Kiểm tra: Học kì I (năm học 2015-2016) môn: Vật lý - Khối 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1071Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra: Học kì I (năm học 2015-2016) môn: Vật lý - Khối 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra: Học kì I (năm học 2015-2016) môn: Vật lý - Khối 7 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày soạn: 27/11/2015
Ngày kiểm tra: /12/2015
Tuần 18 	Tiết PPCT: 18
KIỂM TRA: HỌC KÌ I (Năm học 2015-2016)
Môn: Vật lý - Khối 7
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: Kiểm tra việc nắm kiến thức về
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
- Biên độ dao động.
- Định luật phản xạ ánh sáng.
- Mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số dao động.
b. Về kĩ năng: 
- Kiểm tra kĩ năng vẽ ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 
- Xác định được vùng nhìn thấy ảnh của vật đặt trước gương phẳng.
- Giải thích nguyên nhân có tiếng vang ở một số trường hợp cụ thể.
c. Về thái độ: 
- HS: Kiểm tra ý thức, thái độ, động cơ học tập, rút kinh nghiệm phương pháp học tập.
- GV: Rút kinh nghiệm giảng dạy.
2. Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị của HS: Ôn tập kiến thức, rèn kĩ năng theo đề cương; dụng cụ học tập.
b. Chuẩn bị của GV:
+ Bảng trọng số nội dung điểm kiểm tra theo PPCT
Nội dung
Tổng số tiết
Lý thuyết
Tỉ lệ thực dạy
Trọng số bài kiểm tra
Số câu
Điểm số
Tổng số câu
LT
VD
LT (%)
VD
(%)
LT
VD
Chương I. Quang học.
8
7
4,9
3,1
35
22,14
2,1
1,32
57,14
đ
3,43
Chương II. Âm học.
6
6
4,2
1,8
30
12,85
1,8
0,77
42,85đ
2,57
TỔNG
14
13
9,1
4,9
65
35
3,9
2,1
100
=10đ
6
+ Ma trận đề:
 Cấp độ
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chương I. Quang học.
Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi
(câu 1)
Nêu được định luật phản xạ ánh sáng và vẽ được hình minh họa 
(câu 2)
Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng 
(Câu 5a)
Xác định được vùng nhìn thấy ảnh của vật đặt trước gương phẳng
(Câu 5b)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
36,36%
1 câu
1,5 điểm
27,27%
0,5 câu
1 điểm
18,18%
0,5 câu
1 điểm
18,18%
3 câu
5,5đ
55%
Chương II. Âm học.
- Nêu được khái niệm tần số dao động.
- Nêu được mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số dao động
(câu 3)
Nêu được các môi trường truyền âm. Cho được ví dụ
(câu 4)
Giải thích được nguyên nhân có tiếng vang ở một số trường hợp cụ thể 
(câu 6)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
2 điểm
44,44%
1 câu
1 điểm
22,22%
1 câu
1,5 điểm
33,33%
3 câu
4,5 điểm
45%
Tổng số câu
TS điểm
Tỉ lệ %
2 câu
4 điểm
40%
2 câu
2,5 điểm
25%
1,5 câu
2,5 điểm
25%
0,5 câu
1 điểm
10%
6 câu
10 điểm
100%
+ Đề kiểm tra:
Câu 1: (2 điểm) Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
Câu 2: (1,5 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Vẽ hình minh họa.
Câu 3: (2 điểm) Tần số là gì? Nêu mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số dao động?
Câu 4: (1 điểm) Âm thanh được truyền đi qua những môi trường nào? Cho ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền qua môi trường chất lỏng.
Câu 5: (2 điểm) Cho hình vẽ bên
Vẽ ảnh của vật AB?
Xác định vùng nhìn thấy hoàn toàn ảnh của vật AB?
Câu 6: (1,5 điểm) Tại sao khi ta nói to trong phòng rất lớn 
thì ta nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không
nghe được tiếng vang?
+ Đáp án và biểu điểm
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1. 
- Giống: Đều là ảnh ảo
- Khác: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng cùng kích thước.
1 đ
1 đ
Câu 2. Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến. S N R
- Góc phản xạ bằng góc tới. 
I là điểm tới 
SI là tia tới 
IR là tia phản xạ
IN là pháp tuyến I
0,5 đ
Hình 1đ
Câu 3
+ Số dao động trong 1 giây goi là tần số . Đơn vị tần số là hec, kí hiệu là Hz.
+ Âm phát ra càng cao khi tần số dao động của nguồn âm càng lớn.
1đ
1đ
Câu 4. Âm thanh được truyền qua các môi trường chất rắn, lỏng, khí.
Khi đi câu cá nếu ta bước mạnh cá sẽ nghe thấy tiếng chân và chạy trốn.
(HS có thể lấy ví dụ khác)
0,5 đ
0,5 đ
Câu 5
a) A’B’ là ảnh của vật AB
b) Vùng nhìn thấy 
hoàn toàn ảnh A’B’
là phần giới hạn bởi tia
 IR, I’R’ và đoạn II’
1đ
1đ
Câu 6
 Trong phòng to âm phát ra truyền đến bức tường bị phản xạ và truyền trở lại tai ta. Vì khoảng cách giữa ta và bức tường lớn, nên thời gian từ lúc âm phát ra đến khi nghe được âm phản xạ chậm hơn 1/15 giây. Vì thế ta nghe được tiếng vang. Còn trong phòng nhỏ thì âm phản xạ truyền đến tai nhanh hơn 1/15 giây nên ta không nghe thấy tiếng vang.
1,5 đ
3. Tiến trình tổ chức kiểm tra:
a. Ổn định lớp: 
 Kiểm diện HS.
b. Tổ chức kiểm tra (45p)
Phát đề, HS làm bài, GV giám sát làm bài.
 Thu bài kiểm tra.
Dặn dò
Nghiên cứu trước bài 7. Sự nhiễm điện do cọ xát.
d. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
Tổ duyệt	Giáo viên ra đề
	Nhâm Tiến Minh
Phòng GD&ĐT Hòn Đất	KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm học: 2015 – 2016
	Trường THCS Bình Giang Môn: VẬT LÍ Khối: 7
Lớp 7/ 	Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Họ và tên: ........................................
Điểm 
Lời nhận xét 
Đề bài
Câu 1: (2 điểm) Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
Câu 2: (1,5 điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Vẽ hình minh họa.
Câu 3: (2 điểm) Tần số là gì? Nêu mối liên hệ giữa độ cao của âm và tần số dao động?
Câu 4: (1 điểm) Âm thanh được truyền đi qua những môi trường nào? Cho ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền qua môi trường chất lỏng.
Câu 5: (2 điểm) Cho hình vẽ bên
a) Vẽ ảnh của vật AB?
Xác định vùng nhìn thấy hoàn toàn ảnh của vật AB?
Câu 6: (1,5 điểm) Tại sao khi ta nói to trong phòng rất lớn 
thì ta nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe được tiếng vang?
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HK_I_Vat_li_7_nam_hoc_2015_2016.doc