Kiểm tra học kỳ I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 9

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 925Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học lớp 9
UBND THỊ XÃ AN NHƠN	KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
 PHÒNG GD & ĐT	MÔN :	Hóa học lớp 9
	Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian phát đề )
	 	 ____________________
ĐỀ CHÍNH THỨC . ( Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra )
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 6 điểm )
	Mỗi câu hỏi trong phần này có kèm theo các phương án trả lời a,b,c,d. Hãy chọn một phương án đúng nhất theo yêu cầu của từng câu hỏi rồi ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Dãy kim loại được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là.
	a. Al, Fe, Cu, Ag	; b. Cu, Fe, Ag, Al
	c. Ag, Cu, Al, Fe	; d. Fe, Al, Ag, Cu
Câu 2: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH dư tạo sản phẩm chỉ là dung dịch không màu?
	a. H2SO4 , CO2 , FeCl2	; b. SO2 , CuCl2 , HCl
	c. SO2 , HCl , NaHCO3	; c. ZnSO4 , FeCl3 , SO2
Câu 3: Có thể đựng axit nào sau đây trong bình sắt?
	a. HCl loãng	 ; b. H2SO4 loãng	 ; c. HNO3 đặc nguội ; d. HNO3 đặc nóng
Câu 4: Kim loại nào sau đây được dùng để nhận biết cả 4 dung dịch sau: HCl, H2SO4 loãng, CuCl2, CuSO4.
	a. Ba	; b. Mg	; c. Fe	; d. Ag
Câu 5: Khi cho thanh kẽm vào dung dịch FeSO4 thi khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu sẽ.
a. Giảm	; b. Không đổi	; c. Tăng	; d. Ban đầu tăng, sau đó giảm
Câu 6: Kim loại nào sau đây tác dụng với H2SO4 loãng nhưng không tác dụng với H2SO4 đặc nguội.
	a. Al	; b. Ag ; c. Cu ; d. Zn
Câu 7: Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi, sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dung dịch HCl để hòa tan hết chất rắn. Dung dịch thu được có chứa muối.
	a. FeCl2	;	b. FeCl3
	c. FeCl2 và FeCl3	;	d. FeCl2 và HCl dư
Câu 8: Cho V lít dung dịch NaOH 1M tác dụng với V lít dung dịch H2SO4 1M. Sau phản ứng dung dịch tạo ra làm quỳ tím.
	a. Hóa đỏ	; b. Hóa xanh	;	c. Không đổi màu	; d.	Không màu
Câu 9: Cho 12g Mg tác dụng hết trong 600ml dung dịch H2SO4 1M. Sauk hi kết thúc phản ứng thì.
	a. Mg còn	;	b. 	H2SO4 còn
	c. H2SO4 còn 0,1 mol	;	d. 	Mg còn 0,1 mol
Câu 10: Đốt cháy nhôm trong bình khí clo, sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn trong bình tăng thêm 4,26g. Khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng là.
	a. 1,08g	; b. 5,34g	; c. 6,42g	; d. 5,4g
Câu 11: Hòa tan kim loại M (hóa trí II) vào nước, thêm H2SO4 vào dung dịch thu được ở trên thấy tạo kết tủa A, trong đó khối lượng của M = 0,588 lần khối lượng của A. Kim loại M là.
	a. Mg	; b. Ca	; c. Ba	; d. Al
Câu 12: Cho 8,8g một hỗn hợp gồm 2 kim loại ở hai chu kỳ kế tiếp thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với dung dịch HCl (dư) cho 6,72 lít H2 (đktc). Biết kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II gồm Be, Mg, Ca, Sr, Ba. Hai kim loại đó là.
	a. Be mà Mg	; b. Mg và Ca ; c. Ca và Sr	; d. Sr và Ba
 II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 4 điểm )
Câu 1 (1,0 điểm):
	Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy biến đổi hóa học theo sơ đồ sau:
Cu à CuSO4 à Cu(OH)2 à CuO à Cu
Câu 2 (1,0 điểm):	Có 4 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: KOH, KCl, H2SO4, Na2SO4. Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên, viết PTPƯ.
Câu 3 (2,0 điểm):
	Cho 54,1g hỗn hợp 2 muối Na2CO3 và K2CO3 thu được 300ml dung dịch A. Sau đó cho lượng dư dung dịch axit H2SO4 vào dung dịch A thì thu được 10,08 lít khí CO2 thoát ra (đktc). Tính nồng độ mol/l của mỗi muối trong dung dịch A.
___________Hết___________
-Ghi chú:	Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKI_LOP_9_MON_HOA_HOC_PGD_AN_NHON_1617.doc