Nội dung Mức độ kiến thức, kỹ năng Tổng Biết Hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Ngành động vật nguyên sinh 1(0.5) 1(0,5) 2(1) Ngành ruột khoang 1(0,5) 1(2) 2(2,5) Các ngành giun 1(0,5) 2(1) 1(2) 4(3,5) Thân mềm 1(1) 1(1) Chân khớp 1(0.5) 1(1) 1(0.5) 3(2) Tổng 4(2) 1(1) 4(2) 2(3) 1(2) 12(10) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH 7 Thời gian: 45 phút PHÒNG GD&ĐT CAO PHONG TRƯỜNG THCS BẮC PHONG KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2015-2016 MÔN: SINH HỌC 7 Thời gian làm bài: 45 phút I. Trắc nghiệm (4đ ) Chọn câu trả lời đúng và ghi vào tờ giấy kiểm tra cho các câu sau 1. Kiểu di chuyển của thuỷ tức là: A. Kiểu sâu đo C. Kiểu bơi. B. Kiểu lộn đầu D Cả 3 ý trên 2. Bên ngoài cơ thể của giun đũa có lớp vỏ bảo vệ bằng chất: A. Đá vôi B. Kitin C. Cuticun D. Dịch nhờn 3. Giun đất hô hấp bằng: A. Da B. Mang C. Da và mang D. phổi 4. Cấu tạo của trùng roi là: A cơ thể hình dù, có lông bơi. D. Cơ thể hình thoi, có lông bơi. B Cơ thể hình trụ, có chân giả. C. Cơ thể hình thoi, có diệp lục, có roi. 5. Khi gặp điều kiện sống không thuận lợi, động vật nguyên sinh: A. Nằm im bất động B. Sẽ chết C. Sẽ dồn vào một chỗ D. Sẽ kết bào xác 6. Người bị nhiễm sán dây là do ăn phải: A. Trứng sán có trong rau B. Nang sán có trong thịt của lợn, bò C. Ốc có ấu trùng của sán D. Các loại thức ăn rau, ốc, thịt có trứng sán 7. Tôm được xếp vào ngành chân khớp vì: A. Cơ thể chia làm 2 phần: đầu ngực và bụng. B. Có phần phụ phân đốt, khớp động với nhau. C. Thở bằng mang. 8. Chấu chấu có những hình thức di chuyển nào? A. Bay B. Bò C. Nhảy D. Cả A,B,C II. Tự luận (6đ) Câu 1. Nêu vai trò của ngành ruột khoang trong tự nhiên và đời sống con người. Câu 2 Viết vòng đời của sán lá gan ? Sán lá gan kí sinh ở đâu? Gây ra tác hại gì cho vật chủ? Câu 3: Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm Câu 4 Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu Đáp án I. Trắc nghiệm khách quan: (4đ). - Mỗi câu đúng 0,5 đ. 1 2 3 4 5 6 7 8 D C A C D B B D II. Tự luận:(6đ) Câu 1: (2đ) Vai trò của ruột khoang: - Trong tự nhiên: + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên + Có ý nghĩa sinh thai đối với biển. - Đối với đời sống. + Làm đồ trang trí, trang sức:San Hô + Là nguồn cung cấp nguyên liệu: San hô. + Làm thực phẩm có giá trị: Sứa. + Hoá thạch San hô góp phần nghiên cứu địa chất. - Tác hại: + Một số loài gây độc, ngứa cho người : Sứa. + Tạo đá ngầm -> ảnh hưởng đến giao thông. Câu2:(2đ)Vòng đời của sán:(1đ) Trâu,bò(bị sán) Phân(có trứng) gặp nước ấu trùng có lông bơi. Ký sinh trong ốc Cây cỏ, rau, bèo Kén MT nước ấu trùng có đuôi - Sán lá gan kí sinh trong gan, mật trâu, bò. Tác hại: làm cho vật chủ gầy rạc, chậm lớn.(1đ) Câu 3: Đặc điểm chung của ngành thân mềm:(1đ) - Thân mềm, không phân đốt , có vỏ đá vôi. - Có khoang áo phát triển, - Hệ tiêu hóa phân hóa. Câu 4: Đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu:(1) - Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngưc, bụng + Đầu: Có mắt kép, cơ quan miệng, râu. + Ngực: có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. + Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở.
Tài liệu đính kèm: