Kiểm tra học kì I môn: Công nghệ 8 - Trường THCS Vĩnh Khánh

doc 6 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn: Công nghệ 8 - Trường THCS Vĩnh Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I môn: Công nghệ 8 - Trường THCS Vĩnh Khánh
Trường THCS Vĩnh Khánh
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Công nghệ 8
I. Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ
1/ Kiến thức:
 - Nhận biết vị trí các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật.
- Phân tích hình dạng của vật thể; những khối cơ bản quen biết hình thành nên vật thể.
- Hình dung được hình dạng của hình chiếu các khối đa diện, khối tròn xoay.
- Trình bày được các nội dung , trình tự đọc của các bản vẽ chi tiết; bản vẽ lắp, bản vẽ nhà.
- Nêu được quy ước vễ ren, giải thích được các kí hiệu trên bản vẽ kĩ thuật.
- Mô tả được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mối ghép không tháo được: mối ghép bằng hàn, mối ghép bằng đinh tán. 
- Giải quyết tình huống ứng dụng hai mối ghép không tháo được và tháo được
- Giải thích được khái niệm chi tiết máy. 
- Vận dụng kiến thức tính toán, thiết kế được một thiết bị truyền và biến đổi chuyển động đơn giản
2/ Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phát huy trí tưởng tượng không gian.
- Nâng cao kĩ năng phân tích vật thể, hình dung được hình dạng của vật thể
- Xác định chính xác các kí hiệu, quy ước, trình tự đọc các loại bản vẽ kĩ thuật.
3/ Thái độ
- Ham thích, say mê, tìm tòi sáng tạo
- Thực hiện an toàn lao động, vệ sinh môi trường, yêu thích công việc
II. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
1. Hình chiếu
Câu hỏi/ bài tập định tính
Xác định vị trí các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ
Câu 1
2. Bản vẽ các khối đa diện
Hình dung được hình dạng của các 
khối đa diện
Câu 2
3. Bản vẽ các khối tròn xoay
Hình dung được hình dạng của các khối tròn xoay
Câu 3
Phân tích hình dạng của vật thể; những khối cơ bản quen biết hình thành nên vật thể.
Câu 10
4. Biểu diễn ren
Giải thích kí hiệu ren trên bản vẽ
Câu 8
5. Bản vẽ lắp
Xác được trình tự đọc của các bản vẽ lắp
Câu 6 a
6. Bản vẽ nhà
Xác được trình tự đọc của các bản vẽ nhà
Câu 6 b
7. Khái niệm chi tiết máy và lắp máy
Giải thích được khái niệm chi tiết máy
 Câu 4
8. Mối ghép không tháo được
- Mô tả được cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của mối ghép không tháo được: mối ghép bằng hàn, mối ghép bằng đinh tán. 
Câu 9
9. Mối ghép tháo được
Giải quyết tình huống ứng dụng hai mối ghép không tháo được và tháo được
Câu 5
10. Truyền chuyển động
Vận dụng kiến thức tính toán, thiết kế được một thiết bị truyền và biến đổi chuyển động đơn giản
Câu 7
III. Những năng lực hướng cho học sinh 
Năng lực đọc hiểu: Giúp học sinh đọc hiểu hình dạng của các khối đa diện, khối tròn xoay trên bản vẽ kĩ thuật, chi tiết máy
Năng lực sáng chế thiết bị cơ khí trên cơ sở kiến thức để giải quyết một bài toán cụ thể.
Năng lực sử dụng chính xác các ngôn ngữ kỹ thuật: Giúp học sinh giải thích được kí hiệu ren, vị trí hình chiếu trên bản vẽ.
Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích tình hướng trong cuộc sống
IV. Câu hỏi:
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
_________________
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2016– 2017
MÔN: CÔNG NGHỆ , KHỐI: 8
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Quan sát hình và trả lời câu hỏi sau:
 Câu 1. Vị trí của hình chiếu cạnh ở đâu trên bản vẽ? ( 0,5 đ)
	Hình chiếu đứng	 Hình chiếu cạnh	 	A. Bên trái hình chiếu đứng.	
	 	B. Bên phải hình chiếu đứng.
 	C. Trên hình chiếu đứng.	 	 
	 	D. Dưới hình chiếu đứng.
	Hình chiếu bằng
 Câu 2. Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ đều có đáy là tam giác đều, song song với mặt phẳng chiếu bằng thì hình chiếu đứng và hình chiếu bằng là hình gì? (0,5 đ)
	A. Hai hình chữ nhật
	B.	Hình tam đều, hình chữ nhật
	C. Hình chữ nhật, tam giác đều
	D. Hai hình tam giác đều
 Câu 3. Nếu đặt mặt đáy của hình nón, song song với mặt phẳng chiếu bằng thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh là hình gì? (0,5 đ)
	A. Hai hình tam giác cân
B. Hai hình tròn
C. Hình tròn, hình tam giác cân
D. Hình tam giác cân, hình tròn
 Câu 4. Trong các phần tử dưới đây, phần tử nào không phải là chi tiết máy?
 A. Bulông B. Bánh răng C. Mảnh vỡ máy D. Khung xe đap
Câu 5. Ở nhà bạn An có các đồ dụng và thiết bị dưới đây. Ba bạn An cần tháo rời các chi tiết của các thiết bị. Bạn An giúp ba tháo các chi tiết đó. Theo em bạn An không được tháo rời chi tiết của thiết bị nào ?
A. Bảng điện B. Bộ vòng đai C. Trục trước xe đạp D. Khung cửa sổ 
Câu 6. Em hãy sắp xếp lại sao cho đúng trình tự đọc các loại bản vẽ sau:
Bản vẽ lắp
a/ Trình tự đọc đúng là: ( 1,5 đ )
Bản vẽ nhà
b/ Trình tự đọc đúng là: ( 1,0 đ )
1. Bảng kê
1. Hình biểu diễn
2. Kích thước
2. Các bộ phận
3. Hình biểu diễn
3. Kích thước
4. Khung tên
4. Khung tên
5. Phân tích chi tiết
6. Tổng hợp
 Câu 7. Đĩa xích của xe đạp có 50 răng và hai tầng líp (tầng líp 1 có 20 răng, tầng líp 2 có 10 răng ) ( 1,5 đ)
	- Tính tỉ số truyền i trong hai trường hợp trên.
	- So sánh tốc độ quay của bánh xe khi sử dụng tầng líp 1 với khi sử dụng tầng líp 2
 Câu 8. Ba Nam cầm cái bulông có kí hiệu ren là Sq 40 x 2 cần có cái đai ốc để vặn vào. Ba mới bảo Nam ra chợ mua cái đai ốc có kí hiệu như trên, nhưng Nam không hiểu đó là loại ren gì? Em hãy giúp Nam giải thích kí hiệu ren trên .( 1,5 đ)
 Câu 9. Các em thường gặp các quai nồi, quai chảo bằng nhôm được ghép bằng đinh tán. Tại sao ít sử dụng mối ghép bằng hàn ( 1,25 đ)
 Câu 10. Cho bản vẽ hình chiếu, hãy đánh dấu (x) vào bảng 1 để chỉ rõ sự tương quan giữa các khối với hình chiếu của chúng ( 0,75 đ)
 Bảng 1 
Hình dạng khối
A
B
C
Hình trụ
Hình nón cụt
Hình chỏm cầu
- Hết -
TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH
 ----------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016 – 2017
------------------
MÔN:CÔNG NGHỆ – KHỐI: 8
Câu hỏi
1
2
3
4
5
Đáp án
B
C
A
C
D
Câu 6. Em hãy sắp xếp lại sao cho đúng trình tự đọc các loại bản vẽ sau:
Bản vẽ lắp
a/ Trình tự đọc đúng là: ( 1,5 đ )
Bản vẽ nhà
b/ Trình tự đọc đúng là: ( 1,0 đ )
1. Bảng kê
4. Khung tên
1. Hình biểu diễn
4. Khung tên
2. Kích thước
1. Bảng kê
2. Các bộ phận
1. Hình biểu diễn
3. Hình biểu diễn
3. Hình biểu diễn
3. Kích thước
3. Kích thước
4. Khung tên
2. Kích thước
4. Khung tên
2. Các bộ phận
5. Tổng hợp
6. Phân tích chi tiết
6. Phân tích chi tiết
5. Tổng hợp
( Mỗi ý đúng là 0,25 đ )
Câu 7 (1,5 đ) - Tỉ số truyền tầng líp 1 
 i1 = = 2,5 ( 0,5 đ )
 - Tỉ số truyền tầng líp 2 
 i2 = = 5 (0,5 đ)
- Tốc độ quay khi sử dụng tầng líp 1 bằng ½ khi sử dụng tầng líp 2 (0,5 đ)
 ( Đúng công thức 0,25đ , đúng kết quả 0,25 đ)
Câu 8. (1,5 đ) Sq 40 x 2 : 
	 Sq là kí hiệu ren vuông	( 0,5 đ)
	 40 là kích thước đường kính của ren ( 0,5 đ)
	 2 là kích thước bước ren ( 0,5 đ)
 Câu 9. (1,25 đ) Vì: - Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn. 
 	 - Mối ghép chịu được nhiệt độ cao và chịu lực lớn và chấn động mạnh 
( Mỗi ý đúng là 0,25 đ )
Hình dạng khối
A
B
C
Hình trụ
x
Hình nón cụt
x
Hình chỏm cầu
x
 Câu 10. (0,75đ )
 ( Mỗi ý đúng là 0,25 đ )

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_CN8_HKI_1617.doc