Kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học khối 11

docx 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1057Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học khối 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học 2016 - 2017 môn: Hóa học khối 11
ĐỀ THỬ SỨC SỐ 01
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108; Ba =137.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 4: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp nào không xảy ra phản ứng với nhau?
A. HCl, Fe(OH)3.	B. KOH, CaCO3.	C. CuCl2, AgNO3.	D. K2SO4, Ba(NO3)2.
Câu 2: Dung dịch CH3COOH 0,043M có độ điện li 2%. pH của dung dịch đó là
A 1,37 B 1,7 C 2,5 D 3,07
Câu 3: Cho các chất: NaOH, HF, HBr, CH3COOH, C2H5OH, C12H22O11(saccarozơ), HCOONa, NaCl, NH4NO3. Tổng số chất thuộc chất điện li và chất điện li mạnh là
	A. 7 và 6	B. 8 và 6	C. 8 và 5	D. 7 và 5
Câu 4: Có bao nhiêu mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau: 
(a) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh. 
(b) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2. 
(c) Để tăng hiệu suất pư tổng hợp N2 và H2 thì tăng nhiệt độ và áp suất.
(d) Ở điều kiện thường N2 phản ứng được với Li.
(e) Thu khí NH3 bằng cách đẩy nước.
(f) thuốc nổ đen là hỗn hợp gồm KClO3, C và S.
	A. 2	B. 3	C.4	D.1	
Câu 5: Theo Areniut phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. chất có chứa nhóm OH- là hidroxit. B. chất có khả năng phân li ra ion H+ trong nước là axit.	
	C. chất có chứa hiđrô trong phân tử là axit. D. chất có chứa 2 nhóm OH- là hiđrôxit lưỡng tính.
Câu 6: Cho 200ml dung dịch NaOH pH =14 vào 200ml dung dịch H2SO4 0,25M thu được dung dịch A . Giá trị pH của dung dịch A bằng bao nhiêu ?
A 13,6 B 1,4 C 13,2 D 13,4
Câu 7: Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch phenolphtalein, dung dịch chuyển sang màu hồng. Nhỏ tiếp dung dịch HCl đến dư vào được dung dịch X. Dung dịch X có màu gì?
A. Tím	B. Xanh	C. Không màu	D. Đỏ
Câu 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành phản ứng của kim loại Cu tác dụng với HNO3 đặc. Để khí tạo thành trong phản ứng thoát ra ngoài môi trường ít nhất (ít gây độc hại nhất) thì biện pháp xử lí nào sau đây là tốt nhất 
	A. Nút ống nghiệm bằng bông khô. B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước.
	C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn. D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch NaOH.
Câu 9: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai ?
 A. 3CO + Fe2O3 3CO2 + 2Fe	B. CO + Cl2 COCl2
 C. 3CO + Al2O3 2Al + 3CO2	D. 2CO + O2 2CO2
Câu 10. Cho các phản ứng sau:
 (1) NaOH + HClO → NaClO + H2O	(2) Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
 (3) 3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O	(4) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
 (5) Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O
Số phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn : H+ + OH- → H2O là
 	A. 5.	 B. 4.	 C. 2.	 D. 3.
Câu 11: Cho phương trình Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O↑ + N2↑ + H2O . Nếu tỉ lệ thể tích giữa hai khí N2O : N2 = 2:3 , thì sau phản ứng ta có tỉ lệ hệ số của Al, N2O, N2 là bao nhiêu ?
A. 23:4:6 B. 46:6:9 C. 46:2:3 D. 46:9:6
Câu 12. Dãy nào sau đây gồm các ion tồn tại đồng thời trong một dung dịch
 A. Ag+ , Fe3+, H+, Br-, NO3-, CO32-	B. Ca2+, K+, Cu2+, OH- , Cl-
 	C. Na+, NH4+, Al3+, SO42-, OH-, Cl- 	 D. Na+, Mg2+, NH4+, Cl-; NO3-
Câu 13: Để phân biệt dung dịch Na3PO4 và dung dịch NaNO3 nên dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.	B. Dung dịch KOH.	C. Dung dịch AgNO3.	D. Dung dịch H2SO4.
Câu 14: Một loại supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi dihidrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho . Độ dinh dưỡng của loại phân này là
A. 48,52% B. 42,25% C. 39,76% D. 45,75%
Câu 15. Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
 	A. NaNO3 B. KCl	 C. NH4NO3	 D. K2CO3 
Câu 16: Khi nói về CO2, khẳng định nào sau đây không đúng ?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.
B. Chất chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính.
C. Chất không độc nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để chữa cháy, nhất là các đám cháy kim loại.
Câu 17: Phản ứng xảy ra đầu tiên khi quẹt que diêm vào vỏ bao diêm là
	A. 4P + 3O2 → 2P2O3	B. 4P + 5O2 → 2P2O5	
	C. 6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl	D. 2P + 3S → P2S3
Câu 18: Ở điều kiện thường, khả năng hoạt động hoá học của P so với N là
	A. yếu hơn.	B. mạnh hơn.	C. bằng nhau.	D. không xác định.
Câu 19: cho các phát biểu sau, số phát biếu đúng là
Thành phần chính của quặng Apatit là 3Ca3(PO4)2.2CaF2
(2) Al(OH)3 hidroxit lưỡng tính
(3) Kẽm photphua(Zn3P2) còn có tên gọi là thuốc diệt cỏ	
(4) Ba(OH)2 là bazo nhiều nấc?
(5) Thêm 250ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M. Khối lượng các muối tạo thành là 12g NaH2PO4 và 28,4g Na2HPO4 
(6) Axit silisic có độ mạnh tính axit lớn hơn axit cacbonic 
A. 2.	B. 3	C. 4	D. 5 
Câu 20: Một dung dịch tồn tại 3 ion : Cu2+ , Al3+, SO42-, tác dụng vừa đủ với 800ml dung dịch Ba(OH)2 O,5M , thu được kết tủa. Nung kết tủa đó trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 111,4g chất rắn. Khối lượng muối ban đầu là
A. 50g B. 50,2g C. 60,2g D. 30,2g
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng.
N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → H3PO4 → KH2PO4 → K3PO4 → Ag3PO4
Câu 2. Sục 2,24 lít CO2 (đktc)vào 400 ml dung dịch A chứa NaOH 1M và Ca(OH)2 0,01M thu được bao nhiêu gam kết tủa 
Câu 3. Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít HNO3 loãng, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí NO và N2O. Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2 là 19,2.( không có sản phẩm khử nào khác)
Tính CM dung dịch axit ban đầu. 
Tính khối lượng muối tạo thành
-----------Hết-----------
Họ và tên thí sinh:..............................................................................................Số báo danh:.................
(Thí sinh không được dùng tài liệu kể cả bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_VA_DAP_AN_THI_KI_1_HOA_11_HAY_VA_KHO.docx