Kiểm tra học kì II – môn Hóa - Năm 2015 - 2016

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1358Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II – môn Hóa - Năm 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì II – môn Hóa - Năm 2015 - 2016
 KIỂM TRA HỌC KÌ II –MÔN HÓA- NĂM 2015-2016
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
	- Kiểm tra khả năng nắm kiến thức của HS, rút kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy và phân loại đối tượng HS.
	- Rèn luyện kỹ năng tái hiện kiến thức, vận dụng kiến thức đã học vào trình bày bài làm.
	- Giáo dục tính cẩn thận, nghiêm túc, chính xác trong quá trình kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ 
- HS : ôn bài và chuẩn bị bài tốt .
- GV : chuẩn bị đề kiểm tra để phát đủ theo sĩ số 
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Phát đề kiểm tra
IV.MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
KIM LOAI
Câu 1
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lý hay hóa học. biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Câu 1
Bằng PPHH tách Cu ra khỏi hỗn hợp Fe và Cu. 
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 0,5 
Số điểm:1đ 
Tỉ lệ % : 10%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1đ 
Tỉ lệ %: 10% 
Số câu:1
Số điểm:2đ 
Tỉ lệ %: 20%
HỢP CHẤT HỮU CƠ
Câu 2
Dựa vào tính chất viết phương trình hóa học
Câu 3
Nhận biết các chất lỏng không màu sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: 
Câu 4a: Tính theo PTHH, tính % khối lượng
Câu 4b
Tính theo PTHH, tính khối lượng
Câu 5
Giải thích hiện tượng
Số câu:
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 2đ 
Tỉ lệ %: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 2đ 
Tỉ lệ %: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 3đ
Tỉ lệ %: 30%
Số câu: 1
Số điểm:1đ
Tỉ lệ %: 10%
Số câu: 4
Số điểm: 8đ
Tỉ lệ %: 80%
Tổng số câu:
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1,5
Số điểm: 3đ
30%
Số câu: 1,5
Số điểm: 3đ
30%
Số câu: 2
Số điểm: 4đ
40%
Số câu: 5
Số điểm: 10
100%
V.Đề kiểm tra:
Trường THCS Hòa Đông ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Họ và tên: Môn: Hóa học ( Khối 9)
Lớp:. Thời gian:45’phút
 ---------------o0o---------------- 
Câu 1 (2 điểm)
 - Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học? Nêu một số biện pháp để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn?
 - Bằng phương pháp hóa học hãy tách Cu ra khỏi hỗn hợp Fe và Cu. 
Câu 2 (2 điểm)
 Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho luồng khí Etylen dư vào dung dịch Brôm 
b. Cho mẩu Na vào cốc đựng rượu Etylic nguyên chất
c. Cho mẩu đá vôi vào cốc đựng giấm ăn 
d. Đun chất béo với dd NaOH 
Câu 3: (2 điểm)
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng không màu sau, đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: Glucozo, rượu etylic, dd axit axetic. 
Câu 4 (3 điểm) 
 Có 11,6 gam hỗn hợp A gồm axit axetic và rượu etylic cho tác dụng với Natri dư thì được 2688ml khí hiđro (ở đktc).
a.Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
b.Nếu cho thêm H2SO4 đặc vào hỗn hợp A và đun nóng thì sau phản ứng thu được những sản phẩm gì? Khối lượng là bao nhiêu gam? 
Câu 5: (1 điểm)
Có 2 mảnh lụa bề ngoài giống nhau: Một làm bằng tơ tằm và một được chế tạo tư gỗ bạch đàn. Cho biết cách đơn giản để phân biệt chúng.
VI -ĐÁP ÁN:
Đáp án
Thang điểm
Câu 1: -Sự ăn mòn kim loại là là hiện tượng hóa học.
+ Biện pháp: Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo các hợp kim ít bị ăn mòn.
- Cho axit dư vào hỗn hợp 2 kim loại → nhận Fe phản ứng, tách được kim loại Cu
Pt: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 
Câu 2:
C2H4 + Br2 ® C2H4Br2
2C2H5OH + 2Na ® 2C2H5ONa + H2 ­
2CH3COOH + CaCO3 ® (CH3COO)2Ca + CO2 ­ + H2O
(4) (RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Câu 3: Dùng quỳ tím nhận ra được axit axetic vì làm quỳ tím chuyển đỏ.
Dùng kim loại natri nhận ra được rượu etylic vì phản ứng có khí thoát ra.
 2Na + 2C2H5OH 2C2H5ONa + H2 ­
Chất lỏng không làm đổi màu quỳ tím và không phản ứng với kim loại natri là glucozo
Câu 4: 
a) 2CH3COOH + 2Na 	 2CH3 COONa + H2
 2C2H5OH + 2Na	 2C2H5ONa + H2
H2SO4 ñaëc , t0
 CH3COOH + C2H5OH 	 CH3COOC2H5 + H2O
nH2 =0,12mol
hệ pt: 60x + 46y = 11,6
 x/2 + y/2 = 0,12
 x= 0,04, y= 0,2
maxit axetic = 2,4 gam , mrượu  = 9,2gam
% CH3COOH = 20,69% , % C2H5OH = 79,31%
b) Sản phẩm thu được là CH3COOC2H5 , C2H5OH dư.
	mCH3COOC2H5 = 0,04.88 = 3,52g
 mrượu dư = 0,16.46= 7,36g
Câu 5:
Sợi tơ tằm có thành phần chính là protein
Sợi bạch đàn có thành phần chính là xenlulozo, nên khi đốt sợi tơ tằm cháy có mùi khét.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKIỂM TRA HỌC KÌ II Môn HÓA 9( 2015 -2016).doc