KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN: VẬT LÝ 10 - Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên:........................................................................ lớp:............................ I. Trắc nghiệm: Chọn chữ cái đứng đầu các đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm: A. Chất điểm là một điểm. B. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ. C. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi.D. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. Câu 2: Một vật rắn có thể quay quanh một trục cố định O. Tác dụng vào vật một lực F = 30 N, có giá cách trục quay một đoạn 0,2 m. Momen của lực đối với trục quay O có giá trị bằng bao nhiêu ? A. 6 Nm. B. 150 Nm. C. 30 Nm. D. 600 Nm. Câu 3: Cân bằng bền là loại cân bằng mà vật có vị trí trọng tâm A. bất kỳ so với các vị trí lân cận. B. cao nhất so với các vị trí lân cận. C. thấp nhất so với các vị trí lân cận. D. cao bằng với các vị trí lân cận. Câu 4: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga. Chuyển động nhanh dần đều, sau thời gian 20 s đạt đến vận tốc 10 m/s. Gia tốc của đoàn tàu có độ lớn là...A. 0,2 m/s2. B. 5 m/s2. C. 2 m/s2. D. 0,5 m/s2. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chuyển động tròn đều: A. Quỹ đạo là một đường tròn. B. Tốc độ góc không đổi. C. Vectơ vận tốc không đổi. D. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo. Câu 6: Lực và phản lực là hai lực... A. cân bằng nhau. B. cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều. C. cùng giá, ngược chiều, có độ lớn khác nhau. D. cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. B. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. C. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật dừng lại. D. Nếu vật đang chuyển động thẳng đều mà có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi. Câu 8: Một vật rơi tự do từ độ cao 5 m. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc khi nó chạm đất là ... A. 5 m/s. B. 10 m/s. C. 9,9 m/s. D. 4,9 m/s. Câu 9: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn còn đi tiếp chưa dừng lại ngay, đó là nhờ... A. trọng lượng của xe. B. lực ma sát. C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường. Câu 10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên lo = 30 cm, có độ cứng k = 200 N/m được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 10 N. Khi đó lò xo dài bao nhiêu ?A. 30 cm. B. 55 cm. C. 25 cm. D. 35 cm. Câu 11: Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với A. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật. B. tâm hình học của vật. C. điểm chính giữa vật. D. điểm bất kỳ trên vật. Câu 12: Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 kg. Lấy g = 10 m/s2. Khi người đó ở trên Trái Đất thì trọng lượng bằng bao nhiêu ?A. 700 N. B. 7000 N. C. 70 N. D. 7 N. II. Tự luận: Bài 1: Một vật có khối lượng m = 0,5 kg đặt trên mặt bàn nằm ngang rất dài ( Hình vẽ ). Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F = 3 N có phương nằm ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt bàn là = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. a. Tính gia tốc chuyển động của vật. b. Tính vận tốc và quãng đường vật đi được sau thời gian 2 s. c. Sau thời gian trên, muốn vật chuyển động thẳng đều thì lực kéo có độ lớn bằng bao nhiêu ? Bài 2: Hai lực F1,F2 song song cùng chiều đặt tại hai đầu thanh AB có hợp lực F đặt tại O cách A 0,6m, cách B 0,4m và có độ lớn F=1000N. Tìm độ lớn F1,F2 . -----------------------------------------------------BÀI LÀM ---------- ..
Tài liệu đính kèm: