Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thcs vòng huyện năm học 2014 – 2015 môn thi: sinh học

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1248Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thcs vòng huyện năm học 2014 – 2015 môn thi: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thcs vòng huyện năm học 2014 – 2015 môn thi: sinh học
 PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS VÒNG HUYỆN
HUYỆN TÂN HIỆP Năm học 2014 – 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC 
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Sinh học 6: Thực vật 
- Sinh học 7: Động vật
- Sinh học 8: Cơ thể người và vệ sinh. 
- Sinh học 9: Phần Di truyền và biến dị. (chương 1, 2, 3)
2. Kỹ năng
	Vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
3. Thái độ
	Tự tin, quyết đoán và nghiêm túc trong kỳ thi.
II. Hình thức đề
	Tự luận 100%. Thang điểm 20.
III. Thiết lập ma trận đề
Tên chù đề
Mức độ nhận thức 
Biết, hiểu (Kiến thức cơ bản: 60% = 12đ)
Vận dụng thấp 
(Khá: 20% = 4đ)
Vận dụng cao
 (Giỏi: 20% = 4đ)
1. Thực vật
 Nêu tên các cơ quan và cho biết chức năng của các cơ quan ở cây có hoa
10% = 2đ
100% = 2đ
2. Động vật
 Trình bày đặc điểm của các lớp động vật có xương sống.
10% = 2đ
100% = 2đ
3. Cơ thể người và vệ sinh.
Trình bày chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người.
20% = 4đ
100% = 4đ
4. Di truyền và biến dị
Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
- Bài tập về phép lai của Menđen
Xác định kiểu gen, kiểu hình của phép lai 1 cặp tính trạng, giải thích hiện tượng đột biến NST.
Bài tập về NST
Xác định được bộ NST 2n của loài, Xác định được loại tế bào đực hay cái của loài qua NST.
60% = 12đ
20% = 4đ
20% = 4đ
20% = 4đ
TS câu: 6
TS điểm: 20
Tỉ lệ: 100%
4 câu 
12đ
60%
1 câu
4đ
20%
1câu
4đ
20%
 PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS VÒNG HUYỆN
HUYỆN TÂN HIỆP Năm học 2014 – 2015
ĐỀ CHÍNH THỨC 
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
IV. ĐỀ THI
Câu 1: (2đ)
	Nêu tên các cơ quan và cho biết chức năng của các cơ quan ở cây có hoa
Câu 2: (2đ)
	Trình bày đặc điểm của các lớp động vật có xương sống.
Câu 3: (4đ) 
	Trình bày chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể người.
Câu 4: (4đ)
	Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
Câu 5: (4đ)
	a) (2đ) Khi lai chuột lông đen với chuột lông trắng người ta nhận thấy tất cả F1 đều lông đen. Khi cho lai phân tích những cơ thể F1 người ta thấy có tỉ lệ 1 trắng 1 đen. Kiểu gen có thể có của cặp bố mẹ và cá thể F1 là gì? Viết sơ đồ lai kiểm chứng.
	b) (2đ) Tổ hợp giao tử nào dưới đây sẽ sản sinh ra cá thể bệnh đao? Bệnh Claiphentơ ? 
a) 23 + X b) 21 + Y c) 22 + XX d) 22 + Y 
Câu 6: (4đ)
	 Một tế bào sinh dưỡng (TBSD) của một loài nguyên phân một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên 2418 nhiễm sắc thể (NST) đơn mới. Các tế bào con sinh ra đều trải qua giảm phân bình thường tạo ra 128 giao tử có chứa NST X. 
Tế bào này là đực hay cái? Hãy tìm bộ NST của loài. 
------ Hết--------
V. ĐÁP ÁN\
 Câu 
Nội dung
Điểm 
1
(2đ)
- Tên các cơ quan: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
- Chức năng:
+ Rễ: Hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan cho cây.
+ Thân: Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến các bộ phận khác của cây.
+ Lá: Thu nhận ánh sáng để quang hợp tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường ngoài và thoát hơi nước.
+ Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
+ Quả: Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
+ Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
0,25
0,25
0,25
 0,5
0,25
0,25
 0,25
2
(2đ)
- Lớp Cá: Sống hoàn toàn dưới nước, hô hấp bằng mang, bơi bằng vây, có 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt.
- Lớp Lưỡng cư: Sống vừa ở nước vừa ở cạn, da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng phổi và da, có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha, thụ tinh ngoài, sinh sản trong nước, nòng nọc phát triển qua biến thái, là động vật biến nhiệt.
- Lớp Bò sát: Chủ yếu sống ở cạn, da và vảy sừng khô, cổ dài, phổi có nhiều vách ngăn, tim có vách hụt ngăn tâm thất ( trừ cá sấu), máu nuôi cơ thể là máu pha, có cơ quan giao phối, thụ tinh trong; trứng có màng dai hoặc có võ đá vôi bao bọc, giàu noản hoàng, là động vật biến nhiệt. 
- Lớp chim: Có lông vũ, chi trước biến thành cánh, phổi có hệ thống mạng ống khí, tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể, trứng lớn có vỏ đá vôi được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ; là động vật hằng nhiệt.
- Lớp Thú: Có lông mao bao phủ, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm, tim 4 ngăn, bộ não phát triển đặc biệt là bán cầu não và tiểu não, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa, là động vật hằng nhiệt.
(Lưu ý: câu này phải đầy đủ các ý mới đạt điểm tối đa)
0,25
 0,25
 0,5
 0,5
 0,5
3
(4đ)
- Vận động: Nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, cử động và di chuyển.
- Tuần hoàn: Vận chuyển chất dinh dưỡng, oxi vào tế bào và chuyển sản phẩm phân giải từ tế bào tới hệ bài tiết.
- Tiêu hóa: Phân giải chất hữu cơ phức tạp thành chất đơn giản.
- Hô hấp: Thực hiện trao đổi khí với môi trường ngoài nhận oxi và thải cacbonic.
- Bài tiết: Thải ra ngoài cơ thể các chất không cần thiết hay độc hại cho cơ thề.
- Da: Cảm giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể.
- Thần kinh và giác quan: Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan đảm bảo cho cơ thể là một khối thống nhất và toàn vẹn.
- Tuyến nội tiết: Điều hóa các quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa vật chất và năng lượng bằng con đường thể dịch.
- Sinh sản: Sinh con, duy trì và phát triển nòi giống. 
0,25
 0,5
0,25
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5
 0,5
4
(4đ)
a) Các kỳ của nguyên phân:
- Kỳ đầu: Nhiễm sắc thể (NST) co ngắn, đóng xoắn và đính vào thoi phân bào (thoi vô sắc) ở tâm động. 
- Kỳ giữa: Các NST kép co ngắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của toi phân bào (thoi vô sắc).
- Kỳ sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.
- Kỳ cuối: Các NST nằm trong nhân với số lượng 2n như ở tế bào mẹ. 
b) Các kỳ của giảm phân I:
- Kỳ đầu: NST kép co ngắn, đóng xoắn. Cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và bắt chéo.
- Kỳ giữa: Từng cặp NST kép xếp thành 2 hàng ở mặt mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kỳ sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập về 2 cực của tế bào.
- Kỳ cuối: Các NST kép nằm trong nhân với số lượng n (kép) = ½ ở tế bào mẹ.
c) Các kỳ của giàm phân II: 
- Kỳ đầu: NST co ngắn thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội)
- Kỳ giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng ờ mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kỳ sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực tế bào.
- Kỳ cuối: Các NST đơn nằm trong nhân với số lượng bằng n (NST đơn) 
(Lưu ý: HS có thể kẻ bảng so sánh để trả lời)
0,25
0,5
0,25
 0,5
 0,25
0,5
0,25
0,25
 0,25
 0,5
0,25
0,25
5a
(2đ)
Khi lai bố mẹ cho F1 đều lông đen nên tính trạng lông đen là trội so với lông trắng và F1 có kiểu gen dị hợp 1gen trội của bố (mẹ) và 1 gen lặn của mẹ (bố). Vậy bố, mẹ phải mang gen thuần chủng 
Đống thời khi lai phân tích F1 cho tỉ lệ 1: 1 nên F1 có kiểu gen dị hợp.
Gọi gen A quy định tính trạng lông đen.
Gọi gen a quy định tính trạng lông trắng. 
Sơ đồ lai
P. AA x aa
GP A a
F1 Aa
Lai phân tích
Fb Aa x aa 
GF A, a a
F2 1Aa : 1aa
 0,5
 0,25
0,125
0,125
0,5
0,5
b
(2đ)
- Tổ hợp giao tử sản sinh ra cá thể bệnh đao
Cá thể bệnh đao có bộ NST 2n + 1 (đột biến ở cặp NST thường) nên có tổ hợp của 2 loại giao tử là a và d.
Trứng mang bộ NST đơn 23 + X
Tinh trùng có bộ NST đơn 22 + Y 
Tổ hợp giao tử: (23 + X) x (22 + Y) = 45 + XY.
- Bệnh Claiphentơ 
Cá thể bệnh Claiphentơ mang bộ NST 2n + 1 (đột biến ở cặp NST giới tính XX) nên có tổ hợp của 2 loại giao tử là c và d
Trứng mang bộ NST đơn 22 + XX 
Tinh trùng có bộ NST đơn 22 + Y 
Tổ hợp giao tử: (22 + XX) x (22 + Y) = 44 + XXY.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(4đ)
Gọi k là số đợt nguyên phân. ( k nguyên dương)
2n là bộ NST lưỡng bội của loài. ( n nguyên dương)
Theo giả thiết ta có: (2k – 1) 2n = 2418
_ 2n = 2418 : (2k – 1 ) (*)
* Nếu tế bào có cặp NST giới tính là XX: 
- Là tế bào đực: 1 tế bào sinh tinh cho 4 tinh trùng nên ta có 2k . 4 = 128
_ 2k = 32.
Thay giá trị 2k vào phương trình (*) ở trên ta được 2n = 78 (phù hợp)
- Là tế bào cái: 1 tế bào sinh trứng cho 1 trứng nên ta có 2k . 1 = 128
Thay vào (*) ta được 2n = 19,04 (không là bội của 2).
_ 2n không nguyên ( không phù hợp)
* Nếu tế bào có cặp NST giới tính là XY (hoặc XO):
Tương tự như trên ta có tế bào cái 2n không nguyên nên tế bào trên là tế bào đực có bộ NST 2n = 78 (loài gà).
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,5 
 0,5 0,25
 0,5
0,25
0,25
 0,5
Lưu ý: Học sinh có cách giải khác hợp lý, đúng vẫn đạt điểm tối đa.
 Tân Hiệp, ngày 25 tháng 11 năm 2014
 Người ra đề
 Vũ Thị Lành

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_mon_Sinh_HSG_lop_9_20142015.doc