Kiểm tra Ngữ văn, phần văn bản

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1415Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Ngữ văn, phần văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra Ngữ văn, phần văn bản
Tiết .. Văn bản KIỂM TRA NGỮ VĂN, PHẦN VĂN BẢN
THỜI GIAN 45 PHÚT
I. MA TRẬN
Mức độ
Chủ đề/
NDCĐ
Nhận biét
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
THẤP
CAO
Văn bản nhật dung
Chọn dúng các ý văn bản và chủ đề
C.1
Hiểu và điền đúng ý nghĩa câu văn
C2
Số câu
Số điẻm
1
0,75
1
0,25
2
1
Ca dao
Nêu đúng thể thơ ca dao
(C3)
Nhớ và điền đúng từ . (C4)
Hiểu và trình bày được đặc sắc về nghệ thuật, nội dung bài ca dao
(C8)
Số câu
Số điẻm
1
025
1
025
1
2
3
2,5
Thơ trữ tình Trung đại Việt Nam
Nhớ và điền đúng từ . (C5)
Hiểu đúng nghĩa của từ được dùng trong 1 văn bản
(C7)
Biết dựa vào cách tả cảnh trong bài đã học để trình bày cảm nghĩ về cảnh quen thuôc trong cuộc sống. (C9)
Số câu
Số điẻm
2
1,25
1
4
3
5,25
Thơ trữ tình nước ngoài
Nêu đúng tâm trạng nhân vật
(C6)
Hiểu rõ tình huống. Biết cách giả quyết một tình huống
C10
Số câu
Số điẻm
1
025
1
1
2
1,25
Tổng: 
Số câu
Số điẻm
Tỷ lệ:
3
1,25
12,5
4
1,75
17,5
1
2
20
1
4
40
1
1
10
II. ĐỀ BÀI
A. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm):
Đọc kĩ câu hỏi sau và chọn ý, nối ý hoặc điền tiếp vào chỗ trống để câu trả lời đúng nhất:
Câu 1 (0,75 điểm)
Hãy nối ý A với ý trong cột B để có câu trả lời đúng. 
Văn bản.
Đề tài văn bản
A.1.Cổng trường mở ra
B.1. Quyền trẻ em
A.2. Mẹ tôi
B.2.Nêu lên vai trò của gia đình và nhà trường đối với thế hệ trẻ
A.2. Cuộc chia tay của những con búp bê
B.3 Vai trò của người mẹ đối với con cái
Câu 2 (0,25 điểm):
Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau để làm rõ ý nghĩa của câu văn: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
 Câu văn nói lên ý nghĩa..
Câu 3 (0,25 điểm): Thể thơ thường dùng để sáng tác ca dao là:
A, Đường luật
B. Bốn chữ
C. Song thất lục bát
A. Lục bát
Câu 4 (0,25 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện bài ca dao sau:
Thân em như ..trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Câu 5 (0,25 điểm: Điền vào chỗ trống sau để hoàn thiện âu văn:
Trong bài thơ “ bánh trôi nước” đã dụng thành ngữ.. để nói vè cuộc sống bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Câu 6 (0,25 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” có tâm trạng như thế nào khi trở về quê hương?
A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê.
B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi.
C. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương.
D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành.
Câu 7 (1,0 điểm): Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện cách hiểu nghĩa cụm từ ‘ta với ta” trong các câu sau:
a. Cụm từ “ta với ta’, trong bài “Qua Đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan được hiểu là:.
b. Cụm từ “ta với ta’, trong bài “bạn đế chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được hiểu là:..
.
B, Phần tự luận (7,0 điểm):
Câu 8 (2,0 điểm): trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài ca dao:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Câu 9 (4,0 điểm):
Từ nội dung văn bản “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra” của Trần Nhân Tông, hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh làng quê bắc bộ trong mọt doạn văn ngắn. 
Câu 10 (1,0 điểm);
Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về” của hạ Tri Chương, có cấu trúc như một một câu chuyện về tình quê hương. Hãy chỉ ra tình huống trong đó và dựa vào chủ đề bài thơ để nêu cách giải quyết tình huống của em.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm)
Câu 1 (0,75 điểm)
- Nối đúng ý cột a với ý cột B, mối ý đùng được 0,25 điểm.
- Đáp án: A1-B2; A2-B3; A3-B1
+ Mức tối đa 0,75: Nối dúng các ý.
+ Mức chưa tối đa 0,25,0,5: Nối chưa đúng hết các ý, hoặc nhầm.
+ Chưa đạt: Nối sai, hoặc không làm bài.
Câu 2 (0,25 điểm)
- Điền được ý nghĩa câu văn được 0,25 điểm.
- Gợi ý: Câu văn đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người
+ Mức tối đa (0,25): Nêu đúng ý nghĩa câu văn.
+ Mức không đạt: nêu không đúng hoặc không làm.
Câu 3 (0,25 điểm):
 Đáp án: D.Lục bát.
+ Mức tối đa 0,25: chọn đúng ý
+ Mức không đạt: Chọn sai hoặc không làm.
Câu 4 (0,25 điểm)
Điền đúng từ còn thiếu, được 0,25.
Đáp án: trái bần.
+ Mức tối đa 0,25): Điền từ trái bần.
+ Mức không đạt: Điền từ khác, hoặc không làm.
Câu 5 (0,25 điểm): 
Điền đúng thành ngữ vào chỗ chấm, được 0,25.
Đáp án: bảy nổi ba chìm
+ Mức tối đa 0,25): Điền đúng thành ngữ.
+ Mức không đạt: Điền thành ngữ khác , hoặc không làm.
Câu 6 (0,25 điểm)
- Chọn đúng ý C.
+ Mức tối đa: Chọn đúng ý C.
+ Mức không đạt: Chọn sai hoặc không làm.
Câu 7 (1,0 điểm):
- Yêu cầu: Điền đứng ý nghãi cụm từ vào chỗ trống trong mỗi câu, mỗi ý đúng được )0,5)
- Gợi ý đáp án:
a. Cụm từ “ta với ta’, trong bài “Qua Đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan được hiểu là: Ta là một mình. (Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình và thấm thía sự cô đơn trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ)
b. Cụm từ “ta với ta’, trong bài “bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được hiểu là: Ta là tôi, ta là khách (bạn). ( Tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.)
B. Phần tự luận (7,0 điểm):
Câu 8 (2,0 điểm)
- Nêu được đặc sắc nghệ thuật diễn xướng trong bài ca 0,5): 
Gợi ý: hình ảnh so sánh, Dùng cấu trúc so sánh quen thuộc, gợi liên tưởng.
- Nêu được nội dung diễn đạt trong bài ca (1,5)
Gợi ý: Phản ánh thân phận khốn khổ của người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ (0,5); Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng. (0,25); Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời (0,5). Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ 0,25).
+ Mức tối đa 2,0: Trình bày các yêu cầu trong đoạn văn ngắn, đảm bảo các ý về nghệ thuật, nội dung chủ yếu của bài ca.
+ Mức chưa tối đa 0,25,0,5,0,75, 1,0, 1,25: Chưa trình bày trong đoan văn, nêu chưa đủ ý theo mức tối đa.
+ Mức chưa đạt: nêu không đúng yêu cầu hoặc không làm.
Câu 9 (3,0 điểm):
- Yêu cầu hình thức: Viết đoạn văn làm rõ cảm nghĩ một hình ảnh. Lời văn mạch lạc, biểu cảm.(0,25)
- Yêu cầu nội dung: Nêu lại được hình ảnh làng quê trong bài thơ và cách miêu tả của tác giả (1,0). Nêu cảm nghĩ về hình ảnh làng quê vùng đồng băng Bắc Bộ (1,5): bày tỏ tình cảm, mong muốn về làng quê (0,25)
Gợi ý: Có thể chọn các hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, dòng sông, cây cầu, bờ đê, cổng làng, đồng lúa,.chợ quê,.. để đưa vào cảm nghĩ, sau đó khái quát, so sánh hình ảnh đó với cảnh trong bài thơ.
+ Mức tối đa (3,0): Đảm bảo các yêu cầu viết đoạn văn : Về hình thức, nội dung.
+ Mức chưa tối đa 0,25,,5, 0,75, 1,0, 1,25, 1,5,1,7,5,2,0,2,25,2,5,2,75: Làm chưa đầy đủ yêu cầu ở mức tối đa.
+ Mức chưa đạt: Làm không dúng yêu cầu hoặc không làm.
Ví dụ đoạn văn: Trong bài thơ ‘Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra”, tác gỉa Trần Nhân Tông đã miêu tả khung cảnh một vùng quê tĩnh lặng lúc chiều buông. Cảnh được tả bằng vài đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói; dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo, dẫn trâu về chuồng; vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng nhưng cũng đủ gợi một nét đẹp thanh bình. Hình ảnh dó gợi em nhớ đến nét đặc trưng của những ngôi làng vùng đồng băng bắc Bộ. Mỗi làng quê Bắc Bộ thường gắn liền với một dòng sông, với một bến đò. Nơi bến đò bao giờ cũng có cây hoa gạo cháy đỏ suốt một góc trời, có cây đa cao ngất cúi mình tỏa bóng mát, là điểm cao báo cho mỗi đứa con xa quê biết sắp về đến quê nhà. Bao bọc làng quê là những con sông. Trên dòng sông quê hương ấy là “ cầu tre nhỏ, mẹ về nón lá nghiêng che”. là nơi bọn trẻ tắm mát những buổi chiều. Và trên con đê đầu làng còn có lơ thơ hàng tre già, nắng chiều nghiêng đàn trâu về, xa xa từng cánh cò chập chờn bay về tổ ấm. Làng quê Việt nơi nào cũng thật đẹp êm đềm biết bao.
Câu 10 (2,0 điểm)
- Yêu cầu: Nêu dược tình huống (0,5); Nêu được cách giải quyết tình huống howjpj lí,, đảm bảo được chủ đề bài thơ : thể hiện tình cảm    quê hương thiết tha, sâu nặng (0,5).
- Gợi ý: 
Tình huống; Trẻ con trong làng hỏi : Khách từ đâu đến làng. 
Cách giải quyết: Tạo một đoạn thoại với bọn trẻ, nói cho chúng biết mình là ai, vì sao không ai nhận ra và nói về mục đích chuyến về quê,
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
Lớp:.
Họ và tên:
KIỂM TRA NGỮ VĂN - PHẦN VĂN BẢN
THỜI GIAN 45 PHÚT.
 Điểm
Nhận xét, đánh giá của thầy cô giáo
A. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm):
Đọc kĩ các câu hỏi sau và chọn ý, nối ý hoặc điền tiếp vào chỗ trống để có câu trả lời đúng nhất:
Câu 1 (0,75 điểm): Hãy nối ý A với ý trong cột B để có câu trả lời đúng. 
Văn bản.
Đề tài văn bản
A.1.Cổng trường mở ra
B.1. Quyền trẻ em
A.2. Mẹ tôi
B.2.Nêu lên vai trò của gia đình và nhà trường đối với thế hệ trẻ
A.2. Cuộc chia tay của những con búp bê
B.3 Vai trò của người mẹ đối với con cái
Câu 2 (0,25 điểm): Hãy điền vào chỗ trống trong câu sau để làm rõ ý nghĩa của câu văn: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
 	Câu văn nói lên ý nghĩa
Câu 3 (0,25 điểm): Thể thơ dùng chủ yếu để sáng tác ca dao là:
A, Đường luật
B. Bốn chữ
C. Song thất lục bát
A. Lục bát
Câu 4 (0,25 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện bài ca dao sau:
Thân em như ..trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Câu 5 (0,25 điểm: Điền vào chỗ trống sau để hoàn thiện câu văn:
Trong bài “ Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã dụng thành ngữ để nói vè cuộc sống bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Câu 6 (0,25 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương có tâm trạng như thế nào khi về đến quê hương?
A. Vui mừng, háo hức khi trở về quê.
B. Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi.
C. Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương.
D. Đau đớn, luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành.
Câu 7 (1,0 điểm): Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện cách hiểu nghĩa cụm từ ‘ta với ta” trong các câu sau:
a. Cụm từ “ta với ta’, trong bài “Qua Đèo ngang” của Bà huyện Thanh Quan được hiểu là:
b. Cụm từ “ta với ta’, trong bài “bạn đế chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được hiểu là:
.
B, Phần tự luận (7,0 điểm):
Câu 8 (2,0 điểm): Trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài ca dao:
Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Câu 9 (4,0 điểm): Từ nội dung văn bản “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra” của Trần Nhân Tông, hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh làng quê Bắc Bộ trong một doạn văn ngắn. 
Câu 10 (1,0 điểm): Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về” của hạ Tri Chương, có cấu trúc như một một câu chuyện về tình quê hương. Hãy chỉ ra tình huống trong đó và dựa vào chủ đề bài thơ để nêu cách giải quyết tình huống của em.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_dinh_ki_Ngu_van_7.doc