KIỂM TRA HỌC KÌ I- HÓA HỌC 11 Năm học 2016- 2017 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN( 3 điểm) Hãy chọn một đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm của mình. Câu 1:Nhóm kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội là A.Cu, Fe, Ag B.Mg, Al, Pt C. Al, Fe, Au D. Zn, Mg, Pb Câu 2: Nồng độ mol/l của dd H2SO4 có pH = 2 là A. 0,020 M B. 0,001 M C. 0,010 M D. 0,005 M Câu 3. Những ion nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch? A. B. C. D. Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, một số axit có thể điều chế bằng cách cho tinh thể muối tương ứng tác dụng với axit sunfuric đặc, đun nóng. Sơ đồ điều chế trên đây sử dụng để điều chế axit nào? A. HCl. B. HNO3. C. H3PO4. D. H2SO4 Câu 5: Hòa tan hoàn toàn1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhấtcủaN+5). Giá trị của x là A. 0,05. B.0,10. C. 0,15. D. 0,25. Câu 6: Dẫn 3,136 lit CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch KOH 0,5M. Dung dịch sau phản ứng chứa chất nào ? A. KHCO3 và K2CO3 B. KHCO3 C. K2CO3 và KOH dư D. K2CO3 II. TỰ LUẬN( 7 điểm) Câu 1: Hoàn thành các phương trình sau ở dạng phân tử, dạng ion thu gọn (nếu có): a. HCl + NaOH ® b. BaCl2 + H2SO4 ® c. Na2CO3 + HNO3 ® d. (NH4)2 SO4 + KOH ® Câu 2 : Hòa tan hoàn toàn 41,6 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe vào dung dịch HNO3 loãng vừa đủ, thu được 13,44 lít khí NO duy nhất (đktc). a. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b. Tính thể tích NH3 cần dùng (đktc) để điều chế lượng axit HNO3 trên, biết hiệu suất phản ứng đạt 80% Câu 3: Cho 500ml dung dịch NaOH 2M vào 500ml dung dịch H3PO4 1,5M. Sau phản ứng trong dung dịch thu được các sản phẩm nào? Khối lượng bao nhiêu? Cho nguyên tử khối của Cu= 64, Fe= 56, Na= 23 ,N= 14, P= 31, O= 16, H= 1
Tài liệu đính kèm: