Kiểm tra học kì I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học - Lớp 12 - Mã đề: H03

pdf 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 957Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học - Lớp 12 - Mã đề: H03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học 2016 – 2017 môn: Hóa học - Lớp 12 - Mã đề: H03
 Trang 1/2- Mã đề H03 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 – 2017 
QUẢNG NAM Môn: HÓA HỌC - LỚP 12 
(Đề có 02 trang) 
Thời gian: 45 phút (không tính thời gian giao đề) 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (8 điểm) 
Câu 1. Thủy phân 3,42 gam saccarozơ (với hiệu suất phản ứng đạt 75%), trung hòa axit rồi cho 
phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kim loại bạc. Giá trị của m là 
A. 5,76. B. 4,32. C. 3,24. D. 3,78. 
Câu 2. Cho 200ml dung dịch NaOH 1M vào bình chứa 13,2 gam etyl axetat, đun nóng. Sau khi 
phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
A. 12,3. B. 16,4. C. 21,2. D. 14,3. 
Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al (có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 8) tác dụng vừa đủ với dung dịch 
Y gồm 0,025 mol NaNO3, 0,05 mol KNO3 và H2SO4 loãng. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được 
dung dịch G chứa m gam muối trung hòa, 1,4 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm hai khí không màu, trong 
đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỉ khối của T so với H2 là 12,2. Giá trị của m gần nhất với 
A. 16. B. 21. C. 29. D. 25. 
Câu 4. Phương pháp chống ăn mòn kim loại nào sau đây sai? 
A. Gắn các tấm thiếc lên vỏ tàu biển bằng thép. B. Mạ crom trên bề mặt các đồ vật bằng sắt. 
C. Phủ một lớp nhựa lên các đồ vật bằng sắt. D. Bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại. 
Câu 5. Cho 0,84 gam bột sắt vào 200ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M, sau 
khi phản ứng diễn ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
A. 2,80. B. 2,48. C. 3,44. D. 2,60. 
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Luôn thu được glixerol khi thủy phân chất béo trong môi trường axit hay kiềm. 
B. Xà phòng hóa este luôn thu được sản phẩm cuối cùng là muối và ancol. 
C. Công thức phân tử của este đơn chức, no, mạch hở là CnH2n+2O2 (n ≥ 2). 
D. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit hay kiềm đều xảy ra thuận nghịch. 
Câu 7. Một phân tử poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 60750. Hệ số polime hóa của phân tử 
poli(vinyl clorua) đó là 
A. 2171. B. 1088. C. 1289. D. 972. 
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai? 
A. Các tính chất vật lí chung của kim loại gồm: ánh kim, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và tính cứng. 
B. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng. 
C. Ở điều kiện thường, thủy ngân là kim loại duy nhất tồn tại ở trạng thái lỏng. 
D. Trong cùng chu kì, bán kính nguyên tử kim loại thường lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim. 
Câu 9. Trong các loại tơ dưới đây, tơ có nguồn gốc xenlulozơ là 
A. tơ tằm. B. tơ nilon-6,6. C. tơ capron. D. tơ visco. 
Câu 10. Đimetylamin có công thức cấu tạo là 
A. C2H5NHC2H5 B. CH3NHC2H5. C. CH3NHCH3. D. (CH3)3N. 
Câu 11. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học? 
A. Cho bột sắt vào dung dịch CuCl2. B. Cho bột đồng vào dung dịch FeCl2. 
C. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeSO4. D. Cho bột sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3. 
Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai? 
A. Anilin phản ứng được với nước brom tạo kết tủa màu trắng. 
B. Lực bazơ của anilin yếu hơn lực bazơ của amoniac. 
C. Amin vừa có tính axit, vừa có tính bazơ nên có tính lưỡng tính. 
D. Các amin tác dụng được với axit mạnh tạo thành muối. 
Câu 13. Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói ← X → Y→ Sobitol. X, Y lần lượt là 
A. xenlulozơ, glucozơ. B. tinh bột, etanol. C. xenlulozơ, etanol. D. tinh bột, glucozơ. 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
MÃ ĐỀ: H03 
 Trang 2/2- Mã đề H03 
Câu 14. Cho m gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 
1,5M tạo thành 23,05 gam muối. Giá trị của m là 
A. 13,75. B. 12,40. C. 17,65. D. 12,10. 
Câu 15. Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H10O2. Đun nóng X với dung dịch NaOH thu 
được hai chất hữu cơ Y và Z. Ancol Z bị tách nước tạo hỗn hợp anken. Công thức của X là 
 A. HCOOCH2CH(CH3)2. B. CH3COOCH(CH3)2. 
 C. HCOOCH(CH3)CH2CH3. D. HCOOC(CH3)3. 
Câu 16. Có thể phân biệt hai dung dịch chứa Gly-Ala-Gly và Gly-Ala bằng thuốc thử là 
A. dung dịch HCl. B.Cu và dung dịch H2SO4. 
C. Cu(OH)2/OH
-
. D. dung dịch AgNO3/NH3. 
Câu 17. Cho các polime sau: poliacrilonitrin, tinh bột, cao su buna, poli(metyl metacrylat), tơ visco, 
tơ nilon-6,6. Số polime được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp là 
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. 
Câu 18. Hợp chất CH3COOCH3 có tên gọi là 
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. metyl fomat. D. etyl fomat. 
Câu 19. Phát biểu nào sau đây sai? 
A. Thành phần chính của mì chính (còn gọi là bột ngọt) là muối đinatri glutamat. 
B. Để rửa sạch lọ chứa anilin, có thể ngâm lọ trong axit mạnh rồi tráng lại bằng nước sạch. 
C. Có thể sử dụng giấm ăn để khử mùi tanh của một số loại cá đồng. 
D. Axit 6-aminohexanoic và axit 7-aminoheptanoic là nguyên liệu sản xuất tơ nilon. 
Câu 20. Peptit X mạch hở, có dạng CxHyN4Ot, được tạo bởi axit glutamic và một α-aminoaxit no, 
mạch hở, có một nhóm -NH2, một nhóm -COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol X thu được 7,392 lít 
CO2 (đktc). Đun 0,15 mol X với 500 ml dung dịch NaOH 2,2M, khi kết thúc phản ứng cô cạn dung 
dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với 
A. 99. B. 94. C. 92. D. 86. 
Câu 21. Thủy phân hoàn toàn 10,89 gam este X được tạo bởi phenol đơn chức bằng dung dịch 
NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp Y gồm hai muối 
khan. Đốt cháy hoàn toàn Y cần 14,616 lít O2 (đktc), thu được 9,54 gam Na2CO3, 12,096 lít CO2 
(đktc) và 4,05 gam H2O. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Y gần nhất 
với A. 45%. B. 37%. C. 39%. D. 41%. 
Câu 22. Loại cacbohiđrat nào sau đây có tên thương phẩm là “đường củ cải”? 
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Mantozơ. 
Câu 23. Glucozơ không phản ứng được với 
A. dung dịch AgNO3/NH3, t
0
. B. Cu(OH)2/OH
-
. 
C. H2/Ni, t
0
. D. dung dịch NaCl. 
Câu 24. Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch NaOH? 
A. Glixin. B. Anilin. C. Metylfomat. D. Chất béo. 
II. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (2 điểm) 
Câu 1. (1,0 điểm): Từ hai chất riêng biệt: MgCO3 và FeCO3, hãy chon phương pháp thích hợp và 
viết các phương trình hóa học điều chế Mg và Fe. 
Câu 2. (1,0 điểm): Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O2. Biết rằng: 
(1) X + NaOH → Y + Z. 
(2) Y + HCl → NaCl + T. 
(3) T + AgNO3 + NH3 + H2O → U + Ag + NH4NO3. 
(4) Z + AgNO3 + NH3 + H2O → V + Ag + NH4NO3. 
Xác định công thức cấu tạo của X, Z, T, V. 
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: C=12; O=16; H=1; Na=23; Ag=108; Cl=35,5; N=14; Fe=56; 
Cu=64; Mg=24; Al=27; K=39; S=32. 
--------HẾT-------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfH03.pdf