SỞ GD & ĐT THANH HÓA KIỂM TRA HỌC KÌ MỘT TRƯỜNG THPT NHƯ THANH II Môn: HÓA HỌC; Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề:134 Họ tên: Lớp: Câu 1. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 2. So sánh tính bazơ nào sau đây là đúng? A. C6H5NH2> C2H5NH2. B. C6H5NH2>CH3NH2> NH3. C. CH3NH2> NH3> C6H5NH2. D. NH3> CH3NH2> C6H5NH2. Câu 3. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3.Tên gọi của X là A. metyl axetat. B. metyl propionat. C. propyl axetat. D. etyl axetat. Câu 4. Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử: A. Kim loại Na. B. Dung dịch axit. C. Dung dịch iot. D. Dung dịch iot và dung dịch AgNO3/NH3,t0. Câu 5. Kim loại có các tính chất vật lý chung là A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. Câu 6. Để trung hoà 3,1g amin có dạng R – NH2 cần dùng100ml dung dịch HCl 1M. Amin đó là A. C3H9N. B. CH5N. C. C4H11N. D. C2H7N. Câu 7. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và A. Este đơn chức B. phenol. C. glixerol. D. Ancol đơn chức. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn một este X thu được . Este đó là: A. Đơn chức. B. No, mạch hở. C. Đơn chức, no, mạch hở. D. Hai chức no, mạch hở. Câu 9. Đun nóng este CH3COOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là: A. CH3COONa và C2H5OH. B. HCOONa và C2H5OH. C. C2H5COONa và CH3OH. D. CH3COONa và CH3OH. Câu 10. Este HCOOR tác dụng vừa đủ NaOH thu được 6,8g muối và 4,6g rượu. Vậy X là: A. Butyl fomiat B. Propyl fomiat C. Etyl fomiat D. Metyl fomiat Câu 11. Thuỷ phân hỗn hợp 2 este: etylfomat; etylaxetat trong dd NaOH đun nóng, sau phản ứng ta thu được: A. 2 muối và 2 ancol B. 1 muối và 2 ancol C. 1 muối và 1 ancol D. 2 muối và 1 ancol Câu 12. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Ruột bánh mì ngọt hơn vỏ bánh. B. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt. C. Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh. D. Nước ép chuối chín cho phản ứng tráng bạc. Câu 13. Công thức cấu tạo của anilin là A. H2N–CH2–CH2 –COOH. B. CH3–CH(NH2)–COOH. C. H2N–CH2–COOH. D. C6H5NH2. Câu 14. Dãy gồm các kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là : A. Mg, Au, Al, Zn. B. Ca, Mg, Al, Cu. C. Zn, Fe, Mg, Al. D. Zn, Fe, Mg, Ag. Câu 15. Các chất đồng phân với nhau là A. Glucozơ và fructozơ. B. Tinh bột và xenlulozơ C. Saccarozơ và glucozơ D. Saccarozơ và fructozơ Câu 16. Dung dịch của chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh ? A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3NH2. D. C6H5NH2 Câu 17. Chất X vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ. X là: A. CH3COOH B. H2NCH2COOH. C. CH3CHO D. CH3NH2. Câu 18. Thủy phân saccarozơ trong dung dịch axit thu được A. Glucozơ và axit axetic. B. Fructozơ và axit axetic. C. Glucozơ và fructozơ. D. Glucozơ và etanol. Câu 19. Amino axit A có dạng H2N-R-COOH. Cho 8,9 gam A tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 11,1 gam muối. Công thức cấu tạo của A là: A. CH3CH(NH2)COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NCH2CH2COOH. D. H2N(CH2)3COOH. Câu 20. Peptit H2N-CH(CH3)CONH-CH2-CONH-CH(CH3)COOH có tên gọi là: A. Ala-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Gly. C. Gly-Ala-Val. D. Ala-Ala-Gly. Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lit khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. CTPT của este đó là: A. C3H6O2 B. C4H8O2 C. C4H6O2 D. C5H10O2 Câu 22. Có ba chất hữu cơ H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3CH2CH2NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây: A. NaOH B. HCl C. CH3OH/HCl D. Quỳ tím Câu 23. C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau: A. HCl B. H2SO4 C. NaOH D. Quỳ tím Câu 24. Cho các polime: polietilen, tinh bột, nilon – 6, nilon – 6,6. Dãy gồm các polime tổng hợp là: A. polietilen, tinh bột, nilon – 6 B. polietilen, tinh bột, nilon – 6,6 C. polietilen, nilon – 6, nilon – 6,6 D. Tinh bột, nilon – 6, nilon – 6,6 Câu 25. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp A. poli (vinyl clorua) B. polisaccarit C. Protein D. Nilon – 6,6 Câu 26. Những gluxit có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là : A. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ. B. Glucozơ, fructozơ, tinh bột. C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ. D. Glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. B. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome. C. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp. D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng. Câu 28. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: A. stiren. B. anilin. C. etilen. D. isopen. Câu 29. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân ? A. Bột sắt. B. Bột lưu huỳnh. C. Bột than. D. Nước. Câu 30. Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên: A. K+, Cl, Ar. B. Li+, Br, Ne. C. Na+, Cl, Ar. D. Na+, F-, Ne. Câu 31. Hòa tan hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe và Cu trong dung dịch HCl dư sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 ở ( đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp là: A. 11,2g và 6,4g. B. Đáp án khác. C. 4,8g và 12,8g. D. 5,6g và 12g Câu 32. Kết luận nào sau đây không đúng ? A. Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi. B. Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. C. PVC được dùng để sản xuất ống dẫn nước, vải che mưa. D.Vật liệu compozit là polime. Câu 33. Chọn phát biểu đúng: A. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử. B. Hầu hết các kim loại đều tác dung với nước ở điều kiện thường. C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử và tính oxi hóa. D. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa. ` Câu 34: Dãy các chất thủy phân chỉ tạo glucozơ là: A. Saccarozơ, xenlulozơ. B. Xenlulozơ, fructozơ. C. Tinh bột, xenlulozơ. D. Tinh bột, saccarozơ. Câu 35. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày ? A. Sắt bị ăn mòn. B. Đồng bị ăn mòn. C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn. D. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn. Câu 36. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với: A. Dung dịch nước brom. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. Kim loại Na. Câu 37. Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là: A. Tinh bột. B. xenlulozơ. C. saccarozơ. D. Glucozơ. Câu 38. Tến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18g glucozơ (H=75%), khối lượng Ag tạo thành là: A. 21,6g B. 10,8g C. 16,2g D. 2,16g Câu 39. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước. C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl. D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Câu 40. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO. C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Tài liệu đính kèm: