Kiểm tra chương 1, 2, 3, 4 – Lớp 12 môn hóa học

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2587Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chương 1, 2, 3, 4 – Lớp 12 môn hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chương 1, 2, 3, 4 – Lớp 12 môn hóa học
KIỂM TRA CHƯƠNG 1, 2, 3, 4 – LỚP 12
HỌ VÀ TÊN:  LỚP: 
Câu1 : Số đồng phân đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
 A. 6.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 2: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. 	B. 5. 	C. 4. 	D. 3.
Câu 3: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
 A. metyl propionat.	B. propyl fomat.	C. ancol etylic.	D. etyl axetat.
Câu 4: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. 	B. C17H35COOH và glixerol.
C. C15H31COONa và glixerol. 	D. C17H33COONa và glixerol.
Câu 5: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
A. 16,68 gam. 	B. 18,38 gam. 	C. 18,24 gam. 	D. 17,80 gam.
Câu 6: X là hợp chất hữu cơ đơn chức C,H,O . Cho 1 lượng chất X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch KOH 2,4M rồi cô cạn được 105(g) rắn khan Y và m(g) ancol. Oxi hóa m(g) ancol bằng oxi có xúc tác được hỗn hợp Z, chia Z thành 3 phần bằng nhau :
Phần 1: tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 21,6(g) Ag
Phần 2: tác dụng với NaHCO3 dư thu được 2,24(l) khí (đktc)
Phần 3:tác dụng với Na (vừa đủ), thu được 4,48(l) khí (đktc) & 25,8(g) rắn khan.
Xác định CTPT của X. Biết ancol đun với axit sunfuric đặc nóng,170oC tạo olefin:
A. C6H12O2	B. C3H6O2	C. C4H8O2	D. C5H10O2
Câu 7: Trong phân tử của cacbohyđrat luôn có
A. nhóm chức axit. 	B. nhóm chức xeton. 	C. nhóm chức ancol. 	D. nhóm chức anđehit.
Câu 8: Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
B. phản ứng với dung dịch NaCl.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Câu 9: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.	B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.	D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
Câu 10: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 	B. 45. 	C. 11,25 	D. 22,5
Câu 11: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol ta chỉ cần dùng các hoá chất (dụng cụ,điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là
A. dung dịch NaOH, dung dịch HCl, khí CO2. 	
B. dung dịch Br2, dung dịch HCl, khí CO2.
C. dung dịch Br2, dung dịch NaOH, khí CO2. 	
D. dung dịch NaOH, dung dịch NaCl, khí CO2.
Câu 12: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dung dịch NaCl. 	B. dung dịch HCl. 	C. nước Br2. 	D. dung dịch NaOH.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H9N.	B. C3H7N.	C. C2H7N.	D. C3H9N.
Câu 14: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Glixin (CH2NH2-COOH) 	
B. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH) 
C. Axit glutamic (HOOCCH2CH2CHNH2COOH)	
D. Natriphenolat (C6H5ONa)
Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CH2OH và CH3CHO.	B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3.	D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.
Câu 16: Phân tử khối trung bình của cao su tự nhiên và thủy tinh hữu cơ plexiglat là 36720 và 47300 (đvC). Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử của mỗi loại polime trên là 
 A. 680 và 473. B. 540 và 473. C. 680 và 550. D. 540 và 550.
Câu 17. Clo hoá PVC được một loại tơ Clorin chứa 66,6% Clo. Trung bình một phân tử Clo tác dụng với bao nhiêu mắc xích PVC? 
A.	1	 B. 2	 C. 3	 D.	4
Câu 18: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6(a); poli(phenol-fomanđehit)(b); tơ nitron(c); teflon(d); poli(metyl metacrylat)(e); tơ nilon-7(f). Dãy gồm các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. (b), (c), (d).	B. (a), (b), (f).	C. (b), (c), (e).	D. (c), (d), (e).
Câu 19: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dd NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dd thu được 72,48 g muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là: 	 
A. 51,72	 B. 66,00	 C. 44,48 	 D. 54,30	
Câu 20: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 128 : 49. Để tác dụng vừa đủ với 7,33 gam hỗn hợp X cần 70 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 7,33 gam hỗn hợp X cần 0,3275 mol O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
A. Giảm 5,22 g B. Tăng 10,17 g	 C. Giảm 10,17 g	 D. Tăng 5,22 g

Tài liệu đính kèm:

  • docKt_het_chuong_1_2_3_4.doc