Kiểm tra ca dao và thơ trung đại Ngữ văn 7 - Học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn - lớp 7

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 5237Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra ca dao và thơ trung đại Ngữ văn 7 - Học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn - lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra ca dao và thơ trung đại Ngữ văn 7 - Học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn - lớp 7
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10
TRƯỜNG THCS 
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
KIỂM TRA CA DAO VÀ THƠ TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 7 -HKI 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ tên học sinh:
..
Lớp: 
ĐIỂM 
LỜI PHÊ
.
.
.
 Câu 1 : (2 điểm) 
	Công cha như núi ngất trời
	Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
	Núi cao biển rộng mênh mông
	Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào ? 
Cho biết nội dung , nghệ thuật của bài ca dao trên
	Câu 2 : (3 điểm ) Đọc bài thơ sau:
 Nam quốc sơn hà Nam đế cư
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
 ( Theo sgk Ngữ văn 7, tập 1)
Cho biết đây là phiên âm của bài thơ nào? 
Chép lại bản dịch thơ của bài thơ đó
Các cụm từ “ tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “ hành khan thủ bại hư” đã thể hiện giọng điệu của bài thơ như thế nào?
Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
	Câu 3 : (2 điểm)
	Nhận xét ngắn gọn về sự giống nhau và khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Qua đèo Ngang" và cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà".
	Câu 4: (3 điểm)
	Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương
---------------------------HẾT---------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10	
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO	
TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
KIỂM TRA CA DAO VÀ THƠ TRUNG ĐẠI NGỮ VĂN 7 -HKI 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút
 Câu 1 : (2 điểm) (MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT)
Chủ đề tình cảm gia đình (0,5 đ)
 Nội dung : Nhắc nhở công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái (0,5 đ)
và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với công lao to lớn ấy.	(0,5 đ)
Nghệ thuật:biện pháp so sánh(0,25 đ) , hình ảnh ẩn dụ quen thuộc (0,25 đ)
	Câu 2 : (3 điểm) (MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT + THÔNG HIỂU)
-Bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) (0,5 đ)
Sông núi nước Nam vua Nam ở (0,25 đ)
Vằng vặc sách trời chia xứ sở(0,25 đ)
Cớ sao giặc dữ phạm đến đây(0,25 đ)
Chúng mày nhất định phải tan vỡ(0,25 đ)
Giọng điệu thơ dõng dạc , đanh thép , hào hùng ( 0,5 đ)
Nội dung tuyên ngôn độc lập : 
Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước Việt Nam (0,5 đ)
Nêu cao ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. (0,5 đ)
	Câu 3 : (2 điểm) (MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU ÁP DỤNG) 
	Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Qua đèo Ngang" và cụm từ “ta với ta” trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà".
*Về giống nhau:
-Cả hai bài đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”: đại từ “ta” và quan hệ từ “với”. (0,5 đ)
 *Về khác nhau:
	-Trong bài Qua đèo Ngang:
	+Chỉ tác giả với nỗi niềm riêng của mình.(0.25 đ)
	+Thể hiện sự cô đơn,bé nhỏ, không biết tâm sự với ai của con người trước trời non nước bao la. (0.5 đ) 
	-Trong bài Bạn đến chơi nhà:
	+Chỉ hai người (Nguyễn Khuyến và bạn của ông). (0.25 đ)
	+Thể hiện sự hòa hợp giữa hai tâm hồn ta và bạn,chung một tâm trạng vui mừng vì lâu ngày mới gặp lại nhau.(0.5 đ)
	Câu 4: (3 điểm) (MỨC ĐỘ ÁP DỤNG + NÂNG CAO)
	Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu phát biểu cảm nghĩ về bài "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương 
*Yêu cầu về nội dung:
(Gv tôn trọng ý văn sáng tạo với những cảm nghĩ riêng , tuy nhiên cơ bản đoạn văn cần có những ý như sau)
- Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
– Bài thơ Bánh trôi nước là loại thơ vịnh vật, kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữ.
* Câu 1 & 2: Hình ảnh bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó:
– Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, lụôc trong nước sôi, chìm nổi vài ba lần là chín.
– Mượn những đặc điểm đó, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ. Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm chủ bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
* Câu 3 & 4: Phảm giá trong sách, cao quý của người phụ nữ:
– Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có nghĩa ẩn dụ: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
– Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách, người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý (tấm lòng son) của mình.
– Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm người phụ nữ
– Bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh
– Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của nhà thơ Hồ Xuân Hương.
*Biểu điểm:	
–Học sinh viết đúng đoạn văn theo yêu cầu: 3điểm
–Thiếu 1 câu hoặc thừa 2 câu : - 0.25điểm.
–Không đúng chủ đề : - 2điểm
–Không nêu được phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa: - 1điểm
–Căn cứ vào bài làm của HS, tùy mức độ sai sót GV cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_ca_dao_va_tho_trung_dai.doc