Kiểm tra Ngữ văn 7 - Bài viết số 3 - Chủ đề: Biểu cảm về một đối tượng trong đời sống

doc 11 trang Người đăng tranhong Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Ngữ văn 7 - Bài viết số 3 - Chủ đề: Biểu cảm về một đối tượng trong đời sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra Ngữ văn 7 - Bài viết số 3 - Chủ đề: Biểu cảm về một đối tượng trong đời sống
Tiết 52 - 53 KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 - BÀI VIẾT SỐ 3 
CHỦ ĐỀ: BIỂU CẢM VỀ MỘT ĐỐI TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG
THỜI GIAN: 90 PHÚT
I. MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Chủ đề/
NDCĐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Biểu cảm: 
Sử dụng yếu tố tự sự miêu tả trong biểu cảm vể một đối tượng.
Nhận biết được nội dung, vấn đề chính của 1 văn bản. 
Nhận ra yếu tố tự sự, miêu tả, những từ ngữ viết chưa đúng
C1
Hiểu nội dung việc, hiểu tình cảm của nhân vật
C2
Trình bày được cảm nhận về tình cảm của người thân trong cuộc sống- C3
Vận dụng kiến thức văn biểu cảm, những hiểu biết thực tế, cách nhìn nhận, đánh giá, bộc lộ cảm xúc về những người thân yêu trong gia đình để viết bài văn biểu cảm về đối tượng – người thân, có sử dụng yếu tố kể, tả, C4
Số câu:
Số điểm:
1
3
1
1
1
1
1
5
4
10
Tổng:
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:%
1
3
30
1
1
10
1
1
10
1
5
50
4
10
100
II. ĐỀ BÀI: 
Hãy đọc kĩ văn bản “Lá thư của bố” và trả lời các câu hỏi sau:
Hôm nay, có điều khác thường trong giờ trả bài viết tập làm văn của lớp (Đề bài là: hãy kể một kỉ niệm sâu sắc của em), là thầy giáo tôi chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất hay dở nhất?
Lần lượt các “cây văn” Tuyết Anh và Long Béo vẫn hay đội sổ hầu hết các bài đều đã nhận được bài văn của mình. Vậy thì của ai? Nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra, chỉ mình Tùng là chưa có. Không hẹn mà cả lớp đều ngạc đổ mắt về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy. Tránh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của Tùng đỏ ửng.
Tùng là học sinh trường huyện mới lên, không có gì nổi trội, đặc biệt về môn Văn. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Lần đầu tiên, chúng tôi thấy thầy giáo không đọc nhận xét, đánh giá các bài văn mà thầy viết từng chữ lên tấm bảng đen. Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
“Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết”
“Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn ? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”
Lá thứ vẻn vẹn 45 chữ.
Khi thầy quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe. Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con. 
(Theo nguồn Intenet – Những người cha vĩ đại)
Câu 1 (3,0 điểm):
a. Nêu ngắn gọn nội dung được kể trong văn bản? Nêu vấn đề chính được nói tới trong văn bản”
b. Hãy chỉ ra dấu hiệu của tự sự, miêu tả trong đoạn trích sau:
 “Tùng là học sinh trường huyện mới lên, không có gì nổi trội, đặc biệt về môn Văn. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám ! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Lần đầu tiên, chúng tôi thấy thầy giáo không đọc nhận xét, đánh giá các bài văn mà viết từng chữ lên tấm bảng đen. Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy”.
c. Em hãy viết lại cho đúng chính tả các từ ngữ trong bức thư của người cha: “Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn ? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”.
Câu 2 (1,0 điểm): Trong bức thư, người cha đã nói với con những gì ? Qua đó, em thấy người cha là người như thế nào? 
Câu 4 (1,0 điểm): 
Từ nội dung câu chuyện trên, em hãy ghi lại cảm xúc về tình cảm bố đã dành cho em trong cuộc sống hằng ngày?
Câu 5 (5,0 điểm):
Qua câu chuyện trên và qua những bài thơ, bài văn, bài hát viết về người cha, người bố (mẹ) mà em đã được học, được đọc, hãy viết bài văn cảm nghĩ về người bố (mẹ) thân yêu.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (3,0):
a. (1,0):
- Yêu cầu: Nêu được những việc được kể (0,75); Nêu được nội chính (0,25)
- Gợi ý: 1. Những việc: - Cách thầy trả bài, nhận xét bài văn trong giờ trả bài; Thái độ, cách bày tỏ tình cảm của thầy, của học sinh trong giờ trả bài; Nội dung giờ trả bài: Ghi lại nội dung bài văn của học sinh viết về kỉ niệm sâu sắc (Bức thư cha viết cho con); 2.Vấn đề chính: Bài văn “Kỉ niệm sâu sắc” của Tùng về bố mình. (bức thư cha viết cho con là kỉ niệm sâu sắc).
+ Mức tối đa (1,0 điểm): Đảm bảo các ý về việc, về nội dùng chính.
+ Mức chưa tối đa (0,25,0,5,0,75 điểm): Chưa nhận ra đầy đủ các yêu cầu, nêu thiếu.
+ Mức không đạt (0 điểm): Nêu sai hoặc không làm bài.
b.(1,0).
- Yêu cầu: Chỉ ra được dấu hiệu của yếu tố kể, tả trong đoạn.
- Gợi ý: 
+ Dấu hiệu kể (0,5): Giới thiệu nhân vật: Tùng là.;Kể việc nhìn thấy: Chúng tôi nhìn rõ số tám , chúng tôi thấy thầy giáo không đọc , 
+ Dấu hiệu tả (0,5): Tả điểm bài văn: số tám đỏ chót trong ô điểm .., Tả tâm lí: hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy,,
+ Mức tối đa (1,0 điểm): Nêu được dấu hiệu kể, tả hợp lí.
+ Mức chưa tối đa (0,25,0,5,0,75 điểm): Nếu chỉ nêu được một dấu hiệu cho từng yếu tố hoặc chỉ nêu dấu hiệu cỉa yếu tố kể (tả).
+ Mức không đạt (0 điểm): Chưa nêu được dấu hiệu đúng hoặc bỏ bài.
c. (1,0):
- Yêu cầu: Biết rõ những từ đã viết chưa đúng và chữa lại, chép ra cho đúng (15 từ, chữ viết chưa đúng).
- Gợi ý: (Có thể giữ nguyên từ địa phương): Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”
Câu 2 (1,0):
- Yêu cầu: Hiểu được những điều cha nói với con trong thư (0,5); Nêu được nhận xét về người cha (0,5). Các nội dung trình bày rõ ràng, mạch lạc.
- Gợi ý: Những điều cha viết cho con: Ba bán con heo lấy tiền gửi cho con; Con có nhớ nhà không’ Cả nhà nhớ con, khi xong việc ba má sẽ đi thắm con; Nhận xét về người cha: Đó là người luôn dành tình cảm cho con, tạo điều kiện để con học tập, động viên con,Đó là người cha mộc mạc, giàu tình cảm.
+ Mức tối đa (1,0 điểm): Đạt các yêu cầu, viết rõ, mạch lạc,
+ Mức chưa tối đa (0,25, 0,5, 0,75 điểm): Có thể làm đủ yêu cầu thứ nhất, chưa nhân xét. Hoặc ngược lại. Hoặc chưa làm đủ cả 2 ý.
+ Mức không đạt (0 điểm): Làm không đúng yêu cầu, hoặc bỏ bài.
Câu 3 (1,0):
- Yêu cầu: Về hình thức (0,25):Viết câu văn nhiều vế hoặc đoạn văn ngắn, câu rõ ràng, đúng ngữ pháp, lời văn biểu cảm có yếu tố kể, tả. Về nội dung (0,75): GHi lại được cảm nghĩ về những tình cảm bố đã dành cho mình. 
- Gợi ý: Hằng ngày, bố quan tâm đến việc học hành, tạo điều kiện cho em được vui chơi,  Bố nói chuyện về nguồn cội, về long biết ơn,; Bố dạy những đối nhân xử thế trong cuộc sống; Bố dạy phải biết yêu thương, biết sống vị tha,. Hoặc kể một việc làm thể hiện tình cảm củ bố với con cái,.
+ Mức tối đa (1,0 điểm): Đạt các yêu cầu, viết rõ, mạch lạc,
+ Mức chưa tối đa (0,25, 0,5, 0,75 điểm): Có thể chỉ nêu được biểu hiện tình cảm bố dành mình, chưa biết bày tỏ cảm xúc,
+ Mức không đạt (0 điểm): Làm không đúng yêu cầu, hoặc bỏ bài.
Câu 4 (5,0):
* Tiêu chí trình bày, kỹ năng, vận dụng: (1,0)
- Làm đúng kiểu bài biểu cảm về một đối tượng trong đời sống. Bài viết có bố cục rõ ràng, có cách lập ý hợp lí, biết sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả làm lời văn rõ ràng, cảm xúc. Không nhầm lẫn sang kiểu bài tự sự, miểu tả.
- Biết lập ý theo mạch cảm xúc, thể hiện rõ cảm xúc theo cảm nhận. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các yếu tố tự sự, miêu tả khi bày tỏ cảm xúc.
- Sự sáng tạo: Thể hiện rõ sự sáng tạo trong cách chọn những ddawcvj điểm của đối tượng để bày tỏ cảm xúc: Ví dụ chỉ biểu cảm về một nét của nhân vật để làm rõ tình cảm: Đôi bàn chân, dáng đi, cách ăn mặc,,,.
+ Mức tối đa (1,0 điểm): Đạt các yêu cầu về tiêu chí trình bày, kĩ năng, mạch cảm xúc.
+ Mức chưa tối đa (0,25, 0,5, 0,75 điểm): Chưa đạt được các yeu cầu ở mức tối đa.
+ Mức chưa đạt (0 điểm): Làm không đạt các tiêu chí.
* Tiêu chí nội dung 4,0:
1.. Mở bài (0,5): Đẩm bảo yêu cầu nội dung mở bài:
 - Dẫn dắt: Ví dụ: Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng. ..
 - Nêu đối tượng, cảm nghĩ khái quát về đối tượng:.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đạt các yêu cầu của phần mở bài văn biểu cảm.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa đạt được các yêu cầu ở mức tối đa.
+ Mức chưa đạt (0 điểm): Làm không đúng hoặc bỏ bài.
2. Thân bài: (3,0)
 * Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu qua những việc làm, ngoại hình, lời nói(1,5). Ví dụ:
- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc 
Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc. 
- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
* Cảm xúc về vai trò của người cha: (1,0)
Ví dụ:
- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Kể 1 kỉ niệm (vui, đáng nhớ nhất) về bố để bộc lộ tình cảm.,(0,5): Ví dụ một lần làm sai bị bố đánh; hoặc bố đi làm và gặp điều không may,
+ Mức tối đa (3,0 điểm): Đạt các yêu cầu về cách thức trình bày, cách biểu cảm. Đảm bảo nội dung- mạch cảm xúc về đặc điểm của của đối tượng trong phần thân bài.
+ Mức chưa tối đa (0,25; 0,5 ; 0,75; 1,0; 1,25; 1,75; 2,0; 2,25; 2,5; 2,75 điểm), tùy mức độ đạt được trong từng ý giáo viên cho điểm theo từng mức điểm. Viết khô khan, ít cảm xúc.
+ Mức chưa đạt (0 điểm): Làm chưa đúng yêu cầu, hoặc không làm bài.
3. Kết bài (0,5):
 - Khẳng định cảm xúc: .
 - Mong muốn:
+ Mức tối đa (0,5 điểm); Đảm bảo yêu cầu phần kết bài của bài biểu cảm.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Chưa trình bày đầy đủ các ý.
+ Mức chưa đạt; Không biết kết bài, hoặc không có kết bài.
TRƯỜNG THCS TÂN TRƯỜNG
Lớp: 7
Họ và tên:..
Điểm:..
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 – TẬP LÀM VĂN
BÀI VIẾT SỐ 3 – CHỦ ĐỀ BIỂU CẢM
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Nhận xét của thầy cô giáo:
...
ĐỀ BÀI
Hãy đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
Lá thư của bố
Hôm nay, có điều khác thường trong giờ trả bài viết tập làm văn của lớp (Đề bài là: hãy kể một kỉ niệm sâu sắc của em), thầy giáo tôi chỉ giữ lại một bài. Chỉ một! Đứa nào cũng nhón người nghểnh cổ cho cao lên một chút để cố nhìn cho ra tên của ai và được mấy điểm nhưng không được. Bài hay nhất hay dở nhất?
Lần lượt cây văn Tuyết Anh và Long Béo vẫn hay đội sổ đều đã nhận được bài văn của mình. Vậy thì của ai? Tất cả nhìn theo tay của lớp trưởng cho đến khi bài cuối cùng được phát ra, chỉ mình Tùng là chưa có bài. Không hẹn mà cả lớp đều đổ mắt nhìn về phía Tùng, tác giả của bài văn trên tay thầy. Tránh cái nhìn của cả lớp, Tùng ngoảnh ra cửa sổ. Không thấy mặt Tùng nhưng có thể thấy rõ hai vành tai và cổ của Tùng đỏ ửng.
Tùng là học sinh trường huyện mới lên, không có gì nổi trội, đặc biệt là về môn Văn. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Lần đầu tiên, chúng tôi thấy thầy giáo không đọc nhận xét, đánh giá các bài văn mà thầy viết từng chữ lên tấm bảng đen. Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy:
“Kỉ niệm sâu sắc nhất của em là khi nhận được thư của ba em. Nhà em nghèo lắm nhưng ba má em cho ra ngoài phố học để sau này em có thể làm điều gì đó tốt đẹp hơn. Cho em ra phố, ngoài việc phải kiếm việc làm thêm để có tiền trang trải chuyện học hành của em, ba em còn phải làm những việc mà khi ở nhà em có thể đỡ đần cho gia đình. Chưa bao giờ ba má viết gì cho em cả. Hồi em còn ở nhà, mỗi khi cần thư về quê đều do tay em viết”
“Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn ? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”. Lá thứ vẻn vẹn 45 chữ.
Khi thầy quay lại thì Tùng đã úp mặt xuống bàn, hai vai run run. Mắt thầy cũng đỏ hoe. Cả lớp im phăng phắc trước lá thư đầy lỗi chính tả trên bảng, lá thư yêu thương và gửi gắm của một người cha vốn chỉ quen với cày cuốc lần đầu tiên cầm bút viết thư cho con. 
 (Theo nguồn Intenet – Những người cha vĩ đại)
Câu 1 (3,0 điểm):
a. Nêu tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản? Vấn đề chính được nói tới trong văn bản là gì?
b. Hãy chỉ ra dấu hiệu của tự sự, miêu tả trong đoạn trích sau:
 “Tùng là học sinh trường huyện mới lên, không có gì nổi trội, đặc biệt về môn Văn. Vậy mà điểm tám. Phải, điểm tám! Chúng tôi nhìn rõ số tám đỏ chót trong ô điểm khi thầy đưa tay sửa lại cặp kính trên sống mũi, cử chỉ quen thuộc mỗi khi thầy xúc động. Lần đầu tiên, chúng tôi thấy thầy giáo không đọc nhận xét, đánh giá các bài văn mà viết từng chữ lên tấm bảng đen. Tất cả chúng tôi hồi hộp tò mò đọc từng chữ hiện ra dưới tay thầy”.
c. Em hãy viết lại cho đúng chính tả các từ ngữ trong bức thư của người cha: “Con iu thươn của ba. Chìu hôm qua ba kiu người báng con heo để có tiềng gưởi cho con con nhớ nhà khôn ? Cả nhà nhớ con nhìu lắm cố họch nge con chừn nào mùa màn song ba má xẻ ra thăm con”.
Câu 2 (1,0 điểm): Trong bức thư, người cha đã nói với con những gì ? Qua đó, em thấy, đó là người cha như thế nào? 
Câu 4 (1,0 điểm): 
Từ nội dung bức thư của cha mà người con chép lại trong bàì văn của mình, em thấy bố em đã dành cho em những tình cảm như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?
Câu 5 (5,0 điểm):
Từ cách bày tỏ tình cảm của người cha trong bức thư trên, từ những bài thơ, bài văn, bài hát viết về người cha, người bố mà em đã học, đã đọc hãy viết bài văn biểu cảm về người cha thân yêu của em. 
BÀI LÀM
.................................................................................
..........................................................................
.................................................................................
...........................................................................
.................................................................................
...........................................................................
.................................................................................
...........................................................................
.................................................................................
...........................................................................
............................
Năm 3 tuổi, cậu con trai bị thương và mất đi đôi chân của mình, người cha đau đớn vô cùng, nhưng ông nhận ra lúc này không phải là lúc đau thương việc ông cần làm là giúp đỡ con trai tiếp tục thực hiện ước mơ, rồi ông hạ quyết tâm: “con trai đã mất đi đôi chân, thì tôi sẽ làm đôi chân của nó, chỉ cần là nơi con trai tôi muốn đi tôi nhất định sẽ đưa nó đến.”
Khi con trai học mẫu giáo và vào tiểu học, vì trường học nằm ngay trong thôn, và cậu bé khi đó còn nhỏ nên việc cõng con trai đến trường không có gì là vất vả. Mỗi lần sau khi cõng cậu bé đến trường, ông lại ra đồng làm việc, đến giờ tan học ông lại đi đón cậu bé. Hàng ngày khi trời còn chưa sáng người cha đã thức dậy nấu cơm, chưa đến 6 giờ sáng đã ra ngoài cõng cậu con trai đến trường. Trong một lần tâm sự với con trai, người con hỏi: “ Cha sợ nhất là điều gì?”- Ông nhẹ nhàng trả lời đứa con: “Điều cha sợ nhất chính là những ngày mùa đông tuyết rơi và những ngày mưa mùa hè đường trơn.” Cậu con trai hét lớn: “Trời mưa với tuyết rơi thì có gì đáng sợ ạ?”
Người cha lại ôn tồn nói: “Cha sợ đường trơn làm cha cõng con không vững lại khiến con ngã”. Mỗi lần ngày trời rơi tuyết, người cha chưa bao giờ mặc áo khoác, vì mặc áo dày quá, không toát ra hơi ấm, ông sợ con trai ngồi trên lưng sẽ bị cảm lạnh. Dù đường xá xa xôi, nhưng chưa bao giờ người cha than vãn một câu, suốt 15 năm trôi qua chưa khi nào ông cõng con trai tới lớp muộn.
Khi cậu con trai không lành lặn đã đậu vào một trường đại học danh tiếng ở một  thành phố lớn, ông vui mừng khôn xiết như người trồng cây bao năm đến ngày thu quả. Nhưng là lúc ông lo lắng nhất.Vì lúc này ông đã già, tuổi đã cao không còn đủ sức cõng cậu con trai nhỏ xíu của ông ngày nào trên vai được nữa. Ông lo khi ông mất đi ai sẽ giúp ông làm đôi chân của cậu con trai ông đây?
Rồi cuối cùng ông cũng quyết định dùng chút sức lực còn lại của mình để tự tay có thể làm cho cậu con trai 2 chiếc nạng gỗ. Vì để tạo bất ngờ cho con nên đợi đêm đến khi con chìm vào giấc ngủ ông mới đem dụng cụ cần thiết ra ngoài vườn làm. Ông cẩn thận, nhẹ nhàng bào thanh gỗ từng chút từng chút một như sợ làm đau chính đứa con trai của ông vậy. Và ngày hai chiếc nạng gỗ  được hoàn thành cũng là ngày cậu con trai lên đường nhập học, ông đã đem ra 2 chiếc nạng gỗ tặng cậu.  Nhưng vì tuổi già, sức yếu, mắt mờ lại không phải là thợ mộc chuyên nên hai chiếc nạng gỗ đó làm ra không được vừa mắt cho lắm.
Nhưng ông hy vọng người con có thể hiểu tâm ý và tấm lòng của mình mà vui mừng chấp nhận món quà đó. Nhưng nhìn thấy hai chiếc nạng gỗ cậu con trai đã dè bỉu, không tiếc lời chê bai: “Cái này cha lấy đâu ra mà xấu vậy? Có cho con cũng chẳng lấy”. Ông tủi thân không nói lên lời rồi lụm khụm bước về phía căn buồng  để cất đi hai chiếc nạng gỗ, cũng như giấu đi những tâm tình mà ông đang chất chứa trong lòng.
Cậu con trai lên đường nhập học bằng chiếc xe lăn hiện đại của người cha dượng mua tặng nhân dịp cậu đỗ vào trường Đại học. Một tháng sau khi cậu trở về thì thấy người cha già ôm chiếc nạng gỗ bệnh nặng nằm trên giường.
“Cha ốm nặng sao không uống thuốc?”, cậu nói bằng giọng cáu gắt:
Cha cậu với giọng nói thì thào, tay thì với với về chiếc nạng gỗ và chỉ nói được một câu duy nhất trước khi qua đời: “Cha tình nguyện là đôi chân của con đến suốt cuộc đời này.” Lúc ấy nước mắt cậu cứ thế chảy ra và trái tim như muốn vỡ òa.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_van_7_yay_1.doc