Kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Vật lý - Lớp 11

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1079Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Vật lý - Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn: Vật lý - Lớp 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT AN NGHĨA
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2014 - 2015
 MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11 (Ngày thi 15/12/2014)
 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
I. LÝ THUYẾT: ( 5 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Định nghĩa cường độ dòng điện ?
Câu 2: (2 điểm) Phát biểu Định luật Cu-lông ? Viết biểu thức (có chú thích) ?
Câu 3: (1 điểm) Bản chất dòng điện trong chất điện phân ? 
Câu 4: (1 điểm) Vì sao khi đi đường gặp mưa giông, sấm sét dữ dội ta không nên đứng trên những gò đất cao hoặc nấp dưới gốc cây to mà nên nằm dán người xuống đất?
II. BÀI TẬP: (5 điểm)
Bài 1: (1,5 điểm) Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế 220 (V) thì dòng điện qua bàn là có cường độ 5 (A). 
a) Tính nhiệt lượng của bàn là tỏa ra trong thời gian 30 ngày, mỗi ngày 3 giờ.
b) Tính tiền điện cho việc sử dụng bàn là này trong thời gian trên. Biết giá điện là 15000đ/KWh. 
Bài 2: (1,5 điểm) Trong chân không, một điện tích điểm q = 2. 10-8C đặt tại một điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q = 2. 10-6C chịu tác dụng của một lực điện F = 9.10-3 N. 
a) Tính cường độ điện trường tại M ?
b) Khoảng cách giữa hai điện tích? 
Bài 3: (2 điểm)
Cho mạch điện như hình vẽ: R1= 5 Ω là một bình điện phân chứa CuSO4 với cực dương bằng đồng (ACu = 64; n = 2), R2 là một bóng đèn ghi (6V – 3W), R3 là một biến trở có giá trị thay đổi được. Nguồn điện gồm 5 pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động x0 = 3V và điện trở trong r0 = 0,2 Ω.
R3
R1
Eb,rb
R2
Điều chỉnh để R3 = 12 Ω. Tính khối lượng đồng bám vào Catot của bình điện phân trong thời gian 2h40’50”.
Tìm giá trị của R3 để đèn sáng bình thường.
------------------------HẾT-------------------
Họ & Tên học sinh:	Lớp.. Số báo danh:	
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ I. NH: 2014-2015
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: VẬT LÍ. KHỐI 11 (CƠ BẢN)
TRƯỜNG THPT AN NGHĨA THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT
Câu Hỏi
Nội Dung
Điểm
Ghi Chú
Câu 1
Định nghĩa cường độ dòng điện?
1 điểm
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. 
Nó được xác định bằng thương số của điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian và khoảng thời gian đó. 
0,5
0,5
Câu 2:
Phát biểu Định luật Cu-lông ? Viết biểu thức (có chú thích) ?
2 điểm
 Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không 
có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, 
có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của 2 điện tích và
 tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
 r: là khoảng cách giữa hai điện tích q1, q2 (m)
 q1, q2: Độ lớn 2 điện tích (C)
 k = 9.109 Nm2/ C2 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Chú thích, đơn vị
Câu 3:
Bản chất dòng điện trong chất điện phân ?
1 điểm
- Là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
0,5
0,5
Câu 4
Vì sao khi đi đường gặp mưa giông, sấm sét dữ dội ta không nên đứng trên những gò đất cao hoặc nấp dưới gốc cây to mà nên nằm dán người xuống đất?
 1 điểm
- Khi có cơn giông, các đám mây gần mặt đất thường tích điện âm và mặt đất tích điện dương. 
Giữa đám mây và mặt đất có hiệu điện thế lớn. 
Ở những chổ trên mặt đất nhô cao (như các cây to, các vật nhọn) là những nơi có điện trường mạnh nhất, sẽ hình thành tia lửa điện giữa đám mây và nơi nhô cao đó. Do đó ta không nên nấp dưới tán cây to.
0,25
0,25
0,5
Bài 1:
Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế 220 (V) thì dòng điện qua bàn là có cường độ 5 (A). 
a) Tính nhiệt lượng của bàn là tỏa ra trong thời gian 30 ngày, mỗi ngày 3 giờ.
b) Tính tiền điện cho việc sử dụng bàn là này trong thời gian trên. Biết giá điện là 700đ / (KWh). 
 1,5 điểm
a) Nhiệt lượng bàn là tỏa ra là :
 Q = tUIt = 220.5.324000 
 = 356400000 (J)
 = 99 (KWh)
b) Số tiền phải trả là :
 T = 99.1500 = 97.500 (đồng)
1
0,5
Bài 2:
Trong chân không, một điện tích điểm q = 2. 10-8 C đặt tại một điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q = 2. 10-6 C chịu tác dụng của một lực điện F = 9.10-3 N. 
a) Tính cường độ điện trường tại M ?
b) Khoảng cách giữa hai điện tích? 
1,5 điểm
Cường độ điện trường tại M:
 E = Fq = 450000 V/m
Khoảng cách giữa hai điện tích:
=>r = 0.2m
0,75
0,75
Bài 3
Cho mạch điện như hình vẽ: R1= 5 Ω là một bình điện phân chứa CuSO4 với cực dương bằng đồng, R2 là một bóng đèn ghi (6V – 3W), R3 là một biến trở có giá trị thay đổi được. Nguồn điện gồm 5 pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động x0 = 3V và điện trở trong r0 = 0,2 Ω.
a) Điều chỉnh để R3 = 12 Ω. Tính khối lượng đồng bám vào Catot của bình điện phân trong thời gian 2h40’50”.
b) Tìm giá trị của R3 để đèn sáng bình thường
2 điểm
 xb = 5x0 = 5.3 = 15 (V)
 rb= 5r0 = 5.0,2 = 1 ()
 R2 = = = 12 ()
a) Khi R3 = 12 Ω:
 Vì R2 // R3 => R23 = R2 + R3 = 6 
 R23 nt R1 => Rn = R23 + R1 = 11 
 Cường độ dòng điện qua mạch chính:
 I m= = 1,25 (A)
 Do R23 nt R1 nên I23 =I1 =Im = 1,25 (A)
 Khối lượng đồng bám vào Catot
 m = .I1t 
 = = 4 (g) 
b) Tìm R3 để đèn sáng bình thường:
 Do R2 // R nên U23 = U3 = U2 = Udm = 6 V
 Ta có : I m= 
 Þ= UN + Im .rb 
 Û eb = R1.I1 + U23 + Im .rb (Vì UN = U1 + U23)
 Þ 15 = 5. Im + 6 + 1.Im
 Þ I m = 1,5 (A)
 Do đèn sáng bình thường I2 = Iđm = = 0,5 A 
 Þ I3 = Im – I2 = 1 A
 Þ R3 = = 6 ()
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Sai đơn vị trừ 0,25đ/bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE - DAP AN LY 11.doc