UBND HUYỆN NGỌC HỒI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Khóa thi ngày: 24/01/2013 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI: (Đề thi này có 01 trang) Câu 1(3 điểm): Phân tích những nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi dang tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngã Kẻ sớm khuya chài lưới ven sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông” Trích “Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh” Câu 2 (7 điểm): Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. - - - - Hết - - - - UBND HUYỆN NGỌC HỒI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN Câu Nội dung Điểm Câu 1 Những nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: - Các từ láy: ríu rít, chập chờn, lưu luyến - Các hình ảnh: bờ tre, mặt nước, dòng sông, cánh đồng - Các biện pháp tu từ: Nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh -> Tất cả nhằm diễn tả kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ, sự gắn bó với dòng sông quê hương dù đã trưởng thành và xa cách 0.75 0.75 0.75 0.75 Câu 2: 1. Yêu cầu: - Bước đầu biết cảm nhận, phân tích một nhân vật trong tác phẩm văn học. - Có khả năng, năng khiếu, lập luận trong một bài văn nghị luận. - Bài viết có bố cục rõ ràng, các luận điểm được trình bày khoa học. 2. Đáp án-Biểu điểm: Phần Nội dung Điểm Mở bài Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm của nhân vật, nghệ thuật xây dựng đặc điểm nhân vật. 1,0 Thân bài * Khẳng định vẻ đẹp, phẩm hạnh, số phận của Vũ Nương- cũng là vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ- cũng là giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Nhan sắc - Phẩm hạnh: đảm đang, hiếu thảo, không màng danh lợi, thủy chung * Bi kịch của Vũ Nương - tố cáo chế độ phong kiến suy tàn- Giá trị hiện thức của tác phẩm. - Nội dung bi kịch - Nguyên nhân dẫn đến bi kịch 3.5 1,5 Kết bài - Suy nghĩ, đánh giá về nhân vật, nghệ thuật - Mở rộng, tích hợp 1,0 3. Cách chấm: - Điểm 9 – 10: Bài làm rõ yêu cầu ; bố cục chặt chẽ, luận điểm rõ ràng; văn viết mạch lạc, kĩ năng nghị luận tốt, phân tích dẫn chứng sâu sắc, cảm xúc; không có sai sót về diễn đạt, chính tả. - Điểm 7 – 8: Bài làm rõ yêu cầu ; bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết tương đối mạch lạc; kĩ năng nghị luận tương đối tốt, phân tích, dẫn chứng hợp lý, một vài ý nhỏ chưa phân tích làm rõ; có sai sót lỗi chính tả, diễn đạt nhưng không trầm trọng. - Điểm 5 – 6: Bài làm rõ yêu cầu về nội dung; bố cục đầy đủ; kĩ năng nghị luận còn hạn chế , còn sai sót diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 3 – 4: Bài làm thiếu ý, bố cục chưa chặt chẽ, văn viết lủng củng. - Điểm 1 – 2: Sa vào kể, chưa biết làm bài nghị luận.
Tài liệu đính kèm: