Kiểm tra học kì I năm học: 2015-2016 môn thi: Vật lý - Lớp 10 thời gian làm bài: 60 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1019Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học: 2015-2016 môn thi: Vật lý - Lớp 10 thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học: 2015-2016 môn thi: Vật lý - Lớp 10 thời gian làm bài: 60 phút
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT ÂU CƠ
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2015-2016
Môn thi: VẬT LÝ - Lớp 10
Thời gian làm bài: 60 phút
Họ và tên:................................................... Lớp:................................... 
Số báo danh: ............................................. Phòng thi:..
Mã đề thi 368
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ)	
* Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và tô vào đáp án tương ứng:
Câu 1: Chọn đáp án đúng.
Trọng tâm của vật là điểm đặt của
A. trọng lực tác dụng vào vật.	B. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
C. lực đàn hồi tác dụng vào vật.	D. lực hướng tâm tác dụng vào vật.
Câu 2: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 8cm và có độ cứng 20N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 0,5N để nén lò xo. Khi đó chiều dài của lò xo
A. 7cm.	B. 2,5cm.	C. 4cm.	D. 5,5cm.
Câu 3: Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 4: Định luật vạn vật hấp dẫn có biểu thức
A. .	B. F = Gm1m2r.	C. 	D. 
Câu 5: Một ô tô có bán kính vành ngoài bánh xe là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Tính vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe?
A. 20 rad/s	B. 10 rad/s	C. 40 rad/s.	D. 30 rad /s
Câu 6: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó
A. độ dời có độ lớn không đổi theo thời gian.
B. tọa độ không đổi theo thời gian.
C. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.
D. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
Câu 7: Công thức tính quãng đường trong chuyển động thẳng nhanh dần đều là:
A. x = x0 + v0t + at2 (a,v0 cùng dấu).	B. s = v0t + at2 (a,v0 cùng dấu).
C. x = x0 + v0t + at2 (a,v0 trái dấu).	D. s = v0t + at2 (a,v0 trái dấu).
Câu 8: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào đúng ?
Chuyển động cơ là:
A. sự thay đổi hướng của vật này so với vật khác theo thời gian.
B. sự thay đổi chiều của vật này so với vật khác theo thời gian.
C. sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian .
D. sự thay đổi phương của vật này so với vật khác theo thời gian .
Câu 9: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực 
d = 20 cm. Mômen của ngẫu lực là:
A. 1,0Nm.	B. 2,0Nm.	C. 0,5Nm.	D. 100Nm.
Câu 10: Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc w với chu kỳ T và giữa tốc độ góc w với tần số f trong chuyển động tròn đều là:
A. .	B. .
C. .	D. .
Câu 11: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động hoặc bị biến dạng.
B. Lực là đại lượng vectơ.
C. Lực là tác dụng lên vật gây ra gia tốc cho vật.
D. Có thể tổng hợp các lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành.
Câu 12: Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông. Sau 1 giờ đi được 10 km.Tính vận tốc của thuyền so với nước? Biết vận tốc của dòng nước là 2km/h
A. 20 km/h.	B. 12km/h.	C. 10 km/h.	D. 8 km/h.
Câu 13: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn:
A. tác dụng vào hai vật khác nhau.
B. tác dụng vào cùng một vật.
C. không bằng nhau về độ lớn.
D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Câu 14: Một vật có khối lượng 5,0kg, chịu tác dụng của một lực không đổi làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Lực tác dụng vào vật là :
A. 10N.	B. 1,0N.	C. 15N.	D. 5,0N.
Câu 15: Một vật được ném ngang từ độ cao 5m, tầm bay xa vật đạt được là 2m. Vận tốc ban đầu của vật là: (lấy g = 10m/s2)
A. 5m/s.	B. 2m/s.	C. 2,5m/s.	D. 10m/s.
Câu 16: Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1m. Hỏi vai người đó phải đặt ở điểm nào, chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
A. Cách thùng ngô 30cm, chịu lực 500N.	B. Cách thùng ngô 50 cm, chịu lực 500N.
C. Cách thùng ngô 60 cm, chịu lực 500N.	D. Cách thùng ngô 40cm, chịu lực 500N.
Câu 17: Một ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10s, vận tốc của ô tô tăng từ 4m/s đến 6m/s. Quãng đường s mà ôtô đã đi được trong khoảng thời gian này là:
A. s = 100m.	B. s = 25m.	C. s = 500m	D. s = 50 m.
Câu 18: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích:
A. tăng lực ma sát.
B. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
C. giảm lực ma sát.
D. giới hạn vận tốc của xe.
Câu 19: Mức quán tính cuả một vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. hình dạng và kích thước của vật.	B. tốc độ góc của vật.
C. khối lượng của vật.	D. vị trí của trục quay.
Câu 20: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là:
 A. giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.
 B. vật có vị trí trọng tâm thấp.
 C. vị trí trọng tâm của vật phải ở trên cao.
 D. vị trí trọng tâm của vật phải nằm ở giữa vật.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1 (2đ): Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 180m xuống đất. Cho g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian từ lúc vật bắt đầu rơi đến khi vừa chạm đất.
b. Tính vận tốc lúc vật vừa chạm đất.
c. Quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng.
Câu 2 (2đ): Phát biểu định luật II Niu – tơn. Viết biểu thức của nó.
Áp dụng: Người ta đẩy một thùng có khối lượng 50kg theo phương ngang với lực 150 N, làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Lực ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 100N. Tính gia tốc của thùng. Cho g = 10 m/s2.
Câu 3 (1,0đ): Hai người cùng khiêng một vật nặng 900 N bằng chiếc đòn không có trọng lượng. Điểm treo vật cách vai người thứ nhất 0,4 m và cách vai người thứ hai 0,5 m. Hỏi vai mỗi người chịu một lực đè lên là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vl_10.doc