SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học: 2014 - 2015 Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 10 Ngày thi: 22/12/2014 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (3,0 điểm) Đọc bài ca dao dưới đây và thực hiện các yêu cầu: “ Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”. (Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục, trang 83) Câu I: (1,0 điểm) Những thông tin sau về bài ca dao ĐÚNG hay SAI? ( Ví dụ: 1- ĐÚNG ; 2- ĐÚNG;) Thông tin Trả lời 1. Đây là bài ca dao than thân. ĐÚNG / SAI 2. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao đang mang tâm trạng nhớ thương khôn nguôi. ĐÚNG / SAI 3. “ Ba năm”, “chín tháng” biểu trưng cho sự bền lâu, vĩnh cửu. ĐÚNG / SAI 4. Thể thơ được sử dụng là thơ lục bát biến thể. ĐÚNG / SAI Câu II: (0.5đ) Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài ca dao trên là: A. So sánh B. Hoán dụ C. Ẩn dụ D. Nhân hóa Câu III: (0,5 điểm) Trong bài ca dao trên, cụm từ nào thể hiện cụ thể nhất lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân? Câu IV: (1,0 điểm) “Muối mặn”, “gừng cay” là hình ảnh biểu trưng cho điều gì? Tìm trong ca dao hoặc thơ ca một ví dụ có sử dụng hai hình ảnh này? II. PHẦN RIÊNG - Tự chọn (7,0 điểm) Thí sinh chỉ chọn một trong hai câu (câu V.a hoặc câu V.b) Câu V.a. Theo chương trình Chuẩn (7,0 điểm) Tôi là con cá bống. Thật may mắn và hạnh phúc khi tôi được sống trong sự yêu thương của cô Tấm. Nhưng mẹ con Cám đã dập tắt niềm vui nhỏ bé ấy của tôi. Dựa theo lời tâm sự trên, anh/chị hãy hóa thân vào con cá bống (trong truyện Tấm Cám) để kể lại câu chuyện cuộc đời mình. Câu V.b. Theo chương trình Nâng cao (7,0 điểm) Vẻ đẹp của người trai thời Trần qua bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão. Phiên âm : Dịch thơ : “ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu, “ Múa giáo non sông trải mấy thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu. Nam nhi vị liễu công danh trái, Công danh nam tử còn vương nợ, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.” Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.” (Ngữ văn 10, Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, trang 153,154).HẾT.
Tài liệu đính kèm: