Kiểm tra học kì I năm học 2014 -2015 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút trường TH & THCS Ba Chùa

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1068Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I năm học 2014 -2015 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút trường TH & THCS Ba Chùa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I năm học 2014 -2015 môn: Vật lý 6 thời gian: 45 phút trường TH & THCS Ba Chùa
 PHÒNG GD&ĐT BA TƠ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014 -2015
TRƯỜNG TH& THCS BA CHÙA 	 Môn: Vật lý 6
 Thời gian: 45 Phút 	 
I/ MỤC TIÊU
* Nhằm giúp học sinh tự đánh quá trình học tập của bản thân thông qua đây giúp giáo viên đánh giá, phân loại xác thực từng đối tượng học sinh.
 	* Giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức một cách vững chắc
II/ CHUẨN BỊ
1/ Giáo viên
 * Ra đề thi chính xác và phù hợp với đối tượng học sinh, biết phân loại được dối tượng học sinh.
2/ Học sinh
* Học bài và làm lại các bài tập trong sách bài tập và các bài đã giải trong vở học.
III/ Ma trận
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HKI MÔN VẬT LÝ 6
NĂM HỌC 2014-2015
 Mức độ 
 nhận thức
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Ở mức độ thấp
Ở mức độ cao
Cơ học
(13 tiết)
1. Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.
2. Khái niệm trọng lực. Đơn vị đo cuả trọng lực
3. Viết công thức tính trọng lượng riêng theo trọng lượng và thể tích. Đơn vị.
4. Lực đàn hồi: Xác định độ biến dạng của lò xo
5. Cách làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng
6. Xác định khốí lượng riêng của vật rắn không thấm nước.
7. Tính khối lượng, trọng lượng, trọng lượng riêng của quả cầu nhôm.
Chuẩn - câu
1 – 1
2 – 2
3 - 4
4 – 3
5 - 6
6 – 5
7 – 7
7câu = 10đ=100%
3 câu=2.5đ=25%
2 câu=2đ=20%
2câu=4,5đ=45%
\
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BA TƠ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015
 Môn: Vật lý- Khối 6
 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
 Trường: TH&THCS Ba Chùa Ngày kiểm tra:
Họ và tên:...... Lớp:...Buổi.
SBD:
Điểm
Lời phê của giáo viên
Người chấm bài
( Ký, ghi rõ họ và tên)
Người coi KT
(Ký, ghi rõ họ và tên)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1. (1 điểm) Nêu Khái niệm về lực.
Câu 2. (1 điểm) Trọng lực là gi? Đơn vị của trọng lực? 	
Câu 3. (1điểm) Lần lượt treo vào cùng một lò xo các vật có khối lượng sau: 	
m1 = 1 kg;	m2 = 1,8 kg,	m3 = 0,2 kg;	m4 = 1,5kg
Hãy cho biết trường hợp nào độ biến dạng của lò xo là lớn nhất, nhỏ nhất?
Câu 4. (1.5điểm) Viết công thức tính trọng lượng riêng theo trọng lượng và thể tích, cho biết từng đại lượng và đơn vị đo trong công thức?	
Câu 5. (1.5 điểm) Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là cm3 và chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật ( vật rắn không thấm nước). Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên đến vạch 84 cm3. Vậy thể tích của vật là bao nhiêu?
Câu 6. ( 1 điểm) Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta phải làm cách nào?
Câu 7 (3 điểm): Một quả cầu nhôm có thể tích bằng 4dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. 
a. Tính khối lượng của quả cầu nhôm. 
b. Tính trọng lượng của quả cầu nhôm. 
c. Tính trọng lượng riêng của nhôm. 
BÀI LÀM:
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 6
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2014-2015
Câu 1. (1 điểm) Nêu Khái niệm về lực.
Đáp án: Tác dụng đẩy kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
Câu 2. (1 điểm) Trọng lực là gi? Đơn vị của trọng lực? 	 
Đáp án:
	- Trọng lực là lực hút của Trái Đất. (0.5 điểm)
	- Đơn vị của trọng lực: Niutơn (N) (0.5 điểm)	
Câu 3. (1điểm) Lần lượt treo vào cùng một lò xo các vật có khối lượng sau: 	
m1 = 1 kg;	m2 = 1,8 kg,	m3 = 0,2 kg;	m4 = 1,5kg
Hãy cho biết trường hợp nào độ biến dạng của lò xo là lớn nhất, nhỏ nhất?
Đáp án:
	- Lò xo biến dạng ít nhất là xo treo vật có khối lượng 0,2kg (0.5 điểm)
	- Lò xo biến dạng lớn nhất là lò xo treo vật có khối lượng 1,8kg.
Câu 4. (1.5điểm) Viết công thức tính trọng lượng riêng theo trọng lượng và thể tích, cho biết từng đại lượng và đơn vị đo trong công thức?	
Đáp án:
	- Công thức tính khối lượng riêng theo trọng lượng và thể tích:
	 	(0,75 điểm)
Trong đó: d: Trọng lượng riêng(N/m3)	( 0,25 điểm)
 P: Trọng lượng (N)	( 0,25 điểm)
	 V: Thể tích (m3)	( 0,25 điểm)
Câu 5. (1,5 điểm) Người ta dùng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là cm3 và chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật ( vật rắn không thấm nước). Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên đến vạch 84 cm3. Vậy thể tích của vật là bao nhiêu?
Đáp án: 
- Theo đề bài để đo thể tích vật rắn không thấm nước:
Thả chìm vật đó vào trong lòng chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật. 	( 0,5 điểm)
Như vậy thể tích phần chất lỏng dâng lên là: 84 – 50 = 34 (cm3)	( 1 điểm)
Câu 6. ( 1 điểm) Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta phải làm cách nào?
 Đáp án: 
- Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng 
- Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
( Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm)
Câu 7 (3 điểm): Một quả cầu nhôm có thể tích bằng 4dm3. Biết khối lượng riêng của nhôm là 2700kg/m3. 
a. Tính khối lượng của quả cầu nhôm. 
b. Tính trọng lượng của quả cầu nhôm. 
c. Tính trọng lượng riêng của nhôm. 
Đáp án
a. Khối lượng của quả cầu 
m = D .V = 2700 . 0,004 = 10,8 (kg) (1 điểm)
b. Trọng lượng của quả cầu: 
P = 10. m =10,8 . 10 =108 (N) (1 điểm)
c.Trọng lượng riêng của nhôm là 
d = 10. D = 10 x 2700 =27000 (N/ m3) (1 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docMTDEDA_LI_6_KHI.doc