Kiểm tra học kì môn: Địa lí 8 thời gian làm bài: 45 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì môn: Địa lí 8 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì môn: Địa lí 8 thời gian làm bài: 45 phút
GIỚI HẠN THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÍ 8
Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á.
Bài 5. Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á.
Bài 9: Khu vực Tây Nam Á.
Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á.
Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á.	
	Giáo viên giới hạn
	Nguyễn Thị Thùy Quyên	
Ngày soạn: 27/11/2015
Ngày kiểm tra: ...../12/2015
Tuần 18	Tiết PPCT: 18	 
KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN: ĐỊA LÍ 8
 Thời gian làm bài: 45 phút
1/ Mục tiêu:
a.Về kiến thức: Đánh giá mức độ hiểu biết và nắm vững những nội dung kiến thức về:
- Đặc điểm sông ngòi và cảnh quan, dân cư – xã hội châu Á.
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các khu vực của châu Á như Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á.
b.Về kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng nhận định đúng yêu cầu các câu hỏi, cách trình bày một bài kiểm tra tự luận hoàn chỉnh. 
- Biết phân tích, lập luận để giải thích và nêu ý kiến riêng. 
c.Về thái độ: 
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
- Nghiêm túc trong quá trình làm bài kiểm tra.
2/Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của học sinh: Nắm vững những nội dung chính về:
- Đặc điểm sông ngòi và cảnh quan, dân cư – xã hội châu Á.
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các khu vực của châu Á như Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á.
b. Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Ma trận đề:
Tên Chủ đề 
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1: Châu Á
- Nêu được đặc điểm các miền địa hình của khu vực Nam Á (C1)
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi châu Á và những giá trị kinh tế của sông ngòi mang lại (C3)
Giải thích được vì sao khu vực Tây Nam Á có ba mặt giáp với biển nhưng lại có khí hậu khô hạn (C2)
Vận dụng kiến thức đã học so sánh được sự khác nhau về đặc điểm địa hình, khí hậu và cảnh quan phía đông và phía tây phần đất liền của khu vực Đông Á (C4)
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 1 
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1 
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 %
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2 (C1,3)
Số điểm: 6
Tỉ lệ: 60%
Số câu: 1 (C2)
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 1 (C4)
Số điểm: 3
Tỉ lệ:30%
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
+ Đề kiểm tra
Câu 1 (2,5 điểm): Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?
Câu 2 (1 điểm): Vì sao khu vực Tây Nam Á có ba mặt giáp với biển nhưng lại có khí hậu khô hạn?
Câu 3 (3,5 điểm): Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Những giá trị kinh tế của sông ngòi mang lại?
Câu 4 (3 điểm): So sánh về đặc điểm địa hình, khí hậu và cảnh quan phía đông và phía tây phần đất liền của khu vực Đông Á?
+ Đáp án và biểu điểm
Câu 1: (0,5 điểm) Nam Á có ba miền địa hình:
- (0,75 điểm) Phía bắc: là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, hùng vĩ chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. 
- (0,5 điểm) Giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng.
- (0,75 điểm) Phía Nam là sơn nguyên Đê-can với hai rìa Gát Tây và Gát Đông.
Câu 2: Khu vực Tây Nam Á có ba mặt giáp với biển nhưng lại có khí hậu khô hạn vì:
- (0,5 điểm) Khu vực có nhiều núi cao bao quanh. 
- (0,5 điểm) Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô nên ít mưa..
Câu 3: Các đặc điểm chung của sông ngòi châu Á:
- (0,5 điểm) Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, nhưng phân bố không đều.
- (0,5 điểm) Chế độ nước phức tạp. Có 3 hệ thống sông lớn : 
+ (0,5 điểm) Bắc Á: Mạng lưới sông ngòi dày, mùa đông nước đóng băng, mùa xuân băng tan gây lũ lớn.
+ (0,5 điểm) Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: Có nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mưa.
+ (0,5 điểm) Tây và Trung Á: Ít sông, sông ít nước, nguồn nước do băng tan. 
- (1 điểm) Giá trị kinh tế của sông ngòi châu Á: Giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản....
Câu 4: So sánh về đặc điểm địa hình, khí hậu và cảnh quan phía đông và phía tây phần đất liền của khu vực Đông Á:
- Phía tây:
+ (0,5 điểm) Địa hình: có nhiều núi, sơn nguyên cao, hiểm trở có và các bồn địa rộng.
+ (0,5 điểm) Khí hậu: khô hạn
+ (0,5 điểm) Cảnh quan: thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc.
- Phía đông
+ (0,5 điểm) Địa hình: là vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng.
+ (0,5 điểm) Khí hậu: gió mùa ẩm.
+ (0,5 điểm) Cảnh quan: chủ yếu là rừng.
3/ Tiến trình tổ chức kiểm tra
a. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
b. Tổ chức kiểm tra: Phát đề cho học sinh - thu bài kiểm tra.
c. Dặn dò (Hướng dẫn HS tự học ở nhà)
d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân (qua góp ý)
Giáo viên ra đề
	Nguyễn Thị Thùy Quyên
Phòng GD&ĐT Hòn Đất	KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2015 – 2016
	Trường THCS Bình Giang 	Môn: ĐỊA LÍ Khối: 8
Lớp 8/ 	Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Họ và tên: ........................................
Điểm 
Lời nhận xét 
Đề bài
Câu 1: (2,5 điểm) Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?
Câu 2: (1 điểm) Vì sao khu vực Tây Nam Á có ba mặt giáp với biển nhưng lại có khí hậu khô hạn?
Câu 3: (3,5 điểm) Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi mang lại?
Câu 4: (3 điểm) So sánh về đặc điểm địa hình, khí hậu và cảnh quan phía đông và phía tây phần đất liền của khu vực Đông Á?
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HK_I_Dia_li_8_nam_hoc_2015_2016.doc