Ngày soạn: 07/04/2015 Ngày kiểm tra:........................ Tuần: 36 Tiết PPCT: 36 KIỂM TRA: HỌC KÌ II Môn: Vật lý - Khối 6 Thời gian làm bài: 45 phút(không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh về : sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí, nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế, sự nóng chảy và sự đông đặc, sự bay hơi và sự ngưng tụ. 2. Về kĩ năng: - Kĩ năng trình bày câu trả lời cho các kiến thức đã học. - Vận dụng các kiến thức đã học giải thích các hiện tượng thực tế. 3. Về thái độ: - Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của học sinh: ôn tập các kiến thức đã học ở hk2, bút, nháp 2. Chuẩn bị của giáo viên: *) Bảng trọng số nội dung điểm kiểm tra theo PPCT Nội dung Tổng số tiết Lý thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số của bài kiểm tra Số câu Điểm số T. số câu LT VD LT (%) VD(%) LT VD 1. Sự nở vì nhiệt 4 4 2,8 1,2 25 10 3/2 1/2 35 2 2. Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ 2 1 0,7 1,3 5 10 1/2 1/2 15 1 3. Sự chuyển thể 6 6 4,2 1,8 35 15 2 1 50 3 TỔNG 12 11 7,7 4,3 65 35 4 2 100 6 III. Ma trận đề: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Sự nở vì nhiệt Nhớ được các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. (câu 1) Biết được trong các chất rắn, lỏng, khí, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất. (Câu 2a) Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. (câu 2b) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 1,5 điểm 42,8 % 1/2 câu 1 điểm 28,6 % 1/2 câu 1 điểm 28,6 % 2 câu 3,5 điểm 35 % Nhiệt độ. Nhiệt kế. Thang nhiệt độ Nắm được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế (câu 3a) Chọn được loại nhiệt kế phù hợp với vật cần đo nhiệt độ (câu 3b) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1/2 câu 0,5 điểm 33,3 % 1/2 câu 1 điểm 66,7 % 1 câu 1,5 điểm 15 % Sự chuyển thể. Nhớ khái niệm sự đông đặc, đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc (câu 4) Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi. Nêu được một ví dụ về sự ảnh hưởng đó (câu 5) Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. (câu 6) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 1,5 điểm 30 % 1 câu 2 điểm 40 % 1 câu 1,5 điểm . 30 % 3 câu 5 điểm 50 % Tổng số câu T/số điểm Tỉ lệ % 2 câu 3 điểm 30 % 2 câu 3,5 điểm 35 % 1 câu 2 điểm 20 % 1 câu 1,5 điểm . 15 % 6 câu 10 điểm 100 % IV. Đề kiểm tra: Câu 1 (1,5 điểm) : Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? Câu 2 (2 điểm): a/ Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất? b/ Khi nhiệt kế thủy ngân nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân nóng lên. Tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống thủy tinh? Câu 3 (1,5 điểm) : a/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? b/ Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ Thủy ngân Từ -100C đến 1100C Rượu Từ -300C đến 600C Kim loại Từ 00C đến 4000C Y tế Từ 350C đến 420C Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của : bàn là, cơ thể người, nước sôi, không khí trong phòng? Câu 4 (1,5 điểm): Thế nào là sự đông đặc? Nêu đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc? Câu 5 (2 điểm) : Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ. Câu 6 (1,5 điểm) : Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại? V. Đáp án và biểu điểm Đáp án Biểu điểm Câu 1 - Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 0,75 đ 0,75 đ Câu 2 a/ Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. b/ Do thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh. 1 đ 1 đ Câu 3 a/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất. b/ - Nhiệt kế kim loại : đo nhiệt độ của bàn là - Nhiệt kế y tế : đo nhiệt độ cơ thể người - Nhiệt kế thủy ngân : đo nhiệt độ nước sôi - Nhiệt kế rượu : đo nhiệt độ không khí trong phòng 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ Câu 4 - Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. - Các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định, gọi là nhiệt độ đông đặc. - Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi. - Nhiệt độ đông đặc của một chất bằng nhiệt độ nóng chảy của chất đó. 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ Câu 5 - Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. - Cho ví dụ : quần áo được căng ra phơi ngoài trời nắng, có gió thì nhanh khô, ... 1 đ 1 đ Câu 6 Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian, những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng trở lại. 0,75 đ 0,75 đ VI. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA a. Ổn định lớp: b. Tổ chức kiểm tra(45p) Phát đề, HS làm bài, GV giám sát làm bài. Thu bài kiểm tra c. Dặn dò: Ôn luyện các kiến thức đã học ở lớp 6. d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến đồng nghiệp hoặc của cá nhân: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. GV ra đề Chu Thị Kim Liên Phòng GD&ĐT Hòn Đất KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2014 – 2015 Trường THCS Bình Giang Môn: Vật lý Khối: 6 Lớp 6 Thời gian 45 phút (không kể giao đề) Đề Chính Thức Họ và tên: ........................................ Điểm Lời nhận xét Đề bài Câu 1 (1,5 điểm): Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? Câu 2 (2 điểm): a/ Trong các chất rắn, lỏng, khí, chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất? b/ Khi nhiệt kế thủy ngân nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân nóng lên. Tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống thủy tinh? Câu 3 (1,5 điểm) : a/ Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? b/ Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng. Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ Thủy ngân Từ -100C đến 1100C Rượu Từ -300C đến 600C Kim loại Từ 00C đến 4000C Y tế Từ 350C đến 420C Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của : bàn là, cơ thể người, nước sôi, không khí trong phòng? Câu 4 (1,5 điểm): Thế nào là sự đông đặc? Nêu đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc? Câu 5 (2 điểm) : Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ. Câu 6 (1,5 điểm) : Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt gương lại sáng trở lại? Bài làm ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: