Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Năm học 2014-2015

doc 148 trang Người đăng dothuong Lượt xem 413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Năm học 2014-2015
 HỌC KỲ I
Tuần 1	 	 Ngày soạn : 15/08/2014
Tiết 1	 Ngày dạy : 18/08/2014
 Văn bản : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 
(Lí Lan)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
	- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
 - Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kĩ năng :
 - Đọc –hiểu vbản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của 1 người mẹ.
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con
3. Thái độ:
 - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
II. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, SGV, bài soạn. 
	- HS: SGK, vở ghi, soạn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
 Đọc diễn cảm, phân tích nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. - Ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. 
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK, vở ghi, soạn bài,)
3. Bài mới: 
	 GT bài: Gợi lại kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của mỗi hsinh bằng bài hát “Ngày đầu tiên đi học”. Ngày khai trường hàng năm đã trở thành ngày hội của toàn dân. Bởi ngày đó bắt đầu một năm học mới với bao mơ ước, bao điều mong đợi trước mắt các em. Không khí ngày khai trường thật náo nức với tuổi thơ của chúng ta. Còn các bậc làm cha làm mẹ thì sao? Họ có những tâm trạng gì trong ngày ấy? Bài “Cổng trường mở ra” sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung 
HĐ1: Hd hs đọc tìm hiểu chung
- Gv đọc mẫu -> gọi hs đọc tiếp.
? Giải nghĩa 1 số từ khó?
?Bài “Cổng trưởng mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? 
- Em hiểu thế nào về văn bản “Nhật dụng”? Kể tên những vbản nhật dụng đã học ở lớp 6?
? PT biểu đạt chính của văn bản là gì?
? Văn bản chia làm mấy đoạn? 
Đ1: “Từ đầunăm học”: Tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường của con.
 Đ2: Còn lại: Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.
? Em hãy tóm tắt đại ý của bài?
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
 a. Thể loại: Bút kí
 - Phương thức biểu đạt: biểu cảm.
 b. Chủ đề: Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
HĐ2: Hdẫn HS tìm hiểu văn bản.
? Trong đêm trước ngày ktrường tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau? được thể hiện qua những chi tiết nào?
- HS trao đổi trả lời.
? Theo em, vì sao người mẹ lại không ngủ được?
Gợi ý: Người mẹ không ngủ được vì lo lắng cho con hay nghĩ về ngày ktrường đầu tiên của mình?
- HS lựa chọn và gthích.
? Tại sao mẹ lại nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản? Ngày ấy có gì giống và khác ở Việt Nam?
Thảo luận: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không?
? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? 
? Em thấy người mẹ trong bài là người mẹ như thế nào? Cảm nghĩ của em? 
? Tìm câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
? Kết thúc bài, người mẹ nghĩ đến ngày mai đứa con đến trường vào một thế giới kỳ diệu. Em đã bước vào thế giới đó 6 năm, hãy cho biết thế giới kỳ diệu đó là gì?
 GV kđịnh: Mọi nhân tài xưa nay đều được vun trồng trong thế giới kì diệu đó.
HĐ3: Hệ thống kiến thức 
? Phát biểu về giá trị nội dung và NT của vbản?
- NT: Hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của mẹ nói với con.
- Ngôn ngữ biểu cảm.
II. Tìm hiểu văn bản:
1.Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày ktrường.
 Mẹ 
 Con
- Thao thức, không ngủ, suy nghĩ triền miên.
-Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
- Liên tưởng ngày 
ktrường ở Nhật.
- Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư đi vào giấc ngủ. 
- Háo hức đón ktrường
- Trong lòng không có mối bận tâm
-> Mẹ có tấm lòng sâu nặng, quan tâm sâu sắc đến con, yêu con vô cùng.
3.Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
- Nhà trường là thế giới của ước mơ và khát vọng, niềm vui 
- Nhà trường là 1 thế giới kì diệu: cung cấp tri thức, giúp ta hoàn thiện nhân cách...
 àNhà trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thế hệ trẻ và phát triến của đất nước.
* Ghi nhớ (sgk)
4. Củng cố: Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản: Cổng trường mở ra.
5. Dặn dò :
 Học và nắm vững ndung bài học.
 Soạn văn bản : Mẹ tôi.
Tuần 1 Ngày soạn: 15/08/2014
 Ngày dạy: 18/08/2014
Tiết 2 : Văn bản : MẸ TÔI 
( Trích Những tấm lòng cao cả - Et - môn- đô đơ A-mi-xi)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về Et-môn-đô đơ A-mi-xi.
- Cách gdục vừa nghiêm khắc tế nhị, có lí và có tình của cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư.
- Ptích 1 số chi tiết liên quan đến h/ảnh người cha và mẹ nhắc đến trong bức thư.
 *Kĩ năng sống : Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm với gđình.
- Giao tiếp, phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng.
3. Thái độ: HS ý thức được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
II. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, bài soạn, SGV
	- HS: SGK, bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP/KT DẠY HỌC.
 Đọc diễn cảm, phân tích, gợi mở, thảo luận nhóm, động não, cặp đôi chia sẻ.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
2.Kiểm tra bài cũ.
 ? Nêu sự khác nhau giữa tâm trạng của mẹ và con trong bài Cổng trường mở ra.
3. Bài mới: 
GT bài mới: Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có 1 vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả, nhưng không phải khi nào ta cũng có ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Văn bản “Mẹ tôi” giúp ta hiểu bài học đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung 
Hoạt động 1:
GV hd HS đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, tha thiết và nghiêm.
- GV đọc mẫu và gọi 3 - 4 HS đọc tiếp 
- GV: nhận xét.
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả? 
? Nêu xuất xứ của tác phẩm?
- Gọi HS đọc chú thích sgk 
- GV giải thích từ: Khổ hình, vong ân bội nghĩa, bội bạc.
? Theo em, bài văn chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần.
? Tóm tắt nội dung chính của văn bản.
 En-ri-cô nói lời thiếu lễ độ với mẹ. Bố biết chuyện, viết thư cho En-ri-cô với lời lẽ vừa yêu thương vừa tức giận. Trong thư bố nói về tình yêu, sự hi sinh to lớn mà mẹ đã dành cho En-ri côTrước cách ứng xử khéo léo và tế nhị nhưng kiên quyết, gay gắt của bố, En-ri-cô vô cùng hối hận.
? Tại sao vbản là 1 bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại là “Mẹ tôi”?
? Văn bản được viết theo thể loại nào? Về hình thức văn bản có gì đặc biệt?
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
- Mục tiêu:Ptích và hiểu được ndung vbản.
- PP: Vấn đáp, giải thích, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
? Nguyên nhân nào khiến người cha viết thư cho con?
?Những chi tiết nào miêu tả thái độ của người cha trước sự vô lễ của con ?
? Em có nxét gì về NT sử dụng trong các chi tiết tên?
? Qua các chi tiết đó em thấy được thái độ của cha như thế nào?
 GV nêu vấn đề : 
Có ý kiến cho rằng bố En-ri-cô quá nghiêm khắc có lẽ ông không còn yêu thương con mình? Ý kiến của em thế nào?
? Tìm những chi tiết h/a nói về người mẹ?
? H/ảnh người mẹ được tgiả tái hiện qua điểm nhìn của ai? Vì sao?
? Từ điểm nhìn ấy người mẹ hiện lên như thế nào?
? Thái độ của bố đối với người mẹ như thế nào? (Trân trọng, yêu thương)
? Mẹ En-ri-cô là người thế nào ?
? Trước thái độ của bố En-ri-cô có thái độ như thế nào?
? Điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố? Chon ý kiến trong sgk.
?Tại sao bố không nói trực tiếp mà lại viết thư? 
? Đã bao giờ em vô lễ chưa? Bố mẹ em đã làm gì?
HS độc lập trả lời
?Qua vbản này em rút ra bài học gì? Hãy nêu nd của vbản.
GV :“Mẹ tôi” chứa chan tình phụ tử, mẫu tử, là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả. Amixi đã để lại trong lòng ta h/ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền gdục bài học hiếu thảo về đạo làm con.
- Gv gọi Hs đọc ghi nhớ
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chung:
a.Tác giả: E A-mi-xi ( 1846 - 1908) nhà văn Ý, tác giả của rất nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu nhi.
b.Tác phẩm: Văn bản“ Mẹ tôi” trích trong tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” 1886
c. Bố cục: 3 phần
-P1: Nêu hoàn cảnh người bố viết thư cho con.
-P2: Tâm trạng của người bố trước lỗi lầm của người con.
-P3: Bố muốn con xin lỗi mẹ; thể hiện tình yêu của mình với con.
d. Thể loại: Viết thư
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Thái độ của người cha trước lỗi lầm của con.
- Thái độ buồn bã, tức giận, đau xót:
+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố -> so sánh
+ Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư? 
-> câu hỏi tu từ
+ Bố không thể nén được tức giận.
- Nghiêm khắc phê bình sự thiếu lễ độ của con: Thà bố không có con bội bạc với mẹ.
- Đưa ra những biện pháp để En-ri-cô sửa chữa lỗi lầm.
=> Cách thể hiện thái độ hợp lí, hợp tình, cương quyết nhưng chân thành nhẹ nhàng.
2. Hình ảnh người mẹ.
* Khi con còn nhỏ:- Thức suốt đêm, quằn quại, nức nở vì sợ mất con .
- Sẵn sàng bỏ hết hạnh phúc để tránh đau đớn cho con .
- Có thể đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu con.
* Khi con đã lớn: Mẹ vẫn luôn bảo vệ, chở che.
-> Là người hiền hậu, dịu dàng, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương, chăm sóc con -> người mẹ cao cả, lớn lao.
3. Thái độ của En - ri - cô: 
- Xúc động vô cùng
- Nhận ra lỗi lẫm của mình
*Ghi nhớ.(sgk)
4. Củng cố : ? Nêu nd bài và bài học về cách ứng xử gtiếp qua vbản.
5. Dặn dò : 
- Học và nắm nội dung của bài.
- Sưu tầm nhg bài ca dao, thơ nói về t/cảm của cha mẹ dành cho con và ngược lại.
- Soạn văn bản “ Từ ghép”
Tuần 1 Ngày soạn: 17/08/2014
 Ngày dạy: 22/08/2014
 Tiết 3: TỪ GHÉP 
 MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: 
- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập.
- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập.
 2. Kĩ năng :
- Nhận diện các loại từ ghép
- Mở rộng, hệ thống hóa các vốn từ
- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi cần diễn đạt cái khái quát.
 * Kĩ năng sống : Ra quyết định, giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II. CHUẨN BỊ.
	- GV: SGK, SGV, soạn bài.
	- HS: SGK, bài soạn
III. PHƯƠNG PHÁP/KT DẠY HỌC.
 Phân tích các tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn, động não, suy nghĩ, phân tích các ví dụ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định lớp. 
	- Ổn định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. 
 ? Vẽ sơ đồ cấu tạo từ Tiếng việt. Lấy ví dụ minh họa ?
3. Bài mới: 
 GT bài: Trong hệ thống từ tiếng Việt, từ ghép có một vị trí khá quan trọng với số lượng lớn, diễn tả được đặc điểm tâm lí, miêu tả được đặc điểm của các sự vật, sự việc một cách sâu sắc. Vậy từ ghép có đặc điểm như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ ghép.
-MT :HS nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: chính phụ và đẳng lập
-PP: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ, ptích.
- HS đọc VD1 ( SGK 13)
? Xđịnh tiếng chính và tiếng phụ trong hai từ ghép “ bà ngoại” và “ thơm phức”?
? Nhận xét về trật tự các tiếng trong 2 từ trên?
?Tìm thêm từ ghép c.phụ khác trong vd.
? Em hiểu thế nào là từ ghép chính phụ?
Cho thêm ví dụ.
- HS đọc ví dụ 2
? Các từ “quần áo”, “trầm bổng” có phân ra tiếng chính và tiếng phụ không?
- Các tiếng có quan hệ với nhau như thế nào về mặt ngữ pháp?
? Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập có gì khác nhau?
? Thế nào là từ ghép đẳng lập?Cho ví dụ
? Từ ghép được chia làm mấy loại? Đặc điểm của từng loại?
- HS đọc ghi nhớ
? Hãy tìm một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập rồi đặt câu?
- Đầu năm học, mẹ mua cho em chiếc xe đạp.
- Sách vở của em luôn sạch sẽ. 
Hoạt động 2:Tìm hiểu nghĩa của từ ghép.
-MT:Ptích và hiểu đc nghĩa của 2 từ ghép.
-PP:Vấn đáp, minh hoạ, phân tích.
? So sánh nghĩa của từ “bà ngoại” với nghĩa của “bà”? Nghĩa của từ “thơm phức” với từ “ thơm”?
?Tương tự hãy so sánh nghĩa của từ “quần áo” với nghĩa của tiếng “quần, áo”? Nghĩa của “ trầm bồng” với nghĩa “trầm” và “bồng”?
?Nghĩa của từ ghép đẳng lập và chính phụ có đặc điểm gì?
- HS đọc ghi nhớ. GV khái quát
HS lấy ví dụ và phân tích
Hoạt động 3: Luyện tập
-Mục tiêu: HS vận dụng kthức vào bài tập thực hành.
-PP: Vấn đáp, thảo luận. Thời gian: 20 phút
-HS đọc, xác định yêu cầu
- Làm việc theo nhóm: 3 phút
Nhóm1- tổ 1,2: tìm từ ghép chính phụ
Nhóm 2- tổ 3,4: tìm từ ghép đẳng lập
- Đại diện báo cáo -> HS nhận xét. 
-HS đọc, xác định yêu cầu, làm bài
-Gọi HS lên bảng điền
-HS nhận xét
-GV nhận xét , bổ sung
- HS đọc bài, nêu yêu cầu BT 3
HS độc lập suy nghĩ, gọi HS lên bảng -> HS nhận xét
GV kết luận
-GV nêu yêu cầu
Có thể nói: Một chiếc xe cộ chạy qua ngã tư.
Em bé đòi mẹ mua 5 chiếc bánh kẹo. được không?
Hãy chữa lại bằng hai cách
- HS thảo luận nhóm trong 3 phút
- Báo cáo
- GV kết luận
I. Các loại từ ghép
 * Ví dụ1:sgk
- Bà ngoại:+ Bà: tiếng chính
 + Ngoại: tiếng phụ
- Thơm phức:
+Thơm: tiếng chính
+ Phức: tiếng phụ
Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Vị trí: Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
-> Từ ghép chính phụ
* Ví dụ 2:sgk
 Từ “ quần áo”, “ trầm bổng” 
- Không phân ra tiếng chính và tiếng phụ 
- Qhệ giữa các tiếng: bình đẳng về mặt ngữ pháp
-> Từ ghép đẳng lập
* Ghi nhớ ( SGK)
II. Nghĩa của từ ghép
1. Từ ghép chính phụ 
- Nghĩa của từ “bà ngoại” hẹp hơn so với nghĩa của từ “bà”
- Nghĩa của từ “thơm phức” hẹp hơn nghĩa của “ thơm”
->Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.
2.Từ ghép đẳng lập 
- Nghĩa của “quần áo” rộng hơn, khái quát hơn nghĩa của tiếng “quần, áo”
- Nghĩa của từ “trầm bổng” rộng hơn nghĩa của tiếng “trầm” và “ bổng”
->Từ ghép đ.lập có tính chất hợp nghĩa.
* Ghi nhớ( SGK)
III. Luyện tập
Bài tập 1: Phân loại từ ghép
Từ ghép CP
Từ ghép ĐL
Nhà máy, nhà ăn, xanh ngắt, lâu đời, cười nu.
Chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, 
đầu đuôi, suy nghĩ.
 Bài tập 2: Điền thêm tiếng để tạo thành từ ghép chính phụ
- Bút chì - ăn mày
- mưa phùn - trắng phau
- làm vườn - nhát gan Bài tập 3: Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập
- Núi sông, núi đồi
- Ham muốn, ham mê
- Mặt mũi, mặt mày
- Tươi đẹp, tươi vui
- Xinh đẹp, xinh tươi
- Học hành, học hỏi
 Bài tập 4: HS khá, giỏi
Không vì: xe cộ và bánh kẹo là từ ghép đẳng lập -> nghĩa khái quát nên không thể đi kèm số từ và danh từ chỉ đơn vị được.
- Chữa:
+ Xe cộ tấp nập qua lại
+ Một chiếc xe vừa chạy qua ngã tư.
4. Củng cố:
? Có mấy loại từ ghép? Đặc điểm cấu tạo và nghĩa của chúng?
5. Dặn dò:
- Học ghi nhớ
- Làm BT 4,5,6,7
- Chuẩn bị bài “ Liên kết trong văn bản”, trả lời câu hỏi SGK, xem kĩ các bài tập
******************************************
Tuần 1
 Ngày soạn: 18/08/2014
 Ngày dạy: 22/08/2014 
Tiết 4: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: -Khái niệm liên kết trong văn bản.
 - Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
2. Kĩ năng :
- Nhận diện và phân tích tính liên kết của các văn bản
- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
II. CHUẨN BỊ
	- GV: SGK, SGV, soạn bài
	- HS: SGK, bài soạn.
III. PHƯƠNG PHÁP/KT DẠY HỌC
 Vấn đáp, thảo luận, thực hành có hướng dẫn.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ KT vở soạn của HS
3. Bài mới
 Gt bài: Trong quá trình tạo lập văn bản nhiều khi ta dùng từ, đặt câu, dựng đoạn một cách hợp lí, đúng ngữ pháp; nhưng khi đọc văn bản thì thấy rời rạc không có sự thống nhất, vì sao xảy ra điều đó hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung 
Hoạt động1:
-MT: Giúp HS thấy được muốn đạt được mđích gtiếp thì vbản phải có tính liên kết
-PP: Vấn đáp, giải thích, phân tích.
 Gọi HS đọc vda ( SGK tr17)
? Nếu bố của En-ri-cô chỉ viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô có hiểu điều bố muốn nói không? (Không)
? Vì sao En-ri-cô chưa hiểu ý bố? Chọn lí do đúng trong các lí do sgk?
? Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
? Vậy liên kết là gì?
Đọc ý 1 phần ghi nhớ 
- Đọc lại đvăn a phần 1
? Đvăn thiếu ý gì mà trở nên khó hiểu.
- Đọc vdb phần 2 SGK tr18
? Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đvăn?
- HS xđịnh số câu trong đvăn (3câu)
HS đọc vbản: Vì sao hoa cúc có nhiều cánh
? Chỉ ra các phương tiện liên kết trong văn bản(Vì, từ đó, ngày nay)
- Ngoài sự liên kết về hình thức, văn bản muốn dễ hiểu cần có điều kiện gì nữa?
(Có sự liên kết về nội dung)
? Hãy cho biết vbản có tính liên kết phải có điều kiện gì? Sử dụng phương tiện gì?
- HS đọc ghi nhớ
GV khái quát nội dung ghi nhớ
Hoạt động 2: Luyện tập
-MT: HS vận dụng kthức vào bt thực hành.
-PP : Vấn đáp, giải thích, thảo luận.
-HS đọc BT 1: làm bài, trình bày, nhận xét
-GV sửa chữa , bổ sung.
-HS đọc BT 2: nêu yêu cầu bài tập, thảo luận theo nhóm trong 3 phút.
-Báo cáo
-HS nhận xét -> GV kết luận.
- Đọc BT 3 nêu yêu cầu BT, làm bài, nhận xét
 - GV sửa chữa
HS đọc phần đọc thêm SGK.
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
 1. Tính liên kết của văn bản
- En-ri-cô chưa hiểu điều bố muốn nói 
- Đoạn văn khó hiểu, lộn xộn, không rõ ràng vì không có tính liên kết.
- Muốn văn bản rõ nghĩa, dề hiểu -> phải có tính liên kết
2.Phương tiện liên kết trong văn bản
 a. Đoạn văn a: Thiếu 1 số câu, không có sự l.kết về nd ý nghĩa.
-> Liên kết ndung.
b. Đoạn văn b: 
- Đầu câu 2: Thiếu cụm từ “ còn bây giờ”
- câu 3: Sai từ “đứa trẻ” -> “con”
Làm đvăn không có sự l.kết.
- Cụm từ “ còn bây giờ”
- Từ “con” (2) - “con”(3)
Là phương tiện liên kết ->Liên kết hình thức: dùng phương tiện ngôn ngữ, từ, cụm từ, câu để nối các ý, câu, đoạn văn
* Ghi nhớ SGK 
II. Luyện tập
Bài 1: Sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự: 1,4,2,5,3
Bài 2:
Đoạn văn đã có sự liên kết về hình thức song chưa có sự liên kết về nội dung 
 Bài 3:
Để đvăn có liên kết chặt chẽ điền lần lượt theo thứ tự: bà, bà,cháu, bà, bà, cháu, thế là.
4. Củng cố:
 ? Liên kết văn bản là gì? Liên kết trong văn bản gồm những loại nào?
5. Dặn dò:
- Học ghi nhớ. Làm BT 4,5
- Soạn: “ Cuộc chia tay của những con búp bê” trả lời câu hỏi SGK. Tóm tắt nội dung .
Tuần 2 	Ngày soạn:20/08/2014
	Ngày dạy: 25/08/2014 
Tiết 5, 6: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
 Khánh Hoài
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
 - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị.
 - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản, lồng ghép vấn đề môi trường.	
2. Kĩ năng : 
 - Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng nhân vật.
 - Kể và tóm tắt truyện.
* Kĩ năng sống : Tự nhận thức và xác định giá trị của lòng nhân ái, giao tiếp phản hồi lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng. 
3. Thái độ: Cảm thông, chia sẻ, quan tâm tới những bạn không may rơi vào hoàn cảnh gđình tan vỡ.
II. CHUẨN BỊ
	- GV: SGK, giáo án, SGV, tranh SGK
	- HS: SGK, soạn bài 
III. PHƯƠNG PHÁP/KT DẠY HỌC
 Đọc diễn cảm, phân tích, gợi mở, thảo luận nhóm, động não, suy nghĩ, cặp đôi chia sẻ.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ
 ? Thái độ của người cha trong văn bản “ Mẹ tôi” như thế nào?
 3.Bài mới:
 GT bài : Cuộc đời con người có nhiều nỗi bất hạnh song với tuổi thơ bất hạnh nhất là sự tan vỡ gia đình. Trong hoàn cảnh ấy những đứa trẻ sẽ ra sao, tâm tư tình cảm của chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Tiết 5
Hoạt động của GV- HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 
-GV hd đọc: Giọng đọc thay đổi linh hoạt phù hợp tâm tư, t/cảm của n/vật.
- GV đọc mẫu. HS đọc -> GV nhận xét
- Hãy kể tóm tắt nội dung văn bản?
- HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó.
- Em hiểu “ ráo hoảnh” là gì?
? Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
? Nhan đề truyện gợi lên điều gì?
-> Những con búp bê vốn là đồ chơi của
tuổi thơ gợi nên sự ngộ nghĩnh, ngây thơ, vô tội, thế mà đành chia tay. Tên truyện gợi ra tình huống buộc người đọc theo dõi, thể hiện ý đồ của tgiả.
Hoạt động 2:
?Tìm những chi tiết chứng tỏ hai anh
em Thành và Thuỷ rất mực yêu thương
nhau?
? Chi tiết nào làm em cảm động nhất ? Vì sao ?
HS tìm và gạch chân 
? Em có nxét gì về tình cảm 2 anh em dành cho nhau?
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Đọc - kể tóm tắt
2. Tìm hiểu chung
a. Chủ đề:
b.Ngôi kể: Ngôi thứ nhất xưng tôi

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NV7-1-C.Liễu.doc