). Vì vậy, sự phục hồi chính xác các liên kết yếu (liên kết hidrô) sau khi đun nóng là khó khăn ...............
+ ADN khi bị đun nóng cũng bị biến tính (tách ra thành hai mạch) bởi các liên kết hidrô giữa hai mạch bị đứt gãy; nhưng do các tiểu phần hình thành liên kết hidrô của ADN có số lượng lớn, tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ xuống, các liên kết hiđrô được tái hình thành vì vậy, khi hạ nhiệt độ, ADN có thể hồi phục cấu trúc ban đầu........................ 
+ Glucôzơ là một phân tử đường đơn. Các liên kết trong phân tử đều là các liên kết cộng hóa trị bền vững, không bao giờ đứt gãy tự phát trong điều kiện sinh lý tế bào; cũng rất bền vững khi bị đun nóng trong dung dịch. 
0,25
0,25
0,25
0,25
7
(1,5đ)
a. 
- Đồng vận chuyển H+/lactôzơ, H+/saccarôzơ qua màng...................................................
- Tổng hợp ATP hóa thẩm từ ADP và P vô cơ nhờ ezim ATP synthetaza.........................
b. 
- Cách 1: Phân biệt qua hình thái NST: 
 + Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái đơn, tháo xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra qua nguyên phân. ...............................................................
 + Nếu các NST trong tế bào con ở trạng thái kép, đóng xoắn => 2 tế bào con đó sinh ra qua giảm phân I......................................................................
- Cách 2: Phân biệt qua hàm lượng ADN trong tế bào con: 
+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân bằng nhau và bằng tế bào mẹ => 2 tế bào đó sinh ra qua nguyên phân.....................................
+ Nếu 2 tế bào con sinh ra có hàm lượng ADN trong nhân khác nhau (do tế bào con chứa NST X kép có hàm lượng ADN lớn hơn tế bào con có chứa NST Y kép) và khác tế bào mẹ (chứa cặp NST XY) thì 2 tế bào con đó sinh ra qua giảm phân I..................
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
8
(1,5đ)
a. Những chất diệt vi khuẩn thường dùng:
- Các chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình: Cồn, nước gia ven, thuốc tím, chất kháng sinh . . ...............................................................................
- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa vi sinh vật trôi đi..........................................................................................
b. Đặc điểm của vi khuẩn:
- Bộ gen đơn giản, thường gồm một NST và ở trạng thái đơn bội ....................................
- Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn. Có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm một cách dễ dàng......................................
- Dễ tạo ra nhiều dòng biến dị làm vật liệu để nghiên cứu..................................................
- Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp và tiếp hợp trong di truyền vi sinh vật...............................................................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(1,0đ)
- Thời gian nuôi cấy trong môi trường có PH = 3 là 1 giờ. Số lần phân chia trong thời gian này là: 60/30 = 2 lần
- Số cá thể vi khuẩn Lactic tạo ra sau 1 giờ là: 
Nt = N0 . 2n = 105.22 = 400000 ...
- Thời gian nuôi cấy trong môi trường có PH = 4 là 2 giờ. Số lần phân chia của vi khuẩn trong thời gian này là 120/20 = 6 lần .
- Vì môi trường nuôi cấy liên tục nên số cá thể của quần thể vi khuẩn này tạo ra là sau 3 giờ là: Nt = 4.105.26 = 256.105........................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
----------------- Hết ---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docCHO_DOI_TUYEN_HSG.doc