Kiểm tra học kì I – lịch sử lớp 9 năm học: 2014-2015 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1186Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I – lịch sử lớp 9 năm học: 2014-2015 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I – lịch sử lớp 9 năm học: 2014-2015 thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD & ĐT HOÀI NHƠN
 Trường:
 Lớp:
 Họ và tên:.
KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỊCH SỬ LỚP 9
 Năm học: 2014-2015
 Thời gian làm bài: 45 phút
 ( Không kể thời gian phát đề)
 Mã phách
 Điểm
 Chữ kí giám khảo
 Mã phách
 Bằng số:
 Bằng chữ:
 Giám khảo1:
 Giám khảo2:
 A- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3.0 đ):
 + Câu I (2.0 đ): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu đáp án đúng
 1- Kiến thức lịch sử nào sau đây là đúng? 
 A- Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1950. 
 B- Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (1957). 
 C- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) là tổ chức hợp tác giữa các nước tư bản chủ nghĩa. 
 D- Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô bị sụp đổ vào năm1991.
 2- Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á được kết nạp vào khối ASEAN năm 1997?
 A- Lào B- Việt Nam C- Mi-an-ma D- Cam-pu-chia 
3- Vì sao năm 1960 đã đi vào lịch sử châu Phi với tên gọi là “Năm châu Phi”?
 A- Đây là cách gọi theo qui định của Liên hợp quốc.
 B- Cuộc kháng chiến của nhân dân An-giê-ri giành được thắng lợi.
 C- Là năm mà có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
 D- Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị tan rã hoàn toàn ở châu Phi.
4- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được thiết lập là:
 A- Trật tự hai cực I-an-ta.
 B- Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn.
 C- Trật tự thế giới đơn cực.
 D- Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
5- Sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc:
 A- Lấy quân sự làm trọng điểm. B- Lấy chính trị làm trọng điểm. 
 C- Lấy kinh tế làm trọng điểm. D- Lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm. 
 6- Thành tựu quan trọng nào của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
 A- “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. B- Phát minh toán học.
 C- Tạo ra những vật liệu mới. D- Phát minh hóa học. 
7- Đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác Việt nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm:
Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
Bù đắp những thiệt hại to lớn do chiến tranh gây ra.
Phát triển nghề khai thác mỏ ở Việt Nam.
Phát triển mọi mặt kinh tế của Việt Nam.
 8- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
 A- Công nghiệp nặng. B- Nông nghiệp và khai thác mỏ.
 C- Thương nghiệp. D- Giao thông vận tải.
 + Câu II (1.0 đ): Hãy ghép một ô ở cột I (Thời gian) với một ô ở cột II (Sự kiện lịch sử) sao cho phù hợp.
Cột I
( Thời gian )
Cột II
( Sự kiện lịch sử )
Kết quả ghép
a- 01-10-1949
1- Thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á
a +.
b- 01-01-1959
2- Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN
b +.
c- 08-08-1967
3- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời
c +..
d- 28-07-1995
4- Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi
d +.
5- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc
 B- PHẦN TỰ LUẬN (7.0 đ):
 + Câu 1 (2.5 đ): Hãy nêu những nét nổi bật về tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945.
 + Câu 2 (3.5 đ): Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai. Những tác động của cuộc cách mạng này đối với cuộc sống của con người như thế nào?
 + Câu 3 (1.0 đ): Theo em, khi trở thành thành viên của tổ chức ASEAN thì Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì?
BÀI LÀM
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI MÔN LỊCH SỬ 9 HỌC KÌ I/ 2014- 2015
 A- PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3.0 đ):
 +Câu I (2.0 đ): Học sinh chọn đúng mỗi câu được 0.25 đ 
 Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B và D
A và C
C
A
C
A
B
B
 +Câu II (1.0 đ): 0.25 đ cho một cặp ghép đúng.
a + 3
b + 4
c + 1
d + 2
 B-PHẦN TỰ LUẬN(7.0 đ):
 + Câu 1 (3.0 đ): Những nét nổi bật về tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945:
 (0,5 đ) - Trước năm 1945, các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của thực dân phương Tây.
 (2,0 đ) - Sau năm 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng. Các sự kiện tiêu biểu là:
 (1,0 đ) + Nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào từ tháng 8 đến tháng 10- 1945. Sau đó, đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đã giành được độc lập.
 (1,0 đ) + Từ năm 1950, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của đế quốc Mĩ. Mĩ thành lập khối quân sự SEATO (1954) nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc đối với Đông Nam Á. Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài từ 1954 đến 1975. 
 . + Câu 2 (3.5 đ): Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai:
 (0.5đ) + Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản như: toán học, vật lí, hóa học và sinh học (cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người,)
 (0.5 đ) + Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,
 (0.5đ) + Tìm ra được những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú như: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió
 (0.25đ) + Sáng chế ra những vật liệu mới như: pô-li-me (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,
 (0.25đ) + Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. 
 (0.25đ) + Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc. 
 (0.25đ) + Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ. 
	* Tác động:
 (0.5đ) - Tích cực: Tạo bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người...
 (0.5đ) - Tiêu cực: Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới ...
 +Câu 3(1.0 đ): Học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em. Cơ bản trình bày được những ý sau:
 - Thuận lợi:
 (0,5đ) + Việt Nam có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm với các nước trong ASEAN để phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóanhằm rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam với các nước ASEAN.
 (0.25 đ) + Được các nước ASEAN giúp đỡ về nhiều mặt và tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh với các các nước trong khu vực và thế giới
 (0.25 đ) - Khó khăn: Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế. Hội nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị “hòa tan” về chính trị, văn hóa
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_HK1_SU_9_14_15.doc