Kiểm tra học kỳ I môn địa lí 8 năm học 2014-2015 thời gian: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1139Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I môn địa lí 8 năm học 2014-2015 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ I môn địa lí 8 năm học 2014-2015 thời gian: 45 phút
PHÒNG GD-Đ ĐỊNH QUÁN
Trường HCS Phú Hòa 
KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2012-2013
THỜI GIAN: 45 PHÚT
I/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng 
Thiên nhiên và con người châu Á 
(14 tiết)
- Trình bày được đặc điểm chung sông ngòi và giá trị của sông ngòi châu Á. 
 - Nêu được các thành tựu nông nghiệp của châu Á. 
- Giải thích được sự các miền địa hình Nam Á. 
- Phân biệt sự khác nhau về địa hình, khí hậu, cảnh quan giữa phía đông và phía tây phần đất liền của khu vực Đông Á.
TS câu: 4
Tỉ lệ %: 100
TSĐ: 10 
TS câu: 2
Tỉ lệ %: 45%
TSĐ: 4,5 điểm 
TS câu: 1
Tỉ lệ %: 20%
TSĐ: 2 điểm 
TS câu: 1
Tỉ lệ %: 35%
TSĐ: 3,5 điểm 
TS câu: 4
Tỉ lệ %: 100
TSĐ: 10 
II/ ĐỀ KIỂM TRA
PHÒNG GD-Đ ĐỊNH QUÁN
Trường HCS Phú Hòa 
KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÍ 8 NĂM HỌC 2014-2015
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Điểm 
Nhận xét của giáo viên
Đề bài
Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á, sông ngòi có giá trị kinh tế như thế nào? (3điểm)
Câu 2: Những thành tựu nông nghiệp ở các nước châu Á được biểu hiện như thế nào? (1,5 điểm)
Câu 3: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền. (2 điểm)
Câu 4: Phân biệt sự khác nhau về địa hình, khí hậu, cảnh quan giữa phía đông và phía tây phần đất liền của khu vực Đông Á. Giải thích vì sao khí hậu giữa phía đông và phía tây phần đất liền lại khác nhau như vậy?(3,5 điểm)
Bài làm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
III. Đáp án - biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Đặc điểm chung của sông ngòi châu Á: 
- Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ấn, Hằng) nhưng phân bố không đều. 
- Chế độ nước khá phức tạp: 
 + Bắc Á: mạng lưới sông dày, mùa đông nước đóng băng, màu xuân có lũ do băng tuyết tan. 
 + Khu vực châu Á gió mùa: nhiều sông lớn có lượng nước lớn vào mùa mưa.
 + Tây và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu do tuyết, băng tan. 
- Giá trị kinh tế của sông: giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
2
Thành tựu nông nghiệp của châu Á:
- Sản xuất lương thực nhất là lúa gạo chiếm 93% và khoảng 39% sản lượng lúa mì thế giới. 
- Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước sản xuất nhiều lúa gạo. 
- Thái Lan và Việt Nam đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới về xuất khẩu lúa gạo.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
3
- Nam Á có 3 miền địa hình 
- Đặc điểm của 3 miền địa hình: 
 + Phía bắc: miền núi Hymalaya cao, đồ sộ hướng tây bắc – đông nam dài 2600km, rộng 320 – 400km.
 + Nằm giữa là đồng bằng Ấn Hằng dài hơn 3000km, rộng trung bình 250 – 350 km. 
 + Phía nam: sơn nguyên Đêcan với hai rìa được nâng cao thành hai dãy Gát Tây, Gát Đông cao trung bình 1300m. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
4
Phía tây
Phía đông
Địa hình
- Phía tây: Núi và sơn nguyên cao, đồ sộ, hiểm trở xen các bồn địa lớn
- Phía đông: Là vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng.
Khí hậu
- Thuộc lãnh thổ Trung Quốc do nằm sâu trong nội địa, nên khí hậu quanh năm khô hạn 
- Một năm có 2 mùa gió khác nhau
+ Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô. Riêng Nhật Bản vẫn có mưa.
+ Mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
Cảnh quan
- Chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc
- Phía đông có rừng bao phủ. Ngày nay do con người khai phá nên rừng còn rất ít 
Giải thích: - Sở dỉ có sự khác nhau về khí hậu ở Đông á là vì:
+ Do vị trí địa lí : Phần phía tây nằm sâu trong nội địa, phần phía đông nằm gần biển...
+ Do địa hình phần phía tây và phần phía đông khác nhau...
1 đ
1đ
1đ
0,25 đ
0,25 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_HKI_Dia_ly.doc