Kiểm tra giữa học kỳ I - Năm học: 2015-2016 môn Ngữ văn - Lớp 12

doc 9 trang Người đăng haibmt Lượt xem 9430Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kỳ I - Năm học: 2015-2016 môn Ngữ văn - Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra giữa học kỳ I - Năm học: 2015-2016 môn Ngữ văn - Lớp 12
 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 12
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
	Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. 
 (Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)
 a. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt gì?
 b.Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. 
Nêu tác dụng của phép tu từ đó.
 c. Đặt nhan đề của đoạn văn?
Phần II: Làm văn (7,0 đ)
 Phân tích đoạn thơ sau: 
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
 ( Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước)
Phần I.
Đọc hiểu (3,0 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
a
Phương thức biểu đạt nghị luận
0,5 đ
b
Biện pháp tu từ: ẩn dụ “trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo”
Tác dụng: nhấn mạnh tác hại của bệnh vô cảm, nó làm cho con người sống không có tình yêu thương...
1 đ
0,5 đ
0,5đ
 c
-Nhan đề: “bệnh vô cảm” 
0,5 đ
Phần II. Làm văn. 
(7,0 đ) 
1.Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học 
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày rõ ràng.
 2. Yêu cầu về nội dung
 + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
 + Nội dung: 
 -Đất Nước là những gì thân thuộc, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày
- ĐN gắn liền với phong tục tập quán của người Việt
- ĐN với truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của người Việt
- ĐN với tinh thần lao động cần cù của người Việt
+ Nghệ thuật 
.+ Đánh giá chung 
0,5 đ
5 đ
1 đ
0,5đ
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 12
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.
 ( Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập )
 a. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt gì?
 b. Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó?
 c. Đặt nhan đề của đoạn trích?
Phần II: Làm văn (7,0 đ)
 Phân tích hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến qua đoạn thơ sau :
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
 ***
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
 ( Quang Dũng-Tây Tiến)
Phần I.
Đọc hiểu (3,0 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
a
Phương thức biểu đạt nghị luận
0,5 đ
b
Biện pháp tu từ: Điệp ngữ: “sự thật là”
Tác dụng : nhấn mạnh chân lý không ai chối cãi được
 Khẳng định nước ta là thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đã giành lại độc lập tự do từ tay Nhật
1,0 đ
0,5 đ
0,5đ
c
 Nhan đề: Chân lý không chối cãi
0,5 đ
Phần II. Làm văn. 
(7,0 đ) 
1.Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học 
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày rõ ràng.
 2. Yêu cầu về nội dung
 - Giới thiệu tác giả , tác phẩm, đoạn thơ 
- Nội dung: (3đ)
+ Vẻ đẹp bi tráng của người lính:
 +Vẻ đẹp của tâm hồn của những chàng trai Hà Nội lãng mạn, hào hoa:
 +Hình ảnh người lính ngời lên vẻ đẹp lí tưởng của thời đại: Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh. 
-.Nghệ thuật 
- Đánh giá chung 
0,5 đ
5 đ
1 đ
1 đ
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 11
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Phần I:Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.”
(Ngô Thì Nhậm- Chiếu cầu hiền) 
a. Xác định phương thức biểu đạt ?
b. Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong câu “Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?
c. Nội dung của đoạn trích?
Phần II: Làm văn ( 7 đ)
 Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.
 Quanh năm buôn bán ở mom sông,
 Nuôi đủ năm con với một chồng.
 Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
 Một duyên hai nợ, âu đành phận,
 Năm nắng mười mưa, dám quản công.
 Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
 Có chồng hờ hững cũng như không.
Phần I.
Đọc hiểu (3,0 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
a
Phương thức biểu đạt nghị luận
0,5 đ
 b
Biện pháp tu từ: so sánh
Tác dụng : ca ngợi tài năng vượt trội của người hiền
0,5 đ
1 đ
c
Nội dung: khẳng định vai trò quan trọng, sự cần thiết của hiền tài
 ngợi ca tài năng vượt trội của người hiền trong công cuộc trị nước
0,5 đ
0,5 đ
Phần II. Làm văn. 
(7,0 đ) 
1.Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học 
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày rõ ràng.
 2. Yêu cầu về nội dung
*Giới thiệu tác giả , tác phẩm 
*Nội dung: 
- Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương. 
- Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà qua đó thấy được nỗi thông cảm sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.
- Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà túi gánh chịu.. 
- Hai câu kết: Là tiếng chửi, tự chửi mỉnh và chửi thói đời đen bạc.
*Nghệ thuật 
- Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian;
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
.*Đánh giá chung 
0,5 đ
5 đ
1 đ
0,5 đ
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I- NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 11
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Phần I:Đọc hiểu: (3 điểm)
 Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
 Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
	( Hồ Chí Minh)
 1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào? 
 2. Xác định 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : “Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” Nêu tác dụng của phép tu từ đó ?
 3.Nêu nội dung của đoạn văn?
Phần II: Làm văn ( 7 đ)
 Phân tích bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
.
Phần I.
Đọc hiểu (3,0 điểm)
Hướng dẫn chấm
Điểm
a
Phương thức biểu đạt nghị luận
0,5 đ
 b
HS chỉ cần nêu đúng 1 biện pháp tu từ trong các biện pháp tu từ sau:
- Ẩn dụ: ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; 
- Điệp từ " nó"
Tác dụng : khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc. 
0,5 đ
0,5đ
0,5 đ
c
Nội dung: Lòng yêu nước là 1 truyền thống quý báu của dân tộc VN.
Sức mạnh của lòng yêu nước có thể chiến thắng mọi kẻ thù.
0,5 đ
0,5 đ
Phần II. Làm văn. 
(7,0 đ) 
1.Yêu cầu chung về kĩ năng 
Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học 
-   Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. 
-   Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ
-   Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày rõ ràng.
 2. Yêu cầu về nội dung
*Giới thiệu tác giả , tác phẩm 
*Nội dung: 
- Hai câu đề: Lời kể về công việc làm ăn và gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương. 
- Hai câu thực: Đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà qua đó thấy được nỗi thông cảm sâu sắc trước sự tảo tần của người vợ.
- Hai câu luận: Bình luận về cảnh đời oái oăm mà bà túi gánh chịu.. 
- Hai câu kết: Là tiếng chửi, tự chửi mỉnh và chửi thói đời đen bạc.
*Nghệ thuật 
- Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian;
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng.
.*Đánh giá chung 
0,5 đ
5 đ
1 đ
0,5 đ
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
 Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 - 4:
“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm , dấu ngã chênh vênh”
	( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt )
1- Văn bản trên thuộc thể thơ nào?
2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản.
3- Văn bản thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt.
4- Viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu, trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ở giới trẻ ngày nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKI Van 11-12 (Thao).doc