Kỳ thi: BÀI SỐ 2 Môn thi: HÓA 10 0001: Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có: A. Số electron như nhau B. Số lớp electron như nhau C. Số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau D. Cùng số electron s hay p 0002: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? A. Cl B. F C. I D. Br 0003: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là: A. 8 và 18 B. 18 và 8 C. 8 và 8 D. 18 và 18 0004: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là: A. Các nguyên tố d và f B. Các nguyên tố s và p C. Các nguyên tố s D. Các nguyên tố p 0005: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì ? A. phi kim yếu nhất là flo B. kim loại mạnh nhất là liti C. phi kim mạnh nhất là iot D. kim loại mạnh nhất là xesi. 0006: Cho các nguyên tố: Na (Z = 11), N (Z = 7), Si (Z = 14), Ca (Z = 20). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: A. N, Si, Ca, Na B. Na, Ca, Si, N C. Na, Ca, N, Si D. Ca, Na, Si, N 0007: Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IIA. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là : A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p53p4 0008: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron : [khí hiếm] ( n-1)d5 ns1 ; (n≥4). Nguyên tố X là A. Kim loại nhóm IA B. Kim loại nhóm IB C. Kim loại nhóm VIB D. Kim loại nhóm VIA. 0009: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron , công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất đều đúng ở cặp công thức nào sau đây? A. RH2 , RO B. RH3 , R2O5 C. RH4 , RO2 D. RH5 , R2O3 0010: Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA : Mg – Ca – Sr – Ba. Từ Mg đến Ba, theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều nào sau đây? A. Tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng 0011: Anion X- và cation Y2+đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố X, Y trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA 0012: Các ion có bán kính giảm dần là : A. Na+ ; Mg2+ ; F- ; O2- B. F- ; O2- ; Mg2+ ; Na+ C. Mg2+ ; Na+ ; O2- ; F- D. O2- ; F- ; Na+ ; Mg2+ 0013: Nguyên tử của nguyên tố A có 7 electron phân lớp s, có bao nhiêu nguyên tố thỏa điều kiện của A? A. 1 B. 2 C. 3 D. Không biết được 0014: Ion Y2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6 . Công thức oxit cao nhất và hợp chất khí với hiđro của Y là A. SO3 và H2S B. Cl2O7 và HCl C. SeO3 và H2Se D. Br2O7 và HBr 0015: Khối lượng mol phân tử của một oxit cao nhất của một nguyên tố R là 108. Biết R trong tự nhiên là một chất khí không độc nhưng không duy trì sự sống. Vậy R là nguyên tố: A. 1H B. 4He C. 14N D. 17Cl 0016: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của 1 nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Nguyên tử khối của nguyên tử là A. 21 B. 19 C. 20 D. 18 0017: Hợp chất khí với hidro của nguyên tố R có công thức là RH3. Oxit cao nhất của nó chứa 74,07% oxi về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R . A. S. B. As. C. N. D. P. 0018: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là A. 10. B. 11. C. 22. D. 23. 0019: Hiđroxit cao nhất của một nguyên tố R có dạng HRO4. R cho hợp chất khí với hiđro chứa 2,74% hiđro theo khối lượng. R là nguyên tố nào sau đây: A. P B. Cl C. Br D. I 0020: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A, ở hai chu kì liên tiếp, trong đó X có điện tích hạt nhân nhỏ hơn Y. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 22. Hỏi X, Y là nguyên tố nào sau đây? A. Natri và kali B. Bo và nhôm C. Magie và canxi D. Nitơ và Photpho 0021: Hòa tan hoàn toàn 0,3 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y ở hai chu kì liên tiếp của nhóm IA vào nước thì thu được 0,224 lít khí hidro (đktc). Hai kim loại X và Y là A. Na và K B. Li và Na C. K và Rb D. Rb và Cs 0022: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam một kim loại thuộc nhóm A vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Kim loại đó là: A. Al B. Mg C. Ca D. Na 0023: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp và ở hai chu kì nhỏ. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng ở trạng thái đơn chất X không tác dụng với Y. Hỏi X, Y là nguyên tố nào sau đây? A. Oxi và Photpho B. Natri và Magie C. Nitơ và Lưu huỳnh D. Lưu huỳnh và photpho 0024: Pau-linh quy ước lấy độ âm điện của nguyên tố nào để xác định độ âm điện tương đối cho các nguyên tố khác ? A. Hiđro B. Cacbon C. Flo D. Clo 0025: Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, không suy ra được : A. tính kim loại, tính phi kim B. Công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hiđro C. bán kính nguyên tử, độ âm điện D. tính axit, bazơ của các hiđroxit tương ứng 0026: Nguyên tố hóa học Menđelevi được đặt ra để tỏ lòng kính trọng nhà bác học Men-đê-lê-ép thuộc ô nguyên tố thứ mấy ? A. 42 B. 92 C. 101 D. 88 0027: Nguyên tố có tính chất hóa học tương tự như Canxi là: A. Na B. K C. Ba D. Al 0028: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có khả năng nhường 1 electron khi tham gia phản ứng hóa học ? A. Na (Z=11) B. Ca (Z=20) C. Ba (Z=56) D. Al (Z=13) 0029: Cho 2 nguyên tố: X(Z=20), Y(Z=17). Công thức hợp chất tạo thành giữa X và Y là A. XY2 B. XY C. X2Y D. X2Y2 0030: X, Y, Z là 3 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ. Người ta tiến hành các thí nghiệm như sau: Thí nghiệm 1: Hòa tan oxit của nguyên tố X vào nước ta được dung dịch có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ Thí nghiệm 2: Hòa tan oxit của nguyên tố Y vào nước ta được dung dịch có khả năng làm quỳ tím hóa xanh Thí nghiệm 3: Hòa tan Z vào dung dịch HCl và NaOH thì cả hai dung dịch đều có khí thoát ra Thứ tự theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của 3 nguyên tố trên là: A. X, Y, Z B. Y, Z, X C. X, Z, Y D. Z, Y, Z
Tài liệu đính kèm: