SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM KIỂM TRA HỌC KÌ I – NH: 2014 – 2015 TRƯỜNG TIỂU HỌC, THCS VÀ THPT MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 10 CHU VĂN AN Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: 08/12/2014 Họ và tên: SBD: .. Lớp: . PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: (1,0 điểm) Phát biểu định luật I Niu – tơn. Câu 2: (2,0 điểm) a. Lực hướng tâm: định nghĩa; công thức; cho biết ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong công thức ? b. Vận dụng: Một vật có khối lượng m chuyển động tròn đều với tần số f, bán kính quỹ đạo là r thì lực hướng tâm tác dụng lên vật có độ lớn là F1. Nếu tăng tần số của vật lên hai lần thì lực hướng tâm tác dụng lên vật tăng lên hay giảm đi bao nhiêu lần ? Câu 3: (1,0 điểm) Chuyển động tròn đều là gì ? Câu 4: (1,0 điểm) Tại sao mặt đường ô tô, tàu hỏa ở những đoạn cong thường phải làm nghiêng về phía tâm cong ? PHẦN II: BÀI TẬP Câu 5: (1,0 điểm) Trong môn trượt tuyết, một vận động viên sau khi trượt trên đoạn đường dốc thì trượt ra khỏi dốc theo phương ngang ở độ cao 125 m với vận tốc ban đầu bằng 30 m/s. Lấy g = 10m/s2. Sau bao lâu thì vận động viên đó chạm đất ? Tầm bay xa (tính theo phương ngang) của vận động viên đó là bao nhiêu ? Câu 6: (2,0 điểm) Người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 40 kg theo phương ngang với lực làm thùng chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt phẳng ngang (hình vẽ). Vận tốc của thùng tăng từ 3 m/s đến 9 m/s trong 4s. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,25. (Cho g = 10m/s2) Tính độ lớn của lực ? Câu 7: (2,0 điểm) Một lò xo có độ cứng k, một đầu được giữ cố định, một đầu treo một vật có khối lượng 400g (hình vẽ) làm lò xo bị dãn một đoạn 40 mm. a. Vẽ hình các lực tác dụng vào vật. Tính độ cứng của lò xo ? Cho g = 10m/s2. b. Nếu ta tác dụng một lực F = 5 N vào lò xo thì chiều dài của lò xo khi cân bằng là bao nhiêu ? Biết lò xo có chiều dài tự nhiên là 25 cm. ........................Hết.......................... ĐÁP ÁN Câu 1: (1,0 điểm) Định luật I Niu – tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 2: (2,0 điểm) Lực hướng tâm: là lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm. 0,75 điểm Công thức: Fht = m.aht = 0,5 điểm Trong đó: m là khối lượng của vật (kg) r là bán kính quỹ đạo (m) w là tốc độ góc của vật (rad/s) 0,5 điểm Vận dụng: Lực hướng tâm tăng lên 4 lần. 0,25 điểm Câu 3: (1,0 điểm) Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau. Câu 4: (1,0 điểm) Mặt đường ô tô, xe máy ở những đoạn cong thường phải làm nghiêng về phía tâm cong vì khi ô tô, tàu hỏa đi qua những đoạn đường này thì trọng lực P và phản lực N không cân bằng nhau. Hợp lực của P và N đóng vai trò là lực hướng tâm giúp ô tô, tàu hỏa chuyển động được dễ dàng hơn. Câu 5: (1,0 điểm) a. Tính đúng t = = 5 (s) 0,5 điểm b. Tính đúng L = v0.t = 150 (m) 0,5 điểm Câu 6: (2,0 điểm) - Vẽ hình (yêu cầu vẽ đủ 4 lực , , , ; trong đó và có độ dài bằng nhau) 0,25 điểm - Tính gia tốc của vật: a = 1,5 m/s2 0,25 điểm - Tính N = P = m.g = 400 (N) 0,5 điểm - Theo định luật II Niu-tơn: + + + = + = (1) 0,25 điểm - Chiếu (1) lên chiều dương đã chọn: F – Fmst = m.a 0,25 điểm - Biến đổi + thế số: F - mt.N = m.a F – 0,25.400 = 40.1,5 0,25 điểm - Tính toán: F = 160 N 0,25 điểm Câu 7: (2,0 điểm) a. Vẽ hình (yêu cầu vẽ được 2 lực , và 2 lực này phải có độ dài bằng nhau) 0,25 điểm Tính đúng P = m.g = 0,4.10 = 4 (N) 0,25 điểm Khi cân bằng thì: Fđh = P = 4 (N) 0,25 điểm Thế số + tính toán đúng: k = 100 (N/m) 0,25 điểm b. Tính đúng Dl’ = 0,05 (m) 0,5 điểm Trường hợp 1: Lò xo dãn Thế số + tính toán đúng: l = 0,30 (m) 0,25 điểm Trường hợp 2: Lò xo nén Thế số + tính toán đúng: l = 0,20 (m) 0,25 điểm Lưu ý: Nếu HS làm theo cách khác mà cách làm đúng thì vẫn được trọn điểm của câu hỏi. Thiếu hoặc sai mỗi 2 đơn vị bị trừ 0,25 điểm.
Tài liệu đính kèm: