Kiểm tra học kì I – năm học 2012-2013 môn: sinh học 8 thời gian : 45 phút

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1176Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I – năm học 2012-2013 môn: sinh học 8 thời gian : 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì  I – năm học 2012-2013 môn: sinh học 8 thời gian : 45 phút
MA TRẬN ĐỀ THI HK I - MÔN SINH 8 - Năm học 2012 – 2013
 Mức độ
Chủ đề
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Thấp
Cao
Chương 1: Khái quát về cơ thể người
5 tiết
Biết được các loại mô chính và chức năng của chúng.
Hiểu được cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
0,5 điểm
5%
1 câu
0,5 điểm
5%
2 câu
1 điểm
10%
Chương 2: Vận động
6 tiết
Nắm được cấu tạo và tính chất của xương dài
 Ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với hệ cơ và xương. Biện pháp chống cong vẹo cột sống
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
1 điểm
10%
1 câu
1điểm
10%
2 câu
2 điểm
20%
Chương 3: Tuầnhoàn
7 tiết
Nêu chức năng của vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
Trình bày vận tốc máu trong hệ mạch
Giải thích được các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
0,5 điểm
5%
1 câu
0,5 điểm
5%
1 câu
1 điểm
10%
3câu
2điểm
20%
Chương 4: Hô hấp
4 tiết
Mô tả phương pháp hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
2 điểm
20%
Chương 5: Tiêu hóa
7 tiết
Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Trình bày sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 câu
2 điểm
20%
1 câu
1 điểm
10%
2 câu
3 điểm
30%
TỔNG
3 câu
3 điểm
30%
3 câu
2 điểm
20%
1 câu
1 điểm
10%
2 câu
3 điểm
30%
1 câu
1 điểm
10%
10 câu 10 điểm
100%
Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Họ và tên: 
Lớp: 
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Sinh học 8 
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) 
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề I: 
I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)
 Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (2đ)
Trong tế bào các bào quan nằm ở đâu ?
 a. Trong nhân b. Trong màng tế bào c. Trong chất tế bào d. Trong ti thể
 2. Mô nào có chức năng co dãn ?	
 a. Mô thần kinh b. Mô cơ c. Mô liên kết d. Mô tim
 3. Chức năng của vòng tuần hoàn lớn là:
 a. Thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể.	 b. Cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào. 
 c. Nhận khí oxi từ phổi đưa về tim. d. Nhận oxi từ phổi và thải cacbonic ra khỏi cơ thể.
 4. Vận tốc máu ở động mạch là : 
 a. 0,001 m/s b. 0,05 m/s c. 0.2 m/s d. 0,5 m/s 
Câu 2: Chọn các câu ở cột B sao cho tương ứng với các câu ở cột A ( 1đ)
CỘT A (Chức năng)
CỘT B (Cấu tạo)
1. Xương to về bề ngang
a. Mô xương cứng
2. Giảm ma sát trong khớp xương 
b. Mô xương xốp có các nan xương
3. Phân tán lực, tạo ô chứa tủy
c. Tủy xương 
4. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
d. Sụn tăng tưởng
e. Sụn bọc đầu xương
g. Màng xương
 ═► Trả lời: 1 + . ; 2+  ; 3 + .. ; 4 + 
 Câu 3: Chọn các từ hoặc cụm từ cho dưới đây điền vào chổ trống cho thích hợp: (2đ) 
(tuyến tiêu hóa, dinh dưỡng, bạch huyết, ruột non, máu, phân phối, phức tạp, hóa học, tụy, ruột.)
	Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt (1)... là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan,(2).., các tuyến ruột, nên ở (3).. có đủ các loại enzim phân giải các phân tử (4).. của thức ăn thành các chất (5). có thể hấp thụ được.
	Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở (6).. Các chất được hấp thụ tuy đi theo hai đường là máu và(7). nhưng cuối cùng vẫn được hòa chung và (8) .. đến các tế bào cơ thể.
 II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1: Để xương và cơ phát triển cân đối em cần phải làm gì ? (1đ)
Câu 2: Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lồng ngực cho nạn nhân bị gián đoạn hô hấp. (2đ)
Câu 3: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? (1đ)
Câu 4: Người có nhóm máu O có truyền được cho người có nhóm máu AB hay không? Vì sao. (1đ)
Bài làm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................. 
GVBM
	Đỗ Thị Thúy Hồng
Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai
Họ và tên: 
Lớp: 
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Sinh học 8 
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề) 
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề II: 
I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm)
 Câu 1: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng (2đ)
 1. Bào quan có chức năng tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lựơng trong tế bào là:
 a. Nhân b. Màng tế bào c. Chất tế bào d. Ti thể
2. Các mô nào thuộc mô liên kết ?
 a. Mô sợi, mô sụn, mô xương, mô mỡ. b. Mô sợi, mô cơ trơn, mô xương, mô mỡ 
 c Mô xương, mô cơ, mô thần kinh, mô sụn. d. Mô mỡ, mô cơ trơn, mô cơ vân, mô xương 
 3. Chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ là:
 a. Cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào b. Cung cấp cacbonic cho tế bào
 c. Giúp máu trao đổi oxi và cacbonic d. Vận chuyển cacbonic từ tế bào ra khỏi cơ thể
 4. Vận tốc máu ở tĩnh mạch là :
 a. 0,001s b. 0.2m/s c. 0,5m/s d. 0,05m/s 
Câu 2: Chọn các câu ở cột B sao cho tương ứng với các câu ở cột A ( 1đ)
CỘT A (Cấu tạo)
CỘT B (Chức năng)
1. Sụn bọc đầu xương
a. Phân tán lực, tạo ô chứa tủy
2. Màng xương
b. Xương dài ra
3. Mô xương xốp có các nan xương
c. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già
4. Mô xương cứng
d. Giảm ma sát trong khớp xương 
e. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
g. Giúp xương phát triển to về bề ngang
 ═► Trả lời: 1 + . ; 2+  ; 3 + .. ; 4 + 
 Câu 3: Chọn các từ hoặc cụm từ cho dưới đây điền vào chổ trống cho thích hợp: (2đ) 
 ( enzim, dinh dưỡng, hấp thụ, tiêu hóa, ruột non, gan, tế bào, biến đổi, thức ăn, ruột.)
 Thức ăn xuống đến ruột non được (1)... tiếp về mặt hóa học là chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến (2).. hỗ trợ như(3).., tụy, các tuyến ruột, nên ở ruột non có đủ các loại(4). phân giải các phân tử phức tạp của(5). thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được.
	Sự (6).. các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non. Các chất được (7) tuy đi theo hai đường là máu và bạch huyết nhưng cuối cùng vẫn được hòa chung và phân phối đến các(8)  cơ thể.
 II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) 
Câu 1: Trình bày sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng ?(1đ) 
Câu 2: Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân bị gián đoạn hô hấp. (2đ)
Câu 3: Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và trong học tập cần phải chú ý điều gì ?(1đ)
Câu 4: Người có nhóm máu AB có truyền được cho người có nhóm máu O hay không? Vì sao (1đ) 
Bài làm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
GVBM
	Đỗ Thị Thúy Hồng
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HKI NĂM HỌC: 2012-2013
Môn : Sinh 8
 ĐỀ I:
Câu
Nội dung
Biểu điểm
I.
Câu 1
TRẮC NGHIỆM
1- c 2-b 3- b 4- d 
2đ
(mỗi câu 0,5đ)
Câu 2 
1-g 2-e 3-b 4- a
1đ
(mỗi câu 0,25đ)
Câu 3
1. Hóa học 2. Tụy 3. Ruột non 4. Phức tạp
5. Dinh dưỡng 6. Ruột non 7. Bạch huyết 8. Phân phối
2đ
(mỗi câu 0,25đ)
II.
Câu 1
TỰ LUẬN
Để cơ và xương phát triển cân đối cần:
-Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí
0,25đ
-Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương
0,5đ
-Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức
0,25đ
Câu 2
Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân năm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
0,5đ
- Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài (khoảng 200 ml), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
1đ
- Thực hiện liên tục như thế với 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường
0,5đ
Câu 3
Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như sau:
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị. 
0,5đ
- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn (gồm 3 – 10 axit amin)
0,5đ
Câu 4
- Người có nhóm máu O truyền được cho người có nhóm máu AB.
0,25đ
Vì: Người có nhóm máu O không có kháng nguyên A và B nên truyền cho người có nhóm máu AB sẽ không gây kết dính
0,75đ
GVBM
	Đỗ Thị Thúy Hồng
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HKI NĂM HỌC: 2012-2013
Môn : Sinh 8
 ĐỀ II:
Câu
Nội dung
Biểu điểm
I.
Câu 1
TRẮC NGHIỆM
 1-d 2-a 3-c 4-a
2đ
(mỗi câu 0,5đ)
Câu 2 
 1-d 2-g 3-a 4-e
1đ
(mỗi câu 0,25đ)
Câu 3
1. Biến đổi 2. Tiêu hóa 3. Gan 4. Enzim
5. Thức ăn 6. Hấp thụ 7. Hấp thụ 8. Tế bào
2đ
(mỗi câu 0,25đ)
 II.
Câu 1
 TỰ LUẬN
Ở khoang miệng diễn ra 2 sự biến đổi:
- Biến đổi lí học: Tuyến nước bọt tiết nước bọt. Răng, lưỡi, cơ môi và má: nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
0,5đ
-Biến đổi hóa học: Enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường mantôzơ.
0,5đ
Câu 2 
Hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
0,25đ
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
0,25đ
- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng
0,75đ
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.
0,25đ
- Thổi liên tục với 12 – 20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.
0,5đ
Câu 3
Để chống bệnh cong vẹo cột sống:
- Khi mang vác vật nặng, không nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân. 
0,5đ
- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không cúi gò lưng, không nghiên vẹo
0,5đ
Câu 4
- Người có nhóm máu AB không truyền được cho người có nhóm máu O.
0,25đ
- Vì: Người có nhóm máu AB có kháng nguyên A và B nên truyền cho người có nhóm máu O sẽ gây kết dính
0,75đ
GVBM
	Đỗ Thị Thúy Hồng
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN SINH 8 Năm học 2012 – 2013
*****
1. Trong tế bào các bào quan nằm ở đâu ? Bào quan nào có chức năng tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lựơng trong tế bào?
2. Mô nào có chức năng co dãn ? Mô liên kết gồm mấy loại, kể tên?
3. Nêu vận tốc máu ở tĩnh mạch và vận tốc máu ở động mạch ?
4. Chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ?
5. Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài?
6. Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực cho nạn nhân bị gián đoạn hô hấp.
 Hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Tự hít một hơi đầy lồng ngực rồi ghé môi sát miệng nạn nhân và thổi hết sức vào phổi nạn nhân, không để không khí thoát ra ngoài chỗ tiếp xúc với miệng.
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.
- Thổi liên tục với 12 – 20 lần/phút cho tới khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường.
Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn lồng ngực:
- Đặt nạn nhân năm ngửa, dưới lưng kê cao bằng 1 gối mềm để đầu hơi ngửa ra phía sau.
- Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài (khoảng 200 ml), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân. 
- Thực hiện liên tục như thế với 12 – 20 lần/phút, cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
7. Trình bày sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng ? Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? 
Biến đổi thức ăn ở khoang miệng :
- Biến đổi lí học: Tuyến nước bọt tiết nước bọt. Răng, lưỡi, các cơ môi và má: nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
- Biến đổi hóa học: Enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường mantôzơ
Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như sau:
- Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường mantôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị. 
- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các prôtêin chuỗi ngắn ( gồm 3 – 10 axit amin)
8. Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và trong học tập cần phải chú ý điều gì ? Để xương và cơ phát triển cân đối em cần phải làm gì ? 
Để chống bệnh cong vẹo cột sống:
- Khi mang vác vật nặng, không nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân. 
- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không cúi gò lưng, không nghiên vẹo.
Để cơ và xương phát triển cân đối cần:
- Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.
- Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương
- Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
9. Sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở ruột non diễn ra như thế nào? 
Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học lá chủ yếu. Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan, tụy, các tuyến ruột, nên ở ruột non có đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được.
	Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non. Các chất được hấp thụ tuy đi theo hai đường là máu và bạch huyết nhưng cuối cùng vẫn được hòa chung và phân phối đến các tế bào cơ thể.
10. Người có nhóm máu O truyền được cho người có nhóm máu AB không? Vì sao?
Vì: Người có nhóm máu O không có kháng nguyên A và B nên truyền cho người có nhóm máu AB sẽ không gây kết dính.
 Người có nhóm máu AB truyền được cho người có nhóm máu O không? Vì sao?
Vì: Người có nhóm máu AB có kháng nguyên A và B nên truyền cho người có nhóm máu O sẽ gây kết dính

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_8.doc