SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - THPT CHUYÊN Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. Ngày thi: 25/10/2013. Câu 1 (1,5 điểm) Hãy nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và những đóng góp của ông đối với phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Câu 2 (1,5 điểm) Nguyễn Ái Quốc đã có vai trò như thế nào tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 -1941)? Câu 3 (1,5 điểm) Bình luận nhận định sau: “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi là sự ăn may vì nó diễn ra trong điều kiện trống vắng về quyền lực”. Câu 4 (2,0 điểm) Tại sao Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Hiệp định Sơ bộ Việt-Pháp ngày 6-3-1946? Nêu những nội dung của Hiệp định này. Câu 5 (2,0 điểm) Chứng minh: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương. Câu 6 (1,5 điểm) Thắng lợi nào của quân và dân ta ở miền Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử của thắng lợi đó. -------------Hết-------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.; Số báo danh ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI MÔN: LỊCH SỬ- THPT CHUYÊN (Đáp án và hướng dẫn chấm thi có 03 trang) ------------------------------------- Câu Đáp án Điểm 1 Hãy nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và những đóng góp của ông đối với phong trào yêu nước và cách mạng việt Nam đầu thế kỷ XX. 1,5 1. Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu - Phan Bội Châu chủ trương tổ chức lực lượng ở trong nước, tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản, tổ chức bạo động vũ trang để đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng chế độ chính trị dựa vào dân. 2. Đóng góp của Phan Bội Châu - Khởi xướng và lãnh đạo phong trào yêu nước chống Pháp giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới ở Việt Nam - khuynh hướng dân chủ tư sản - Tập hợp, lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, thức tỉnh dân tộc, dấy lên ý thức tự lực, tự cường - Phan Bội Châu đã góp phần chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản, đưa phong trào đấu tranh của nhân dân ta vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, đặt cơ sở bước đầu cho việc tập hợp, đoàn kết các dân tộc có cùng cảnh ngộ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Phan Bội Châu đã có những đóng góp lớn về văn hóa 2 Nguyễn Ái Quốc đã có vai trò như thế nào tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 -1941)? 1,5 - Triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ( 5/1941): Năm 1941, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên XôTrong nước Pháp-Nhật cấu kết thống trị nhân dân ta. Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng...quyền lợi của mọi bộ phận giai cấp đặt dưới sự sinh tử tồn vong của quốc gia dân tộcNhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết - Tiếp tục đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, chỉ rõ sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp-Nhật, sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương, sáng lập mặt trận Việt minh - Xác định hình thái của của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và kết luận chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn hiện tại. - Những quyết định của Nguyễn Ái Quốc tại hội lần thứ 8 đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc; có tác dụng quyết định trong việc động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực tham gia cách mạng; quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 sau này. 3 Bình luận nhận định sau: “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi là sự ăn may vì nó diễn ra trong điều kiện trống vắng về quyền lực”. 1,5 - Nhận định “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi là sự ăn may vì nó diễn ra trong điều kiện trống vắng về quyền lực” là không đúng vì chỉ nhấn mạnh điều kiện khách quan thuận lợi của cuộc cách mạng mà không thấy khó khăn; cũng như không thấy được sự kết hợp giữa quá trình chuẩn bị lâu dài và chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh trong cuộc cách mạng. - Cách mạng tháng Tám năm 1945 có điều kiện khách quan thuận lợi: Nhật đầu hàng Đồng minh (15-8-1945); chính quyền Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độnhưng cũng đứng trước những khó khăn (nguy cơ): Quân đội các nước đế quốc dưới danh nghĩa quân Đồng minh đang ráo riết chuẩn bị vào Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật, thực chất là vào để giành quyền thống trị - Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và chớp thời cơ của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là Hồ Chí Minh. Sự chuẩn bị này được thực hiện ngay từ năm 1930 trải qua 15 năm, kéo dài đến năm 1945. Khi thời cơ cách mạng chín muồi Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh, Tổng bộ Việt Minh đã dũng cảm phát động nhân dân tổng khởi nghĩa làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945. 4 Tại sao Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Hiệp định Sơ bộ Việt- Pháp ngày 6-3-1946? Nêu những nội dung của Hiệp định này. 2,0 1. Nguyên nhân: - Đầu năm 1946, thực dân Pháp muốn đem quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta nhưng vấp phải những khó khănTrung Hoa Dân quốc muốn đem quân về nước - Ngày 28-2-1946, Pháp và Trung Hoa Dân quốc kí Hiệp ước Hoa-PhápHiệp ước Hoa-Pháp đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường - Tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc trong khi thực lực cách mạng còn yếu: sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chính quyền còn non trẻ chưa được củng cố, thực dân Pháp đã xâm lược ở Nam Bộ, kinh tế, tài chínhcó nhiều khó khăn - Ta cần thời gian hòa hoãn để củng cố tiềm lực đất nước về các mặt, đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp mà ta biết là không thể tránh khỏi - Mong muốn hòa bình của dân tộc ta, giải quyết mối quan hệ Việt-Pháp bằng con đường hòa bìnhTừ những nguyên nhân trên Đảng quyết định thực hiện sách lược “hòa để tiến”. Ngày 6-3-1946, Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. 2. Nội dung Hiệp định Sơ bộ - Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. - Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật Bản - Hai bên ngừng xung đột ở phía Nam .tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức về ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của người Pháp ở Việt Nam. 5 Chứng minh: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương. 2,0 - Trong tình thế bị xa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch Nava nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. (Lu ý: Trªn ®©y lµ nh÷ng néi dung c¬ b¶n nhÊt mµ khi lµm bµi häc sinh ph¶i ®Ò cËp tíi. Bµi viÕt ®ñ néi dung, chÝnh x¸c, l«gic th× míi cho ®iÓm tèi ®a) ---------Hết---------- - Nắm vững phương hướng chiến lược của Đảng là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng, trong đông-xuân 1953-1954 ta đã mở một loạt chiến dịch tiến công địchphân tán cao độ khối chủ lực của địch ở Đồng bằng Bắc BộKế hoạch Nava của Pháp-Mĩ bước đầu phá sản. - Trước nguy cơ kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp quyết định xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập toàn cứ điểm mạnh (3-12-1953)...Từ chỗ không nằm trong kế hoạch Nava, Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Nava. - Để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (đầu tháng 12- 1953)Như vậy, Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp. Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch, sau 3 đợt tiến công chiến dịch kết thúc thắng lợi vào ngày 7-5-1954. - Thắng lợi của Cuộc tiến công chiến lược đông-xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. - Ngày 8-5-1954 Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn ta chính thức được mời họp. Ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được kí kết, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia; Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân về nước 6 Thắng lợi nào của quân và dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử của thắng lợi đó. 1,5 - Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 của nhân dân ta ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Hoàn cảnh lịch sử của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968 + Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặt biệt”, Mĩ chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” với việc tăng nhanh quân viễn chinh Mĩ,tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam + Miền Bắc đạt được những thành tựu trong thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965), tiếp nhận viện trợ từ bên ngoài ra sức chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam; chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, phối hợp với cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam + Từ năm 1965 đến năm 1967, nhân dân miền Nam giành được những thắng lợi to lớn trên các mặt trân quân sự, chính trị, chống phá bình định + Bước vào năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, đồng thời tranh thủ mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị.
Tài liệu đính kèm: