Họ và tên: Lớp:9. KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2015-2016 Môn: Hóa 9 ; Thời gian : 45’ Điểm: Lời phê của thầy (cơ) giáo: I- TRẮC NGHIỆM ( 2,0 điểm) Câu 1(1,5đ) : Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất 1- Cho các kim loại Mg,Fe, Cu, Ca, Al. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần mức độ hoạt động hóa học của các kim loại. A- Ca, Mg, Al, Fe, Cu B- Ca, Mg, Fe, Al, Cu ; C- Cu, Fe, Al, Mg, Ca ; D- Cu, Al, Fe, Mg, Ca 2- Trong các kim loại dưới đây, kim loại nào khi tác dụng với dung dịch axit clohiđric và tác dụng với khí clo đều tạo ra một muối như nhau: A- Cu ; B- Fe ;C- Zn ; D- gồm cả B và C 3- Dãy nào gồm các chất đều phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường ? A- SO2, CaO , Fe B- P2O5, MgO, Na ; C- NaOH, Ca, K2O ; D- Na2O, SO3, K 4- Tính chất hóa học đặc trưng cho mọi bazơ là gì? A- Làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh. B- Tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. C- Bị nhiệt phân hủy tạo ra oxit tương ứng và nước. D- Gồm cả A,B và C 5- Dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dd HCl : A- CaCO3, Cu, Zn, Al2O3 B- CuO, CaCO3 , Zn, Al ; C- ZnO , Ca, CuSO4, Al ; D- CaO, Zn(OH)2 , CuCl2, Al 6- Cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau để tạo ra chất kết tủa: A- CuSO4 và NaOH B- BaCO3 và Na2SO4 ; C- CuSO4 và MgCl2 ; D- Gồm cả A và B Câu 2 ( 0,5 đ): Hãy ghép mỗi thí nghiệm ở cột A tương ứng với một hiện tượng ở cột B Thí nghiệm (Cột A) Hiện tượng (Cột B) 1) Cho đồng (II) oxit CuO vào nước a) Sinh ra chất rắn màu xanh lơ. 2) Cho Natri vào dung dịch CuSO4 b) Không có hiện tượng gì vì không xảy ra phản ứng. c) Có hiện tượng sủi bọt khí, dung dịch màu xanh lam chuyển dần thành kết tủa màu xanh lơ. d) Sinh ra chất rắn màu đỏ. Trả lời: 1- .. ; 2- II- TỰ LUẬN ( 8,0 điểm) Câu 3 (3,0 đ): Hoàn thành dãy chuyển hóa hóa học sau đây ( mỗi mũi tên viết một phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có ) (5) Fe FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 FeO FeCl3 Fe(OH)3 Câu 4 ( 2,0 đ): Hãy nêu phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch sau đây mất nhãn ( kèm theo các phương trình hóa học nếu có): H2SO4, HCl , NaOH, NaCl Câu 5 (3,0 đ): Hòa tan một lượng CaCO3 vào trong 200 gam dung dịch HCl 7,3 % ( phản ứng vừa đủ) thì sau phản ứng thu được một dung dịch X và khí Y. a) Tính khối lượng của CaCO3 đã dùng và thể tích khí Y sinh ra ( đo ở đktc) b) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch X. ( Cho biết nguyên tử khối: Ca= 40; C =12; O = 16 ; H =1 ; Cl = 35,5 ) ---------Hết---------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( Môn Hóa học 9) -------------------- I- TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Câu 1( 1,5 điểm): Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm Ý 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C D B B A Câu 2: ( 0,5 điểm): Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm Kết quả : 1 – b ; 2 – c II- TỰ LUẬN ( 8,0 điểm) Câu 1 (3,0 đ): Viết đúng mỗi PTHH được 0,5 điểm ( Nếu cân bằng sai hoặc sai điều kiện phản ứng thì trừ ½ số điểm phản ứng đó. Các trường hợp sai khác thì không được điểm ) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (1) FeCl2 + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2AgCl ¯ (2) Fe(NO3)2 + 2NaOH Fe(OH)2 ¯ + 2NaNO3 (3) Fe(OH)2 FeO + H2O (4) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (5) FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 ¯ + 3NaCl (6) Câu 4 (2,0 đ): Trích mỗi chất làm nhiều mẫu để thí nghiệm - Thử các mẫu chất bằng dung dịch BaCl2, nhận ra dung dịch H2SO4 nhờ có kết tủa trắng BaCl2 + H2SO4 BaSO4 ¯ + 2HCl - Dùng quỳ tím để thử các mẫu chất còn lại, nhận ra dung dịch NaOH làm quỳ tím hóa xanh; dung dịch HCl làm quỳ tím hóa đỏ; dung dịch NaCl không làm quỳ tím đổi màu. 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 1 đ Câu 5 (3,0 đ): a+ b) Phương trình phản ứng: CaCO3 + 2HCl CaCl2 + H2O + CO2 1 2 1 1 ( mol) 0,2 ¬0,4 0,2 0,2 Khối lượng CaCO3 đã dùng : Thể tích khí CO2 sinh ra : c) Nồng độ % của muối trong dung dịch X: 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ
Tài liệu đính kèm: