Kiểm tra học kì I môn: Vật lí 8 thời gian: 45 phút năm học : 2014-2015

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1111Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn: Vật lí 8 thời gian: 45 phút năm học : 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I môn: Vật lí 8 thời gian: 45 phút năm học : 2014-2015
PHÒNG GD – ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA HỌCKÌ I
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN Môn: Vật lí 8
TỔ TOÁN –LÍ-TIN Thời gian: 45 phút 
 Năm học : 2014-2015
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức.
 Nội dung kiểm tra từ bài học 1: Chuyển động cơ học đến bài 12: Sự nổi
2.Kĩ năng;
-Nắm được ý nghĩa của vận tốc và vận dụng được công thức tính vận tốc.
- Nắm được cách đổi các đơn vị vận tốc.
-Nắm được dấu hiệu để nhận biết chuyển động hay đứng yên
-Nắm được quán tính là tính chất bảo toàn tốc độ và hướng chuyển động của vật
-Nắm được lực ma sát xuất hiện trong trường hợp nào.
-Nắm được công thức tính áp suất 
- Nắm được tại sao mọi vật trên trái đất chịu tác dụng bởi áp suất khí quyển
- Nắm được đặc điểm của lực đẩy Ác –si-mét
-Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.
-Nắm được khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì FA = P
- Vận dụng được công thức tính áp suất chất rắn
- Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác si mét .
3.Thái độ.
Phát huy tính tự lực khi làm bài kiểm tra.
II.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 8
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 1
 Vận dụng 2 
Tổng hợp
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Chuyển động cơ học
3tiết
Nắm được cách đổi các đơn vị vận tốc
Nắm được dấu hiệu để nhận biết chuyển động hay đứng yên
Vận dụng được công thức tính vận tốc 
1
1
1
3
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1,5đ (15% )
2. Biểu diễn lực – hai lực cân bằng
- Lực ma sát-quán tính
 2tiết
Nắm được quán tính là tính chất bảo toàn tốc độ và hướng chuyển động của vật
Nắm được lực ma sát xuất hiện trong trường hợp nào
1
1
2
0,5đ
0,5đ
1đ
(10%)
3. Áp suất
- Áp suất chất lỏng-máy nén thủy lực
- Áp suất khí quyển.
 (4 tiết)
Viết được công thức tính áp suất chất lỏng
Nắm được tại sao mọi vật trên trái đất chịu tác dụng bởi áp suất khí quyển
Biết được trong trường hợp nào áp lực sẽ lớn hơn
-Vận dụng được công thức tính áp suất chất rắn
2
1
1
3
1
1đ
0,5 đ
2đ
1,5 đ
2đ(35%)
4. Lực đẩy Ác si mét
- Sự nổi
 (2tiết)
Nắm được đặc điểm của lực đẩy Ác-si-mét
Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác –si-mét
Nắm được khi một vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng thì FA = P
 -Vận dụng được công thức tính 
 lực đẩy Ác si 
 mét và công thức
 tính trọng lượng 
 riêng của vật
1
1
1
1 
2
2
0,5 đ
1 đ
0,5đ
2đ 
1đ
3đ(40%)
TỔNG HỢP
5(2,5đ)
1(1đ)
4(2,0đ)
1(0,5đ)
1(2đ)
1(2đ) 
10(5đ)
3(5đ)
III.ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM
Môn : Vật lí 8
I.Trắc nghiệm: 5 điểm
H ọc sinh trả lời đúng mỗi câu là 0,5 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Trả lời
B
B
D
B
C
D
B
D
B
B
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1: 1 điểm 
viết đúng công thức: 0,5 điểm
Giải thích đầy đủ 3 kí hiệu ,nêu đủ đơn vị 3 đại lượng: 0,5 điểm
Nếu giải thích sai hoặc thiếu đơn vị một đại lượng trừ 0,25 điểm
Câu 2: 2 điểm
Tóm tắt + đổi đúng đơn vị : 0,25 đ , 
Áp lực của vật tác dụng lên mặt phẳng:
F= P = 10.m = 10.2000=20000( N )	(0,5 đ)
Diện tích bị ép là: S= a2 = 0,82 = 0,64(m2) (0,5 đ)
Áp suất mà vật tác dụng lên mặt ngang là
	 (0,5 đ)
 ĐS:p=31250(N/m2) (0,25 đ)
Câu 3: (2 điểm): Học sinh thực hiện được các bước sau: Tóm tắt: 0,25 đ
 a>Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có phương thẳng đứng, có chiều hướng từ dưới lên và có độ lớn 
 FA = 0,2(N) 0,75đ
 b>Thể tích của vật:
 FA = dn . Vv Vv= FA / dn = 0,2 / 10000 = 0,00002(m3) 0,5đ 
 c> Trọng lượng riêng của vật.
 dv = P/ Vv = 2,1/ 0,00002 = 105000 (N/m3) 0,5đ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN
 Họ và tên:
 Lớp 8/ 
KIỂM TRA HỌC KỲ I 
Năm học: 2014 – 2015
Môn: Vật lí 8 Thời gian 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)
I.Trắc nghiệm: (5 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:
Câu 1: Trong các trường hợp sau ,trường hợp nào không đúng ?
A. Ô tô chuyển động trên đường,vật làm mốc là cây xanh bên đường.
B. Chiếc thuyền chuyển động trên sông, vật làm mốc là người lái thuyền.
C.Tàu hỏa rời ga chuyển động trên đường sắt, vật làm mốc là nhà ga.
D. Quả bóng rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất.
Câu 2: Tàu hỏa có vận tốc là 72 km/h, ô tô con có vận tốc là 30m/s, ô tô khách có vận tốc là 1500m/ phút. Lan sắp xếp các vật theo thứ tự vận tốc tăng dần như sau: 
A. Ô tô con – Tàu hỏa – ô tô khách. B. Tàu hỏa – ô tô khách – ô tô con .
C. Ô tô con – Ô tô khách– tàu hỏa . D. Ô tô khách– tàu hỏa – ô tô con.
Câu 3: Một đoàn tàu chuyển động trong thời gian 1,5 h đi được đoạn đường dài 81000 m. Vận tốc của tàu tính ra km/h, m/s lần lượt là bao nhiêu ?
A. 54 km/h và 10 m/s. B. 10 km/h và 54 m/s.
C. 15 km/h và 54 m/s. D. 54 km/h và 15m/s.
Câu 4: Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
A. Lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
B. Lực xuất hiện khi dây cao su bị dãn.
C. Lực xuất hiện có tác dụng làm mòn lốp xe.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ sát với nhau.
Câu 5: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: 
 A. Ma sát. B. Trọng lượng. C. Quán tính. D. Đàn hồi.
Câu 6: Công thức tính áp suất chất lỏng là: 
 A. p = F/ S B. p = d.V C. p = d/ h D. p = d.h.
Câu 7 : Treo một vật nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ giá trị 20N. Nhúng chìm vật nặng trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào ?
 A. Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Chỉ số 0 
Câu 8: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất ?
 A. Người đứng cả hai chân. B. Người đứng một chân
 C. Người đứng cả hai chân nhưng cuối gập người xuống.
 D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ.
Câu 9: Mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển là do:
 A. Không khí giản nở vì nhiệt . B. Không khí cũng có trọng lượng . 
 C. Chất lỏng cũng có trọng lượng . D. Không khí không có trọng lượng .
Câu 10: Thả vật A vào chất lỏng, khi vật A nổi cân bằng trên mặt thoáng của chất lỏng chứng tỏ :
 A. FA > P B. FA = P C. FA dNước 
II. Tự luận: (5 điểm)
 Câu 11:(1 điểm)
 Viết công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét . Giải thích rõ các kí hiệu và nêu đơn vị các đại lượng ghi trong công thức đó.
 Câu 12: (2điểm) Một vật có dạng hình lập phương nặng 2 tấn đặt trên mặt phẳng ngang. Hỏi áp suất vật tác dụng lên mặt ngang là bao nhiêu ? Biết độ dài của mỗi cạnh hình hộp là 80 cm.
 Câu 13:(2 điểm) Một vật được treo vào một lực kế . Khi ở ngoài không khí lực kế chỉ 2,1 N , khi nhúng vào trong nước thì số chỉ của lực kế giảm 0,2 N.
a. Hỏi lực đẩy Ác –si –mét do nước tác dụng lên vật có phương,chiều và độ lớn như thế nào ?
b.Tính thể tích và trọng lượng riêng của vật?
Cho trọng lượng riêng của nước là 10000 N/ m3
Bài làm:
 I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
 II. Tự luận: (5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HOC KI 1 VAT LY 8 NAM HOC 20142015.doc