Đề thi khảo sát Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Yên số 1

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 405Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Yên số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát Ngữ văn lớp 10 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Tân Yên số 1
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
ĐỀ THI KHẢO SÁT NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 1
Lần 1
Ngày thi 11/12/2016
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
(1) Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
(2) Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung
Ông Lê Lợi đã trường kì kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng.
 (Trích Bài thơ Quê hương - Nguyễn Bính)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5đ)
Câu 2. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? (0.5đ)
Câu 3. Chỉ ra ba truyện cổ tích trong khổ (1) và những sự kiện lịch sử được gợi ra từ khổ (2)? (1đ)
Câu 4. Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) trình bày những cảm nhận của mình về ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ. (1đ)
Câu II. LÀM VĂN (7 điểm): 
Tài tả cảnh và tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi trong bài Cảnh ngày hè:
Rồi, hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
 (SGK Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội 2006)
- Hết -
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm./.
GIÁM THỊ 
(Ký, ghi rõ họ tên)
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
ĐÁP ÁN KHẢO SÁT NĂM HỌC 2016 - 2017
TRƯỜNG THPT TÂN YÊN SỐ 1
Lần 1
Ngày thi 11/12/2016
MÔN: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu
Các ý cần đạt
Điểm
Câu I. ĐỌC - HIỂU
3 .0
Câu 1
 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm 
0,5
Câu 2
Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: Liệt kê, điệp ngữ (Xác định đúng, mỗi ý 0,25 đ)
0.5
Câu 3
Ba truyện cổ tích được gợi ra trong khổ (1): Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế (0.5) và những sự kiện lịch sử được gợi ra từ khổ (2): khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lam Sơn, Hội nghị Diên Hồng (0.5đ).
1.0
Câu 4
Yêu cầu chung: 
- Viết đúng cấu trúc một đoạn văn: có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. 
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; hành văn sáng rõ, lập luận tốt và văn viết có cảm xúc.
1.0
Yêu cầu cụ thể: cần đảm bảo một số ý (mỗi ý 0.5 đ)
Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm VHDG, về những người anh hùng dân tộc và những sự kiện lịch sử của cha ông trong quá khứ. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống bất khuất của dân tộc.
VHDG là nguồn mạch, tinh hoa của VHDT, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Lịch sử dân tộc là lịch sử chống ngoại xâm kiên cường bền bỉ. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.
CÂU II. LÀM V ĂN
7.0
Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận văn học. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ có cảm xúc không mắc lỗi chính tả dùng từ ngữ pháp. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng các ý sau:
MB
Giới thiệu về Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè, tình yêu thiên nhiên và con người trong thơ Nguyễn Trãi.
1.0
TB
*Nội dung:
- Nguyễn Trãi có một tình yêu thiên nhiên tha thiết, cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên: nhiều màu sắc hình ảnh sinh động, tràn đầy sức sống.
- Vận dụng nhiều giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác và cả tâm hồn để cảm nhận thiên nhiên. Ở đây, có sự giao cảm giữa con người và cảnh vật. 
- Tình yêu cuộc sống, yêu nhân dân lao động của nhà thơ thể hiện qua cách miêu tả cảnh vật và cuộc sống ở làng chài. 
- Ông có ước vọng về một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, ấm
 no cho nhân dân. 
-> Tấm lòng ưu ái với dân, với nước luôn canh cánh trong lòng nhà thơ trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi ông về quê ở ẩn.
*Nghệ thuật:
- Sáng tạo về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn;
- Cách ngắt nhịp linh hoạt;
- Sử dụng nhiều tính từ, động từ mạnh.
1.0
1.0
1.0
1.0
 1.0
KB
Khẳng định tài năng miêu tả và tư tưởng thân dân của nhà thơ Nguyễn Trãi.
1.0
- Hết -

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_KHAO_SAT_VAN_10_THPT_TAN_YEN_SO_1.doc