Kiểm tra khảo sát lần 1- Năm học 2016 - 2017 môn Hóa học 10 - Trường THPT Tiên Du Số 1

doc 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra khảo sát lần 1- Năm học 2016 - 2017 môn Hóa học 10 - Trường THPT Tiên Du Số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra khảo sát lần 1- Năm học 2016 - 2017 môn Hóa học 10 - Trường THPT Tiên Du Số 1
TRƯỜNG THPT TIÊN DU SỐ 1
Bộ môn Hóa học
KIỂM TRA KHẢO SÁT LẦN 1- Năm học 2016-2017
MÔN HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 90 phút; 
Họ, tên thí sinh:.............................. ............................
Số báo danh: ...............................
Cho nguyên tử khối: H=1; C=12; O=16; S=32; Cl=35,5; Li=7; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Fe=56; Zn=65.-
Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Câu 1 (1 điểm): Tổng số hạt electron, proton và nơtron trong một nguyên tử X là 115. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện và số hạt không mang điện hơn kém nhau là 10. Xác định số hiệu nguyên tử, số nơtron và viết kí hiệu nguyên tử X.
Câu 2 (2 điểm): Nguyên tử của nguyên tố A có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p5. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số electron ở các phân lớp s là 7. 
a) Viết cấu hình electron đầy đủ của A, B. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
b) Viết công thức phân tử hợp chất oxit cao nhất, hiđroxit cao nhất của A.
Câu 3 (2 điểm): Cân bằng các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a) SO2 + KMnO4 + H2O MnSO4 + K2SO4 + H2SO4 
b) FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O 
Câu 4 (2 điểm): Cho 4,485 gam một kim loại R thuộc nhóm IA vào 145,71 gam nước (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 2,184 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định kim loại R.
b) Tính nồng độ % của chất tan trong Y.
c) Cho dung dịch Y tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,7M và FeSO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn tách kết tủa thu được dung dịch Z, cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn khan T. Tính m.
Câu 5 (2 điểm): Chia 81,75 gam hỗn hợp Al, Mg, Fe, Zn thành 3 phần bằng nhau. Phần 1: tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 14,56 lít khí H2; Phần 2: tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất); Phần 3: tác dụng với khí Cl2 dư khi đốt nóng thu được 80,5 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khí đo ở đktc. Tính V và thành phần % theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 6 (1 điểm): Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, Mg, MgO và MgCO3 phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4 gam hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với H2 là 13. Tính khối lượng của MgSO4 có trong dung dịch Z.
------------------------- Hết -------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM HÓA 10
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1đ)
Lập đúng hệ phương trình 
 (0,5đ)
Giải hệ phương trình (và kết luận): Z=35; N=45 (0,25đ)
Viết được (hoặc ) (0,25đ) 
0,5Đ
0,25Đ
0,25Đ
Câu 2 (2đ)
a) 1,5 đ
A: 1s22s22p63s23p5 (0,25đ); ô 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA: (0,25đ) 
B: 1s22s22p63s23p64s1 (0,25đ); ô 19, chu kỳ 4, nhóm IA: (0,25đ) 
 1s22s22p63s23p63d54s1 (0,125đ); ô 24, chu kỳ 4, nhóm VIB: (0,125đ) 
 1s22s22p63s23p63d104s1 (0,125đ); ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB: (0,125đ) 
0,5Đ
0,5Đ
0,25Đ
0,25Đ
b) 0,5đ
Công thức: A2O7 (0,25đ) và HAO4 (0,25đ) (hoặcCl2O7; HClO4)
0,5Đ
Câu 3 (2đ)
Viết đúng quá trình nhường, nhận e; viết đúng hệ số: 0,5Đ
Cân bằng đúng mỗi phương trình: 0,5Đ
Nếu phương trình có từ 1 đến 2 hệ số sai: 0,25Đ; nếu có từ 3 hệ số sai: không tính điểm phương trình đó.
a) 
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 
0,5Đ
0,5Đ
b)
3FexOy + (12x-2y) HNO3 3xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO + 
 (6x-y) H2O
0,5Đ
0,5Đ
Câu 4 (2đ)
a) 0,5đ 
- Tính được số mol H2 và viết phương trình hóa học dạng tổng quát (hoặc viết quá trình nhường- nhận electron)
nH2= 2,184/22,4= 0,0975
2R + 2H2O 2ROH + H2 
- Tính được nR=0,195 mol từ đó M= 4,485/0,195= 23 là Na (0,5đ) 
0,5Đ
b) 0,5đ
C%= (0,5đ) 
Nếu chỉ tính được mdd Y= 4,485 + 145,71- 0,0975.2= 150 hoặc mNaOH = 0,195.40= 7,8 : cho 0,25đ
0,5Đ
c) 1 đ
- Tính số mol ban đầu và viết 2 phương trình hóa học (0,25đ ) 
nNaOH= 0,195mol; nHCl= 0,1.0,7= 0,07; nFeSO4= 0,05
- Sau phản ứng: NaCl 0,07; Na2SO4 0,05 (0,25đ) và NaOH dư: 0,025 mol (0,25đ) 
m= 0,07.58,5+ 0,05.142+ 0,025.40= 12,195 (0,25đ) 
Có thể tính ngay khối lượng m= 0,07.58,5+ 0,05.142+ (0,195-0,07-0,1).40= 12,195 gam thì vẫn cho điểm tối đa (0,75đ); chỉ tính điểm thành phần theo số mol (hoặc khối lượng) từng chất NaCl, Na2SO4 khi HS có thể thiếu NaOH dư (m=11,195 gam)
0,25Đ
0,25Đ
0,25Đ
0,25Đ
HS làm theo phương án khác, nếu đúng và lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa
Câu 5
(2 đ)
- Viết được các phương trình hóa học (hoặc quá trình nhường-nhận electron) ở 3 phần: 3.0,25đ= 0,75đ
(Có thể viết nhường- nhận e hoặc )
- Khối lượng mỗi phần: 27,25 gam; số mol Al, Mg, Fe, Zn tương ứng a,b,x,y. Lập được phương trình đại số theo Bảo toàn electron ở mỗi phần 
+ Tác dụng HCl: 3a+ 2b+ 2x+ 2y= 0,65.2 (*) (0,25đ) 
+ Tác dụng H2SO4 đặc: 3a+ 2b+ 3x+ 2y= nSO2.2 (**) (0,25đ) 
+ Tác dụng Cl2: 3a+ 2b+ 3x+ 2y= = 0,75.2 (***) (0,25đ) 
- Từ (**) và (***) tính được nSO2= 0,75 mol nên V= 16,8 lít (0,25đ) 
 - Từ (*) và (***) tính được nFe= x= 0,2 mol 
 nên %mFe= (0,25đ) 
0,75Đ
0,25Đ
0,25Đ
0,25Đ
0,25Đ
0,25Đ
HS làm theo phương án khác, nếu đúng và lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa
Câu 6
(1đ)
- Viết được các phương trình hóa học (0,25đ) 
- Tính ra được nH2SO4 = 0,45 mol (0,25đ) 
nH2=0,15; nCO2=0,2; m(khí)=0,35.6,5.4= 9,1 gam
Gọi nH2SO4= x mol thì nH2O= nH2SO4- nH2= x-0,15
Bảo toàn khối lượng: 30,8+ 98x= 60,4+ 9,1+ 18.(x-0,15) x= 0,45
- Lập hệ phương trình đại số theo khối lượng muối và số mol H2SO4 (0,25đ); giải hệ phương trình, tính khối lượng MgSO4 (0,25đ) 
Hai muối là FeSO4 (a mol) và MgSO4 (b mol) nên 
0,25Đ
0,25Đ
0,5Đ
HS làm theo phương án khác, nếu đúng và lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docKHAO_SAT_10A135_TIEN_DU_1_BAC_NINH.doc